Phân tích tình hình tài chính CTCP Đầu tư Xây dựng ICONS Việt

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng ICONS việt nam (Trang 36 - 68)

5. Cấu trúc khóa luận

2.2. Phân tích tình hình tài chính CTCP Đầu tư Xây dựng ICONS Việt

(Nguồn: CTCP Đầu tư Xây dựng ICONS Việt Nam)

2.2. Phân tích tình hình tài chính CTCP Đầu tư Xây dựng ICONS ViệtNam Nam

Tình hình tài chính thể hiện sức khỏe tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá. Tình hình tài chính thể hiện rõ nét chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện vấn đề tồn tại hay nỗ lực của doanh nghiệp với các hoạt động kinh doanh. Từ đó, ban giám đốc có thể nắm được tình trạng, xu hướng tài chính của doanh nghiệp, đưa ra định hướng phù hợp cho công tác tài chính của doanh nghiệp.

2.2.1. Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn 2.2.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản

Dựa vào bảng cân đối kế toán trong các năm 2018-2019-2020, ta có bảng biến động tài sản sau:

Bảng 2.1. Tình hình biến động tài sản của công ty giai đoạn 2018-2020 Năm 2020 Chỉ tiêu Giá trị (vnd) TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Đầu tư tài chính III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho

TÀI SẢN DÀI HẠN

V. Tài sản cố định VI. Bất động sản đầu tư VII. Xây dựng cơ bản dở dang

VIII. Tài sản khác

TỔNG CỘNG TÀI SẢN

Tài sản của công ty trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế công ty dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Qua bảng phân tích 2.1, ta thấy tình hình tài sản của công ty trong ba năm qua có nhiều biến động, tuy nhiên xu hướng tài sản từ 2018-2020 là tăng, kết cấu của tài sản chủ yếu là tài sản ngắn hạn.

Năm 2019, tài sản công ty là 8,167,623,723 vnd, giảm 6,026,516,814 vnd so với 2018 (tương ứng giảm 42%). Sang đến năm 2020, tài sản tăng mạnh lên 19,648,854,694 vnd (tăng 11,481,230,971 vnd, tương đương mức tăng 141%) so với 2019. Để thấy rõ hơn tình hình biến động tài sản, ta phân tích chi tiết từng khoản mục cấu thành nên tài sản của công ty.

Tài sản ngắn hạn: Năm 2018 tài sản ngắn hạn của công ty là 14,133,730,087 vnd đến năm 2019 là 8,155,905,186 vnd giảm 5,977,824,901 vnd tương ứng giảm 42%. Tài sản ngắn hạn năm 2020 là 17,563,388,481 vnd, tăng 9,407,483,295 vnd, tốc độ tăng 115% so với 2019.

Nguyên nhân chủ yếu là do một số chỉ tiêu tài sản sản ngắn hạn có nhiều biến động. Tài sản ngắn hạn của công ty giảm vào năm 2019 do giảm tiền và các khoản tương đương tiền, lượng tiền giảm do công ty sử dụng chi vào các dự án, mua vật tư xây dựng. Trong khi tài sản ngắn hạn năm 2020 tăng lên rõ rệt cả về quy mô và tốc độ, nguyên nhân là do hàng tồn kho tăng (chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: 8,980,561,977 vnd).

Tiền và các khoản tương đương tiền: năm 2019 là 155,905,186 vnd, giảm 4,696,736,334 vnd, tương đương giảm 97% so với năm 2018, do công ty phải thanh toán các khoản nợ đến hạn trong khi chưa thu được tiền từ hoạt động kinh doanh. Sang năm 2020, lượng tiền trong công ty tăng mạnh lên 2,910,782,366 vnd, tăng thêm 2,754,877,180 vnd so với 2019, mức tăng tương ứng là 1,767%. Nguyên nhân tiền và các khoản tương đương tiền tăng là do tiền thu từ khách hàng cho hoạt động kinh doanh xây dựng từ năm 2019 chưa được quyết toán trong năm 2019, và một số công trình sang đến năm 2020 mới hoàn thành và bàn giao, tất cả các hạng mục này đều được quyết toán trong năm 2020. Tiền và tương đương tiền nhiều giúp công ty chi trả được các khoản chi thường xuyên.

Các khoản phải thu ngắn hạn: giảm qua các năm, năm 2019 là 8,000,000,000 vnd, giảm 500,000,000 vnd so với năm 2018 (tương đương giảm 6%). Năm 2020 tiếp tục giảm 2,327,955,862 vnd so với 2019, còn 5,672,044,138 vnd tương ứng giảm 29%. Trong 3 năm qua, số lượng các dự án xây lắp giảm, hơn nữa đa số các dự án đều có thời gian thi công tương đối dài, các khoản phải thu phụ thuộc vào số lượng hợp đồng cũng như thời gian thi công nên các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng giảm. Khoản phải thu giảm chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của công ty tăng lên, khả năng thu hồi vốn nhanh hơn,... Các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty. Năm 2018, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản (59.9%). Năm 2019, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng 98% trên tổng tài sản năm 2019, tăng 38.1% so với 2018. Năm 2020, tỷ trọng các khoản phải thu giảm 69.1% so với 2019, chỉ chiếm 28.9% trên tổng tài sản 2020.

Hàng tồn kho: Năm 2019, hàng tồn kho giảm 781,088,567 vnd so với 2018 tương đương mức giảm 100%. Sang đến năm 2020, hàng tồn kho đã tăng lên đến 8,980,561,977vnd. Tỷ trọng hàng tồn kho năm 2019 giảm xuống còn 0% so với tổng tài sản. Đến năm 2020, tỷ trọng hàng tồn kho chiếm 45.7% tổng tài sản. Hàng tồn kho trong năm 2020 là giá trị của nguyên vật liệu, vật tư dự trữ cho quá trình thi công xây dựng của công ty. Năm 2020, hầu hết dự án đều chậm tiến độ, chưa thể hoàn thành theo kế hoạch trong năm 2020, bên cạnh đó do dịch bệnh, giá cả của nhiều nguyên vật liệu, vật tư tăng cao khiến quá trình thi công gặp rất nhiều khó khăn. Việc dự trữ hàng tồn kho nhiều làm cho công ty bị ứ đọng vốn, công ty phải chịu chi phí quản lý kho, làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.

Về cơ cấu, qua biểu đồ 2.1 ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Cụ thể, tài sản ngắn hạn năm 2018 chiếm 99.6% trên tổng tài sản năm 2018. Năm 2019 tài sản ngắn hạn chiếm 99.9%, tương đương tăng 0.3% so với 2018. Năm 2020 tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 89.4% trên tổng tài sản 2020, tương ứng giảm 10.5% so với 2019. Có thể thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty có thể được đảm bảo.

0.4 100 80 60 40 20 99.6 0 2018 Đơn vị: %

Biểu đồ 2.1. Tình hình biến động cơ cấu tài sản của công ty qua 3 năm (2018-2020)

Nguồn: Bảng cân đối kế toán

Tài sản dài hạn: Thông qua bảng 2.1, tài sản dài hạn của công ty có nhiều biến động qua các năm. Năm 2018 công ty có tài sản dài hạn là 60,410,450 vnd, sang năm 2019, tài sản dài hạn giảm 48,691,913 vnd còn 11,718,537 vnd, tương ứng giảm 81%. Tài sản dài hạn công ty trong 2 năm 2018-2019 thấp do công ty ít có hoạt động đầu tư. Năm 2020, tài sản dài hạn là 2,085,466,213 vnd, tăng 2,073,747,676 vnd (tăng 17,696%) so với năm 2019. Năm 2020, tài sản dài hạn tăng mạnh do tăng tài sản khác. Tài sản khác của công ty năm 2020 bao gồm chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang, chi phí quản lý dự án và chi phí thiết bị.

Từ biểu đồ 2.1, tài sản dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản của công ty. Năm 2018 tài sản dài hạn của công ty chiếm 0.4%. Năm 2019 giảm 75% so với 2018 còn 0.1%. Đến năm 2020, tỷ trọng này đạt 10.6%, tăng 10,500% so với 2019. Tài sản dài hạn có xu hướng tăng dần trong kết cấu tài sản.

Nhìn chung, tài sản công ty có xu hướng tăng tài sản ngắn hạn, tăng tài sản dài hạn. Tuy nhiên tỷ trọng tài sản ngắn hạn vẫn chiếm đa số trong tổng

tư tài sản dài hạn nên có sự chênh lệch rất lớn giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Ba năm qua công ty duy trì lượng tiền mặt đủ để đảm bảo khả năng thanh toán được thuận lợi. Các khoản phải thu có xu hướng giảm, tuy nhiên năm 2019 khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất cao (98% trên tổng tài sản), do các khoản phải thu, phải thanh toán giữa công ty với các nhà thầu phụ, các khoản ứng trước cho nhà cung cấp, phải thu từ chủ đầu tư, ... Dù khoản phải thu năm 2019 tăng cao, tuy nhiên sang năm 2020, tỷ trọng này đã giảm còn 28.9% cho thấy công ty đã nỗ lực trong việc giảm thiểu khoản tài sản của công ty bị các đối tác chiếm dụng.

2.2.1.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn

Dựa vào bảng cân đối kế toán trong các năm 2018-2019-2020, ta có bảng biến động nguồn vốn sau:

Bảng 2.2. Tình hình biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2018-2020

Năm 2020 Chỉ tiêu

I. Nợ phải trả

1. Phải trả người bán

2. Người mua trả tiền trước

II. Vốn chủ sở hữu

1.Vốn góp của chủ sở hữu 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

Nguồn vốn công ty được hình thành từ hai nguồn là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nhìn vào bảng 2.2, ta thấy quy mô tổng nguồn vốn từ 2018-2020 có xu hướng tăng. Năm 2019, tổng nguồn vốn là 8,167,623,723 vnd giảm 6,026,516,814 vnd (tương ứng giảm 42%) so với 2018. Sang năm 2020, tổng nguồn vốn tăng 11,481,230,971 vnd lên 19,648,854,694 vnd (tương ứng với tỷ lệ tăng 141%) so với 2019. Năm 2020, tổng nguồn vốn tăng chứng tỏ công ty đã làm tốt công tác huy động vốn, đảm bảo quá trình hoạt động của công ty.

Nợ phải trả: Từ bảng 2.2, ta có thể thấy nợ phải trả có xu hướng tăng. Nợ phải trả năm 2018 là 5,224,629,648 vnd, năm 2019 nợ phải trả giảm 100% còn 0 vnd. Sang đến 2020, nợ phải trả tăng nhanh, lên đến 12,505,180,151 vnd.

Phải trả người bán: Năm 2018, phải trả người bán là 5,215,627,748 vnd, năm 2019 giảm 100% còn 0 vnd, năm 2020 khoản mục này tăng mạnh lên đến 6,178,477,466 vnd. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phải trả người bán tăng trong năm 2020 là do công ty có các dự án xây dựng nhưng chưa được chủ đầu tư thanh toán – quyết toán, trong khi các nhà cung cấp là mối làm ăn quen thuộc đã bán chịu vật tư cho công ty.

Hệ số nợ phải trả:

Bảng 2.3. Hệ số nợ phải trả của công ty giai đoạn 2018-2020

Chỉ tiêu

Nợ phải trả (vnd) Tổng tài sản (vnd)

D/A (lần)

Nguồn: Phòng kế toán

Qua bảng 2.3, ta thấy hệ số nợ của công ty giảm từ 0.36 lần (2018) xuống còn 0 lần vào năm 2019. Năm 2020 đã tăng lên đến 0.63 lần. Hệ số nợ cho thấy khả năng huy động vốn nợ của công ty. Năm 2020, hệ số nợ khá cao cho thấy uy tín của công ty khi đi vay, mua chịu nhưng đánh đổi lại là khả năng thanh toán nợ đến hạn. Hệ số nợ tăng tác động không tốt đến khả năng thu hút đầu tư của doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu: Thông qua bảng 2.2, tại thời điểm 31/12/2018, vốn chủ sở hữu của công ty là 8,969,510,889 vnd, năm 2019 là 8,167,623,723 vnd, giảm 801,887,166 vnd (tương ứng giảm 9%). Năm 2020, vốn chủ sở hữu giảm 1,023,949,180 vnd còn 7,143,674,543 vnd (giảm 13%). Vốn chủ sở hữu giảm qua 3 năm là do sự giảm đi của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, không phải do sự giảm đi của vốn góp chủ sở hữu.

100 80 100.0 46.4 60 40 63.2 20 0 Đơn vị: %

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2018-2020

Nguồn: Bảng cân đối kế toán

Về cơ cấu, từ biểu đồ 2.2, ta thấy tỷ trọng nợ phải trả trong năm 2018 chiếm 36.8% trong tổng nguồn vốn năm 2018, sau đó giảm 100% trong năm 2019 (còn chiếm 0%). Đến năm 2020, tỷ trọng nợ phải trả tăng mạnh, chiếm 63.6% trong tổng nguồn vốn. Tỷ trọng nợ phải trả năm 2020 tăng mạnh do tình hình kinh doanh của công ty không khả quan, chịu ảnh hưởng từ thị trường và nền kinh tế khó khăn, nguồn lực tài chính công ty phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay (mua chịu từ các nhà cung cấp).

Cơ cấu vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm từ 2018-2020. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn năm 2018 là 63.2%, tỷ trọng này vào năm 2019 là 100% (tăng 36.8% so với năm 2018). Đến 2020, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn giảm 63.6% so với 2019, chỉ còn chiếm 36.4% trên

âm. Trong 2 năm 2018 -2019, vốn góp của chủ sở hữu là 9,000,000,000 vnd, đến năm 2020, vốn góp của chủ sở hữu giảm còn 7,000,000,000 vnd.

2.2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Từ những bất ổn của ngành xây dựng trong những năm gần đây, ảnh hưởng dịch bệnh khiến dự án xây dựng hiếm, giá cả vật tư không ổn định, khách hàng yêu cầu được thanh toán chậm,... đã ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2018-2019-2020, ta có bảng phân tích sau:

Bảng 2.4. Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2018-2020

Chỉ tiêu

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

3. Giá vốn hàng bán

4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

5. Doanh thu hoạt động tài chính

6. Chi phí quản lý kinh doanh

7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

8. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

9. Chi phí thuế TNDN

10. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

2.2.2.1. Về doanh thu

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2018 là 4,531,661,000 vnd, năm 2019 là 813,797,000 vnd giảm 3,717,864,000 vnd tương ứng giảm 82%. Doanh thu năm 2020 là 1,752,654,000 vnd, tăng 938,857,000 vnd, tương ứng mức tăng 115% so với năm 2019.

Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn đóng góp trung bình khoảng trên 99% vào giá trị tổng doanh thu của công ty qua các năm. Điều này đã chứng tỏ công ty tập trung vào hoạt động chuyên môn để duy trì tăng trưởng.

Doanh thu thuần năm 2019 giảm 82% so với năm 2018, còn năm 2020 đã tăng 115% so với năm 2019. Doanh thu có xu hướng giảm dần qua các năm kể từ 2018, giảm sâu vào năm 2019. Đến năm 2020, tuy doanh thu có dấu hiệu phục hồi, nhưng còn ở mức thấp so với năm 2018. Nguyên nhân là do nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19. Cũng giống như các công ty khác, trong năm 2020, công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dự án xây dựng, việc tìm kiếm khách hàng và ký hợp đồng rất khó khăn. Nhiều dự án ký kết trong năm 2019, dự kiến khởi công xây dựng trong năm 2019-2020 đều gặp khó vì chủ đầu tư đa phần là các công ty Trung Quốc. Việc chặn các chuyến bay thương mại và cấm người nước ngoài nhập cảnh, cũng như hạn chế việc di chuyển trong nước đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh cũng như dòng tiền của công ty. Đầu năm 2020 công ty đã tham gia đấu thầu, ký kết được một số hợp đồng xây dựng. Nhưng đến khoảng tháng 5 năm 2020, tức là sau khi kết thúc giãn cách xã hội mới có thể triển khai dự án, tuy nhiên do có nhiều sự thay đổi về giá trị vật tư, vướng mắc trong việc nhập khẩu vật tư, nên việc thi công còn nhiều khó khăn, chủ đầu tư cũng chậm trễ trong việc thanh toán, trong khi công ty phải ứng tiền rất nhiều lần cho thầu phụ và nhà cung cấp. Trong thời gian tới, công ty nên đưa ra kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao doanh số bán hàng.

Doanh thu hoạt động tài chính: Năm 2018 là 47,461 vnd, năm 2019 là 28,242 vnd và năm 2020 là 8,641,649 vnd. Về mặt tương đối, doanh thu tài chính năm 2019 giảm 19,219 vnd tương ứng 40% so với 2018, còn năm 2020 là 8,641,649 vnd tăng 8,613,407 vnd tương ứng mức tăng 30,498% so với

2019. Doanh thu này được hình thành từ các hoạt động tài chính của công ty như nhận lãi tiền gửi Ngân hàng, chênh lệch tỷ giá cuối tháng, chiết khấu từ nhà cung cấp.

Qua biểu đồ 2.3, ta có thể thấy tổng doanh thu năm 2018 đạt 4,531,661,000 vnd, vượt 67.8% so với kế hoạch. Trong khi đó, 2 năm tiếp theo tổng doanh thu đều không đạt được kế hoạch đã đề ra. Năm 2019, doanh thu giảm 72.8% so với doanh thu kế hoạch, còn năm 2020 dù doanh thu tăng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng ICONS việt nam (Trang 36 - 68)

w