Nguyên nhân gây bệnh

Một phần của tài liệu Khóa luận Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh giác mạc bọng tại Bệnh viện Mắt trung ương (Trang 36)

2. Bệnh giác mạc bọng

3.4. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh giác mạc bọng thường do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong 53 mắt nghiên cứu, chúng tôi thống kê được một số nguyên nhân như sau:

Bảng 3.8: Nguyên nhân gây bệnh lý giác mạc bọng.

Nguyên nhân n Tỷ lệ (%)

Sau phẫu thuật đục TTT 37 69,8

Loạn dưỡng nội mô giác mạc Fuchs 7 13,2

Thất bại ghép DSAEK 4 7,5

Sau viêm nội mô do virus 2 3,8

Hội chứng ICE 2 3,8

Sau phẫu thuật đục TTT và glôcôm 1 1,9

Tổng số 53 100

Nhận xét: Nguyên nhân gây tổn hại nội mô giác mạc thường gặp nhất là bệnh giác mạc bọng sau phẫu thuật đục TTT chiếm tỷ lệ 69,8% (37/53 mắt). Nguyên nhân hay gặp thứ hai là bệnh giác mạc bọng do loạn dưỡng nội mô giác mạc Fuchs chiếm tỷ lệ 13,2% (7/53 mắt).

CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 63,6 ± 13,5 tuổi. Bệnh nhân lớn tuổi nhất là 86 tuổi, bị bệnh giác mạc bọng sau mổ TTT. Bệnh nhân trẻ tuổi nhất là 30 tuổi mắc hội chứng ICE, đây là hội chứng hiếm gặp, thường biểu hiện ở 1 mắt.

Cơ chế của bệnh liên quan đến sự xuất hiện một dòng TBNM bất

thường, thay thế dòng TBNM lành, cuối cùng gây ra glôcôm góc đóng, phù

giác mạc và gây ảnh hưởng sớm tới thị lực bệnh nhân [22].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân lớn hơn 60 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 34 bệnh nhân (64,2%) (bảng 3.1). Kết quả này tương đương với các nghiên cứu trên thế giới. Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của Price cùng cộng sự (2010) là 67 ± 12 tuổi (36). Theo Ngamjit Kasetsuwan và cộng sự nghiên cứu trên 72 mắt mắc bệnh giác mạc bọng, tác giả ghi nhận tuổi trung bình của bệnh nhân là 64 ± 11,4 tuổi [37].

Nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu trên cho thấy độ tuổi trung bình của bệnh nhân bị bệnh giác mạc bọng lớn hơn 60 tuổi. Bệnh lý này xảy ra ở những bệnh nhân cao tuổi là do trên 50 tuổi thể thủy tinh có xu

hướng bị đục dần. Hiện tượng này có thể là hậu quả của sự phá vỡ cấu trúc

protein thông thông thường, sự lắng đọng bất thường của của các protein trong lòng TTT hoặc do kết hợp cả hai yếu tố trên. Khi TTT bị đục gây ra hiện tượng giảm thị lực của bệnh nhân và bệnh nhân có nhu cầu phẫu thuật để

thay TTT nhân tạo. Trên 60 tuổi là độ tuổi thường bị đục TTT và có nhu cầu thay TTT nhiều nhất. Theo các nghiên cứu trên thế giới có 1-2% bệnh nhân phẫu thuật thay thế TTT nhân tạo (tức là có khoảng 2-4 triệu bệnh nhân) có

nguy cơ mắc bệnh lý giác mạc bọng. Mặt khác, đây cũng là độ tuổi bệnh nhân loạn dưỡng giác mạc Fuchs bị mất bù nội mô gây phù giác mạc, ảnh hưởng trầm trọng tới chất lượng cuộc sống khiến bệnh nhân phải đến khám và điều trị. Hơn nữa, trên 60 tuổi cũng là độ tuổi dễ mắc các bệnh lý nội mô giác mạc

do số lượng tế bào nội mô giảm dần theo tuổi với tốc độ trung bình là

0,6%/năm [38].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân nam/nữ xấp xỉ 1/1,2. Tỷ lệ này tương ứng với kết quả nghiên cứu của Khor (2011), tỷ lệ nam/nữ

xấp xỉ 1/1 [39].Trong nghiên cứu của Terry (2011), tỷ lệ nam/nữ là 1/1,9 (40). Tuy nhiên, phần lớn các tác giả trên thế giới đều cho rằng sự khác biệt về đặc

điểm về giới tính trong bệnh lý giác mạc bọng là không có ý nghĩa thống kê [39,40].

4.2. Đặc điểm lâm sàng

4.2.1. Đặc điểm về các triệu chứng cơ năng

Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn bệnh nhân có các triệu chứng cơ năng là nhìn mờ thậm chí mù lòa, đau nhức và các triệu chứng khác

như cộm, chói mắt, sợ ánh sáng, và chảy nước mắt là gặp nhiều nhất. Với 90,5% bệnh nhân có thị lực ở mức mù lòa, các bệnh nhân còn lại giảm thị lực

ở mức giảm nặng hoặc trung bình. Các triệu chứng này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và cũng là các lý do khiến bệnh nhân đến

khám và điều trị. Nguyên nhân của các triệu chứng này là do các tế bào nội mô giác mạc bị tổn thương, đến giai đoạn khi các tế bào nội mô mất bù, thủy dịch sẽ ngấm vào nhu mô giác mạc gây mất tính trong suốt của giác mạc, gây ra triệu chứng nhìn mờ. Sự tích lũy dịch trong khoảng gian bào giữa các tế

bào biểu mô dẫn đến hình thành các vi nang sau đó là các bọng biểu mô. Các bọng biểu mô này vỡ ra làm cho các tận cùng thần kinh bị kích thích gây ra các triệu chứng đau nhức, sợ ánh sáng, chảy nước mắt. Mức độ của các triệu chứng cơ năng phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh: giác mạc mất tính trong suốt, dày lên, giác mạc hình thành các vi nang và bọng giác mạc, các bọng giác mạc vỡ ra.

Theo Ngamjit Kasetsuwan và cộng sự nghiên cứu trên 72 mắt mắc bệnh giác mạc bọng, tác giả đánh giá mức độ đau ở bệnh nhân với 3 mức độ: mức độ 1: đau mức độ nhẹ, thời gian ≤ 3 lần/ngày; mức độ 2: đau mức độ vừa phải, thời gian > 3 lần/ngày; mức độ 3: đau nghiêm trọng, dữ dội, ở tất cả thời

48,6% (n=35); 38,9% (n=28) bệnh nhân đau ở mức độ 2, và chỉ 12,5% (n=9) bệnh nhân đau ở mức độ nhẹ. Ngoài ra, thị lực của bệnh nhân còn giảm nghiêm trọng, phần lớn ở mức mù lòa với thị lực trung bình là 2,29 ± 0,89 logMAR [37]. Qua nghiên cứu này và nghiên cứu đưa ra chúng tôi nhận thấy rằng bệnh đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cuộc sống cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, không những giảm trầm trọng thị lực của bệnh nhân thậm chí là mù lòa, mà còn gây đau nghiêm trọng, thậm chí đau mỗi khi mở

mắt.

4.2.2: Triệu chứng thực thể4.2.2.1. Đặc điểm thị lực 4.2.2.1. Đặc điểm thị lực

Phần lớn số bệnh nhân có thị lực ở mức mù lòa (dưới ĐNT 3m) chiếm tỷ lệ 90,5% (bảng 3.2). Trong đó, thị lực trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 2,2 ± 0,7 logMAR (Snellen: Tương đương dưới mức ĐNT

0,3m). Thị lực cao nhất chỉ ở mức 20/200 và thấp nhất là BBT 0,1m. Kết quả này tương tự so với nghiên cứu của Hong và cộng sự (2013), với mức thị lực

trung bình trước ghép giác mạc là 1,7 ± 0,7 logMAR (Snellen: Tương đương dưới mức ĐNT 1,2m), đều ở mức rất thấp [41]. Ngược lại, ở các nước phát triển, thị lực trung bình trước phẫu thuật của bệnh nhân giác mạc bọng có thể cao hơn. Terry cùng cộng sự (2009) tiến hành nghiên cứu trên 100 mắt thực hiện phẫu thuật ghép nội mô giác mạc DSAEK, thị lực trung bình trước mổ là 20/83 (16) Thị lực trung bình trước mổ trong nghiên cứu của Bahar (2008) là 20/80 [40].

Như vậy, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và mô hình bệnh tật, thị lực

trước phẫu thuật của bệnh nhân mắc bệnh giác mạc bọng thay đổi giữa các quốc gia. Tại các nước phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và chất lượng cuộc sống được ưu tiên, sự hiểu biết của người dân cao hơn nên bệnh nhân

thường đi khám sớm và được theo dõi sát hơn. Cùng với sự phát triển kinh tế

và nguồn giác mạc hiến sẵn có, bệnh nhân thường được điều trị vào giai đoạn sớm của bệnh. Vì vậy, thị lực trung bình trước mổ của bệnh nhân các nước phát triển thường cao hơn so với các nước đang phát triển và chậm phát triển.

Tại Việt Nam, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn cũng như có

nhiều rào cản trong phong tục tập quán về việc hiến giác mạc nên nguồn giác mạc khan hiếm. Những lý do trên làm phần lớn bệnh nhân đến khám và điều trị sau khi mắc bệnh một thời gian dài, giác mạc phù dày, thị lực giảm nhiều.

4.2.2.2. Đặc điểm nhãn áp

Trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn bệnh nhân có mức nhãn áp

bình thường, nhãn áp trung bình là 18,04 ± 6,42mmHg, không có bệnh nhân nào hạ nhãn áp, có 2/53 bệnh nhân tăng nhãn áp với nhãn áp là 31mmHg và 60mmHg, gặp ở bệnh nhân bị bệnh glôcôm và ở bệnh nhân bị loạn dưỡng nội mô giác mạc Fuchs. Theo Diane T U Chang và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 32 mắt ở 31 bệnh nhân thực hiện phẫu thuật ghép nội mô giác mạc DSAEK, kết quả nhãn áp trước mổ là 16,7 ± 3,4mmHg [13]. Theo Ngamjit Kasetsuwan và cộng sự nghiên cứu trên 72 mắt mắc bệnh giác mạc bọng chỉ

số nhãn áp trung bình của đối tượng nghiên cứu là 13,70±4,95 mmHg. Như

vậy, phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng nhãn áp trung bình của bệnh nhân bị

bệnh GMB trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên, việc đánh giá chính xác

nhãn áp ở bệnh nhân mắc bệnh lý tổn thương tế bào nội mô là việc rất quan trọng vì bệnh tăng nhãn áp khá phổ biến trong cộng đồng và tình trạng tăng

nhãn áp kéo dài có thể làm trầm trọng hơn tình trạng phù giác mạc. Do bệnh

lý tăng nhãn áp gây tổn thương liên kết giữa các tế bào làm dẹt và thoái hóa các tế bào nội mô giác mạc. Thêm vào đó bệnh tăng nhãn áp tồn tại trước đó

và bệnh tăng nhãn áp do sử dụng nhóm thuốc steroid kéo dài cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng trong việc tiên lượng kết quả điều trị bệnh, đặc biệt liên

quan đến vấn đề thải ghép sau phẫu thuật ghép giác mạc.

4.2.2.3. Tình trạng giác mạc

Theo kết quả bảng 3.4, 3.5 và 3.6 cho thấy đặc điểm tình trạng giác mạc của bệnh nhân là tất cả các bệnh nhân đều có sự biến đổi biểu mô, trong

đó 92,5% (n=49) hình thành bọng biểu mô và 7,5% (n=4) biểu mô trở nên

đục, dày. Phần lớn (92,4% ) nhu mô giác mạc bị phù từ độ 1 đến độ 4, có 3 bệnh nhân tương đương 5,7% có nhu mô giác mạc trong, có 1 trường hợp

mạch.. Màng Descemet còn áp vào lớp nhu mô giác mạc chiếm 90,6% (n=48); còn lại màng descemet bong một phần và toàn bộ lần lượt tương ứng 7,5% và 1,9%. So sánh với nghiên cứu của Eliana D. Goncalves và cộng sự

nghiên cứu trên 30 mắt mắc bệnh lý giác mạc bọng [42].

Bảng 4.1: Tình trạng giác mạc theo các tác giả.

Tình

trạng giác mạc

Biểu mô Nhu mô Màng

Descemet Bọng biểu (%) Đục, dày (%) Bọng biểu đã vỡ (%) Trong (%) Phù (%) Sẹo (%) Tân mạch (%) Áp (%) Bong (%) Nghiên cứu của chúng tôi 92,5 7,5 54,72 5,7 92,4 1,9 0 90,6 9,4 Eliana D. Goncalves và cộng sự 56,67 10 33,33 - - 56,6 7 90 8 0 20

Chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau về đặc điểm tình trạng giác mạc của các nhóm nghiên cứu. Cụ thể: tình trạng biểu mô theo nghiên cứu của Eliana D. Goncalves và cộng sự chỉ ra có 56,67% bệnh nhân có bọng biểu mô; 56,67% có sẹo nhu mô và 90% có tân mạch. Trong khi nhóm bệnh nhân chúng tôi nghiên cứu thì ghi nhận 92,5% bệnh nhân có bọng biểu mô, chỉ

1,9% có sẹo nhu mô và chưa ghi nhận trường hợp nào có tân mạch. Qua số

liệu so sánh, nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi thăm khám và điều trị ở giai đoạn sớm hơn so với nhóm bệnh nhân nghiên cứu của Eliana D. Goncalves và cộng sự vì nhóm bệnh nhân của chúng tôi chỉcó 1,9% đến giai

đoạn sẹo và không có bệnh nhân nào ởgiai đoạn tân mạch.

Có sự khác nhau giữa các nhóm nghiên cứu là do bệnh nhân đến khám

sẽ ngấm vào nhu mô giác mạc làm cho giác mạc trở nên phù, đục. Sự tích lũy

dịch trong khoảng gian bào giữa các tế bào biểu mô dẫn đến hình thành các vi

nang và sau đó là các bọng biểu mô. Khi các bọng biểu mô đủ lớn chúng sẽ

vỡ ra. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có tân mạch giác mạc, hình thành lớp sẹo

xơ giữa biểu mô và màng Bowman. Do đó tùy vào giai đoạn bệnh từ giai

đoạn sớm đến giai đoạn muộn mà tình trạng giác mạc sẽ khác nhau giữa các bệnh nhân.

4.3. Đặc điểm cận lâm sàng

Ở mắt người khỏe mạnh, độ dày giác mạc đo ở trung tâm khoảng 500µm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ dày trung bình của giác mạc đo ở

vị trí trung tâm là 768,3 ± 89,9µm (từ 599µm tới 968µm). Độ dày trung tâm giác mạc tăng hơn nhiều so với giác mạc bình thường và được phân loại là giác mạc rất dày. Độ dày giác mạc thường lớn hơn các nghiên cứu khác trên thế giới do bệnh nhân thường đi khám muộn hơn. Theo tác giả Phạm Thị

Thùy Linh, nghiên cứu trên 53 mắt, có thời gian bị bệnh trung bình là 20,3 ± 21,5 tháng (sớm nhất là 1 tuần, muộn nhất là 6 năm) có độ dày giác mạc trước mổ đo ở vùng trung tâm trung bình là 764,4 ± 127,1µm [8]. Theo Ngamjit Kasetsuwan và cộng sự nghiên cứu trên 72 mắt với thời gian bị bệnh trung bình là 15 ± 11,0 tháng có độ dày giác mạc đo ở vị trí trung tâm là 734 ± 83,80 µm [37]. Qua nghiên cứu của 2 tác giả, chúng tôi nhận thấy có sự liên quan về thời gian bị bệnh và độ dày giác mạc. Cụ thể, với thời gian mắc bệnh trung bình là 20,3 ± 21,5 tháng có độ dày giác mạc trung tâm lớn hơn thời gian mắc bệnh trung bình là 15 ± 11.0 tháng.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do TBNM không sinh sản thêm, nên khi tế bào này chết đi, các tế bào còn lại phải giãn rộng để bù trừ cho tế

bào nội mô đã chết. Khi mật độ TBNM giảm chỉ còn 300 - 500TB/mm2, các tế bào không còn khả năng bù trừ, nhu mô giác mạc ngấm nước, thuỷ dịch ứ đọng trong khoang màng đáy của biểu mô, kéo giãn gây đứt gãy liên kết giữa các tế bào biểu mô, tách biểu mô khỏi màng đáy, lan rộng, hình thành các bọng biểu mô. Khi thời gian mắc bệnh càng dài thì lượng dịch ngấm vào nhu mô càng nhiều, càng làm thay đổi độ dày giác mạc. Do đó độ dày của giác

mạc phụ thuộc vào mức độ tổn thương tế bào nội mô giác mạc và thời gian diễn biến của bệnh.

4.4. Nguyên nhân bị bệnh

Kết quả bảng 3.15 cho thấy, nguyên nhân gây tổn hại nội mô giác mạc thường gặp nhất là bệnh giác mạc bọng sau mổ thủy tinh thể chiếm 69,8%.

Tiếp đến là bệnh giác mạc bọng do loạn dưỡng nội mô giác mạc Fuchs

(13,2%). Kết quả này tương tự các nghiên cứu ở khu vực Châu Á. Ngược lại, ở Châu Âu và Châu Mỹ, loạn dưỡng giác mạc Fuchs gặp nhiều nhất [16-19].

Bảng 4.2. Nguyên nhân bệnh lý nội mô giác mạc theo các tác giả

Tác giả Năm n Quốc gia Bệnh giác mạc bọng sau mổ TTT (%) Loạn dƣỡng giác mạc Fuchs (%) Bahar 2008 45 Canada 26,6 62,2 Terry 2009 100 Mỹ 12 83 Khor 2011 25 Singapore 48 36 Hong 2014 47 Trung Quốc 57,4 14,6 Nhóm nghiên cứu 2020 53 Việt Nam 69,8 13,2

Do sự khác nhau về chủng tộc và mô hình bệnh tật, nên nguyên nhân bệnh lý nội mô có sự khác biệt giữa các quốc gia. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy bệnh giác mạc bọng sau mổ TTT và do loạn dưỡng nội mô giác mạc Fuchs vẫn là hai nguyên nhân phổ biến nhất.

Trong phẫu thuật thay thế thể thủy tinh nhân tạo. Các tế bào nội mô bị ảnh hưởng bởi quá trình phẫu thuật. Trong 1-5 ngày sau phẫu thuật lấy thủy tinh thể, mức độ giảm mật độ tế bào nội mô phụ thuộc vào mức độ tổn thương

hoặc không đặt thể thủy tinh nhân tạo. Tỉ lệ này cao gấp 4 lần so với người không phẫu thuật (0,6%/năm). Sự gia tăng nhiệt liên quan đến đầu Phaco có thể dẫn đến tổn thương tế bào nội mô giác mạc. Tổn thương tế bào nội mô giác mạc cũng có thể do dòng chảy của dịch và sự va chạm của các mảnh thể

thủy tinh vào tế bào nội mô trong phẫu thuật. Hơn nữa, thời gian tán nhuyễn

Một phần của tài liệu Khóa luận Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh giác mạc bọng tại Bệnh viện Mắt trung ương (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)