hội nhập với thị trường phù hợp hơn với xu thế của xã hội, sự thay đổi này không phải sự bất ổn định trong kinh doanh mà là những thay đổi để tìm kiếm thêm lợi nhuận tìm kiếm những thuận lợi và khó khăn để doanh nghiệp có thể lựa chọn hướng đi phù hợp nhất. Mặc dù có nhiều sự thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh trong 3 năm liên tục thay đổi từ thương mại sang dịch vụ rồi lại từ dịch vụ quay lại buôn bán sản xuất nhưng doanh nghiệp vẫn luôn giữ được mức lợi nhuận ổn định, đây cũng là điểm mạnh của doanh nghiệp mà ít doanh nghiệp có thể làm được.
Bảng 2.2 : Báo cáo kết quả hoạt động sản suất kinh doanh cuối năm giai đoạn 2017 – 2019 của Công ty TNHH Thƣơng Mại Tùng Chiến (Đơn vị:VNĐ)
STT 1 a b 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
14 15
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu phòng Tài chính – Kế toán
Trong năm 2017
Doanh thu: doanh nghiệp nhìn chung vẫn giữ mức doanh thu thuần ở mức ổn định so với 2016 gần như không thay đổi nhưng bên trong lại lại có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ bán hàng sang dịch vụ. Cụ thể doanh thu thay đổi tăng khoảng 25 tỷ đồng ngành dịch vụ và giảm cùng mức ngành bán hàng. Doanh nghiệp đang thử sức với ngành dịch vụ vì thời gian này là cao điểm trong phát triển ngành dịch vụ ở Việt Nam nên nhà nhà làm dịch vụ theo xu hướng phát triển của thị trường.
Lợi nhuận: nắm bắt được xu hướng của thị trường nên việc kinh doanh của công ty cũng khá thuận lợi mặc dù thời gian chuyển đổi không lâu nhưng có những kết quả khả quan. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đã tăng mặc dù không cao nhưng đây là dấu hiệu tích cực. So với các công ty khác thông thường khi có sự thay đổi chuyển đổi về ngành nghề kinh doanh thì doanh thu và lợi nhuận sẽ giảm nhưng doanh nghiệp lại có sự tăng nhẹ, điều đó cho thấy đây thực sự là năm phát triển của ngành dịch vụ.
Trong năm 2018
Doanh thu thuần sụt giảm mạnh năm 2017 là 40.536.989.833 VNĐ đến năm 2018 chỉ đạt 29.739.522.493 VNĐ đã giảm hơn 10 tỷ đồng tương đương khoảng 26,63% . Lượng giảm chủ yếu từ doanh thu cung cấp dịch vụ. Nguyên nhân của sự giảm đó là do một số yếu tố tác động:
+ Tác động bên ngoài: hiện nay số lượng các công ty doanh nghiệp cung cấp về các dịch vụ vận chuyển người và hàng hóa ngày càng nhiều mặc dù nhu cầu của di chuyển của con người và hàng hóa ngày một tăng không có khả năng cạnh tranh được với các ông lớn trong ngành nên công ty đã giảm đầu tư cho ngành dịch vụ.
+ Tác động bên trong: với nguồn vốn và quy mô công ty không lớn mà chi phí đầu tư ban đầu cho ngành này lại cao nên công ty khó huy động nguồn vốn đầu thêm vào đó là đội ngũ nhân viên có trình độ không cao nên không thể kiểm soát được hết các công việc.
Tuy nhiên doanh nghiệp giảm chủ yếu trong lĩnh vực vận tải con người vẫn tập chung trong vận tải hoàng hóa
Lợi nhuận: trong năm này lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp có giảm nhẹ năm 2017 là 1.411.486.659 VNĐ nhưng đến năm 2018 đạt được 1.348.095.502 VNĐ giảm 63.391.157 VNĐ tương đương khoảng 4,5% . Sự giảm này là do cắt giảm đầu tư mảng dịch vụ du lịch bởi chi phí đầu tư lớn mà hiệu quả không cao.
Kết luận : Trong năm 2018, tuy doanh thu giảm mạnh lên tới 26,63% nhưng lợi nhuận chỉ giảm 4,5% điều đó chứng tỏ trong thời gian đầu tư vào mảng dịch vụ du lịch và vận chuyển hành khách cho hiệu quả không cao mà chi phí lại lớn. Quyết định giảm đầu tư cho danh mục này là điều hợp lý của công ty.
Trong năm 2019:
Doanh thu thuần: trong thời gian này, doanh thu tiếp tục giảm nhưng thấp hơn năm 2018 cụ thể giảm hơn 2 tỷ đồng tương đương khoảng 6,72%. Giảm do doanh thu thừ cung cấp dịch vụ giảm mạnh tới gần 7,5 tỷ đồng nhưng doanh thu bán hàng lại tăng tới khoảng 5,5 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự tăng doanh thu bán hàng giảm doanh thu dịch vụ là do doanh nghiệp thấy rằng họ có tiềm năng và thuận lợi trong ngành bán hàng nhiều hơn ngành dịch vụ cộng thêm bộ máy hoạt động của họ cũng phù hợp cho việc sản suất và buôn bán nên chúng ta quan sát được họ đang chuyển mình từ tập chung cho dịch vụ sang tới đầu tư cho thương mại nhiều hơn.
Lợi nhuận: So với năm 2018, thì lợi nhuận sau thuế năm 2019 thay đổi không đáng kể chỉ giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì mức ổn định
Kết luận: Trong năm 2019, doanh nghiệp vẫn duy trì mức lợi nhuận so với 2018 nhưng kết cấu doanh thu thay đổi mạnh, tập chung đầu tư phát triển mảng sản xuất buôn bán.
2.2. Tổng quan về Phòng tài chính, kế toán công ty TNHH Thương Mại Tùng Chiến
Vị trí
Phòng Tài chính Kế toán là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Tùng Chiến
Phòng Tài chính - Kế toán có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty và tố chức thực hiện các mặt công tác sau
Hạch toán kế toàn kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả; các hoạt động thu, chi tài chinh và kết quả kinh doanh theo quy đinh nội bộ của Công ty, đám bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh.
Lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của đơn vị. tham mưu cho lãnh đạo đơn vị chỉ đạo và thực hiện kiếm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính - Kế toán của Nhà nước và nội bộ đơn vị
Nhiệm vụ
- Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị một cách kịp thời, đầy đủ đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh. Cụ thể (đối với từng loại hình doanh nghiệp lại có các phần hành kế toán khác nhau), nhìn chung là có các nghiệp vụ liên quan đến:
+ Thực hiện kế toán vốn bằng tiền.
+ Thực hiện kế toán tài sản cố định, nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ...
+ Thực hiện kế toán công nợ. + Thực hiện kế toán doanh thu + Thực hiện kế toán chi phí
+ Thực hiện kế toán doanh thu, chi phí hoạt động tài chính. + Thực hiện kế toán hoạt động khác.
- Chủ trì và phối hợp với các phòng có liên quan để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của Công ty. Thực hiện kịp thời, đầy đủ công tác thống kê, kế hoạch tài chính theo quy định của công ty
- Thực hiện, tham gia thực hiện và trực tiếp quản lý công tác đầu tư tài
chính, cho vay tại đơn vị .
- Tham mưu cho Lãnh đạo đơn vị về việc chỉ đạo thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính - kế toán của Nhà nước và của nội bộ công ty:
+ Tham mưu, lập kế hoạch và kiểm tra kế hoạch chi tiêu đảm bảo đúng các quy định về định mức chi tiêu của Nhà nước và của Công ty để hoạt động kinh
doanh được hiệu quả.
+ Xây dựng các quy định nội bộ về quản lý tài chính: quy trình thu, chi kinh doanh; quản lý tiền vốn, công nợ; Các loại định mức như (định mức hàng tồn kho, tiền lương)... áp dụng trong đơn vị và kiểm tra việc chấp hành các quy định nội bộ này.
+ Nghiên cứu và đề xuất với Lãnh đạo đơn vị các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh đảm bảo chấp hành tốt đúng chế độ hiện hành và phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh doanh của đơn vị để đạt hiệu quả cao nhất.
Quyền hạn
- Đôn đốc và yêu cầu các Phòng, cá nhân của Công ty thực hiện các
quy định về quản lý tài chính, kế toán.
- Tham gia ý kiến về mặt tài chính đối với công tác kinh doanh và chi tiêu trực tiếp tại đơn vị.
- Có quyền và có trách nhiệm báo cáo và đề xuất với ý kiến với lãnh
đạo có thẩm quyền về các vi phạm về quản lý tài chính - kế toán trong phạm vi đơn vị.
Tổ chức bộ máy và quan hệ công tác
- Phòng Tài chính - Kế toán của đơn vị sẽ có 1 Trưởng Phòng kế toán (Kế toán trưởng) và 1 trưởng phòng tài chính. Kế toán trưởng và trưởng phòng tài chính chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Công ty về mọi hoạt động của phòng.
Trưởng Phòng và Phó trưởng Phòng Tài chính - Kế toán do Giám đốc Công ty đề nghị và quyết định (có thể lấy ý kiến của các Phó Giám Đốc).
- Phòng Tài chính - Kế toán có nhân sự và phân công công việc phù hợp đảm bảo hạch toán đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị, nhằm thực hiện tốt các công việc.
- Trong phạm vi quy định chung, phòng Tài chính kế toán chủ động quan hệ công tác với các phòng thuộc doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.