Đánh giá chung về tình hình tài chính tại CTCP Đầu tư Xây dựng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng ICONS việt nam (Trang 68 - 72)

5. Cấu trúc khóa luận

2.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính tại CTCP Đầu tư Xây dựng

ICONS Việt Nam

2.3.1. Những kết quả đạt được

Thông qua phân tích tình hình tài chính ở trên, ta có thể thấy:

Tình hình tài sản của công ty trong 3 năm qua có nhiều biến động, tuy nhiên xu hướng chủ yếu là tăng tài sản (tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản). Ba năm qua công ty không ghi nhận khoản giảm trừ doanh thu nào chứng tỏ công trình công ty xây dựng không bị hỏng hóc hay thiệt hại trong quá trình bảo hành.

Các khoản phải thu giảm dần cho thấy công ty ít bị đối tác chiếm dụng vốn, cũng như thể hiện sự nỗ lực trong việc thu hồi các khoản phải thu, tình hình tài chính của công ty được đánh giá là khả quan hơn thời gian trước.

Về tinh hình biến động nguồn vốn, ta thấy quy mô tổng nguồn vốn từ 2018-2020 có xu hướng tăng, chứng tỏ công ty đã làm tốt công tác huy động vốn, đảm bảo quá trình kinh doanh.

Hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao, quản lý tốt lượng tiền mặt tại công ty, đảm bảo lượng vốn không bị ứ đọng, đáp ứng kinh doanh.

Lợi nhuận của công ty trong ba năm tuy còn ở mức thấp, thậm chí năm 2018-2019 còn ở mức âm, tuy nhiên đã có dấu hiệu khởi sắc, lợi nhuận tăng trở lại vào năm 2020 (đạt 143,674,543 vnd).

Lưu chuyển tiền thuần của công ty có xu hướng tăng, cho thấy dấu hiệu hiệu phục hồi trong kinh doanh khi dòng tiền lưu chuyển trong kỳ tăng, hoạt động kinh doanh được thực hiện liên tục.

Mặc dù chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch COVID-19, công ty đã thực hiện việc đẩy mạnh công tác tìm nguồn dự án, tham gia đấu thầu thường xuyên, chăm sóc khách hàng, xây dựng hình ảnh của công ty đối với khách hàng.

Nhờ vào qui mô tổng tải sản tăng, khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp được đảm bảo.

Hệ số nợ của công ty ở mức thấp, do đó doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao, mức độ đòn bẩy của công ty thấp, rủi ro về tài chính không lớn.

2.3.2. Những tồn tại và hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, tình hình tài chính công ty còn có nhiều hạn chế:

Tỷ trọng tài sản ngắn hạn vẫn chiếm đa số trong tổng tài sản, công ty chỉ tập trung vào đầu tư tài sản ngắn hạn, không chú trọng đầu tư tài sản dài hạn nên có sự chênh lệch rất lớn giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Hàng tồn kho có xu hướng tăng mạnh, năm 2020 tăng 1,049% so với 2018. Quản trị hàng tồn kho của công ty còn kém. Hàng tồn kho tăng cao làm

cho công ty bị ứ đọng vốn, gây khó khăn trong việc kinh doanh, ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của công ty.

Quy mô doanh thu năm 2018-2019 âm, chênh lệch giữa doanh thu thực hiện và doanh thu kế hoạch còn lớn, hiệu quả kinh doanh còn chưa cao do nhiều nguyên nhân.

Phân tích kế quả hoạt động kinh doanh cho thấy lợi nhuận thấp, thậm chí 2 năm 2018 và 2019 lợi nhuận công ty còn âm. Lợi nhuận năm 2020 tuy dương nhưng còn thấp, không đủ để bù lỗ 2 năm trước. Chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh tăng cao qua các năm.

Quản trị hàng tồn kho của công ty còn kém. Giá trị hàng tồn kho tăng mạnh qua các năm cho thấy công ty dự trữ quá nhiều nguyên vật liệu cũng như lượng hàng hóa bị tồn đọng trong kỳ cao. Hàng tồn kho tăng cao làm cho công ty bị ứ đọng vốn, gây khó khăn trong việc kinh doanh, ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của công ty.

Số vòng quay các khoản phải thu của công ty còn thấp. Kỳ thu tiền bình quân một vòng quay khoản phải thu của công ty rất lớn, năm 2020 lên đến 14,323.64 ngày.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thấp, có xu hướng giảm, cho thấy tốc độ quay vòng của hàng trong kho chậm, lượng tồn kho lớn.

Hệ số vòng quay tài sản thấp, hiệu quả sử dụng tài sản của công ty còn chưa cao.

Các chỉ số về khả năng sinh lời đều ở mức thấp, riêng hai năm 2018 và 2019 đều ở mức âm.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Doanh thu của công ty trong thời gian qua tăng trưởng chậm và không ổn định là do ảnh hưởng của nền kinh tế, dịch bệnh. Bên cạnh đó là do sự suy giảm về số lượng dự án, công ty nhận được ít dự án xây dựng, các dự án được quyết toán tiền trong kỳ kế toán tiếp theo.

Giá trị hàng tồn kho tăng mạnh qua các năm cho thấy công ty dự trữ quá nhiều nguyên vật liệu cũng như lượng hàng hóa bị tồn đọng trong kỳ cao. Hàng tồn kho của công ty liên tục tăng là do ít dự án, các vật tư xây dựng xuất

ra ít, còn tồn đọng trong kho nhiều. Việc tổ chức tiêu thụ hàng hóa cũng như công tác quản trị hàng tồn kho của công ty còn kém.

Chi phí phát sinh cao do thời gian thực hiện hợp đồng xây dựng khá dài, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Công ty chi trước vật tư hoặc chi phí xây dựng cho khách hàng trong thời gian qua là do tình trạng giảm phát của thị trường, nền kinh tế trong nước khó khăn dẫn đến tăng số lượng khách hàng yêu cầu thanh toán chậm. Để có thể ký được dự án, công ty chấp nhận có thêm các khoản phải thu từ phía khách hàng. Tạm ứng số tiền lớn do chủ đầu tư chậm thanh toán, hoặc do dự án bị kéo dài thời gian so với hợp đồng nên chủ đầu tư chưa quyết toán tiền được trong kỳ kế toán.

Quy trình thu hồi nợ của công ty còn kém, cũng như là khách hàng còn hay lùi thời hạn thanh toán. Có thể thấy, khả năng thu hồi tiền thanh toán của công ty rất thấp.

Trình độ, năng lực của một số cán bộ công nhân viên còn chưa cao, dẫn đến hiệu quả làm việc chưa đạt, một số nhân viên còn chưa tận tâm với công việc, còn bỏ qua các dự án có tiềm năng, không kết nối với khách hàng đến cùng để lấy dự án.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTCP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ICONS VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng ICONS việt nam (Trang 68 - 72)

w