Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giấy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu trong nước cho sản xuất giấy cách điện (Trang 38 - 40)

Khi các yếu tố về thiết bị được cố định thì các tính chất của tờ giấy được quyết định chủ yếu ở chếđộ nghiền cùng chếđộ gia phụ liệu phù hợp. Giấy quấn cách điện là loại giấy không gia keo và yêu cầu tạp chất thấp nên chếđộ nghiền quyết định toàn bộ tính chất của tờ giấy.

Bột giấy được nghiền tinh, chổi hóa, phân bốđồng đều và được cán ép tốt sẽ có tính cách điện cao. Trong trường hợp giấy được nghiền thấp, bị cắt nhiều sẽ có độ xốp cao, cấu trúc tờ giấy có nhiều khoảng trống thì tính chất cách điện giảm.

Kết hợp với các nghiên cứu về quá trình sản xuất giấy bao gói trước đó cùng với tài liệu về quá trình sản xuất giấy cách điện [8] tiến hành đánh giá lựa chọn thông số thay đổi để lựa chọn ra quy trình công nghệ sản xuất giấy cách điện phù hợp.

Các thông số cốđịnh của quá trình nghiên cứu được tiến hành lựa chọn như sau: - Nước sử dụng cho toàn bộ quá trình nghiên cứu sản xuất giấy cách điện là nước khử ion.

- Nồng độ bột đánh tơi trong máy đánh tơi tiêu chuẩn: 1,2% - Nồng độ bột sau cô đặc: 10%

- Nồng độ bột nghiền trong máy nghiền PFI: 10%

- Nồng độ bột đánh tơi trong máy đánh tơi tiêu chuẩn sau nghiền: 1,1% - Độ dầy giấy: 85 ± 5 µm

Thông số thay đổi trong quá trình nghiên cứu là độ nghiền. Khoảng độ nghiền thay đổi được lựa chọn là: 30 0SR; 35 0SR; 40 0SR; 45 0SR; 50 0SR; 55 0SR; 60 0SR

Với chế độ nghiền đặt ra, khi tăng độ nghiền, thì độ chặt của tờ giấy tăng lên. Có nghĩa là khi tờ giấy được xeo ở cùng 1 định lượng thì độ dầy của tờ giấy giảm, điện áp đánh thủng trên 1mm chiều dầy tăng lên và khả năng hút nước theo mao dẫn của tờ giấy giảm đi. Điều này được thể hiện rất rõ ở kết quả về tỷ trọng, độ dầy, điện áp đánh thủng và độ hút nước theo mao dẫn trong bảng 3.9.

Bảng 3.9 Ảnh hưởng của độ nghiền đến chỉ tiêu chất lượng giấy quấn cách điện

Đơn vị Độ nghiền; 0SR Thông số kỹ thuật 30 35 40 45 50 55 60 Độ dầy của giấy µm 86 86 85 85 84 83 83 Tỷ trọng g/cm3 0,79 0,79 0,80 0,80 0,81 0,82 0,82 Độ bền kéo KG/15mm 8,79 9,23 9,25 9,25 9,27 9,30 9,28 Độ bền gấp theo chiều

dọc sau khi xử lý nhiệt ở 1200C trong 10 giờ.

lần gấp kép 980 1024 1340 1140 947 935 924

pH nước chiết - 7,32 7,42 7,13 7,35 7,11 7,27 7,22 Điện áp đánh thủng KV/mm 9,07 9,10 9,20 9,28 9,37 9,41 9,43 Độ hút nước theo mao

dẫn trung bình của hai chiều

mm 35 27 21 18 14 11 10

Độtro % 0,41 0,40 0,42 0,40 0,43 0,40 0,41 Độẩm % 6,23 6,35 6,27 6,41 6,35 6,28 6,32

Kết quả trong bảng 3.9 vềđộ tro, pH nước chiết, độẩm của giấy thay đổi không theo quy luật theo tỷ lệ với độ nghiền. pH nước chiết và độ tro của giấy phụ thuộc phần lớn vào pH của nước nghiên cứu. Còn độ ẩm của giấy phụ thuộc vào quá trình hồi ẩm , độẩm môi trường bảo quản.

Độ bền gấp theo chiều dọc sau khi xử lý nhiệt ở 1200C trong 10 giờ và độ bền kéo khi độ nghiền từ 35 0SR trở lên đều đạt yêu cầu để sản xuất giấy quấn cách điện. Tuy nhiên, khi độ nghiền đạt tới 55 0SR thì độ hút nước theo mao dẫn của giấy mới đạt

gấp theo chiều dọc sau khi xử lý nhiệt ở 1200C trong 10 giờ có xu hướng giảm dần. Hơn nữa, khi tăng độ nghiền thì quá trình nghiền tiêu tốn nhiều thời gian và năng lượng nghiền hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế khi tiến hành sản xuất đại trà. Vậy độ nghiền phù hợp cho sản xuất giấy quấn cách điện là 55 0SR.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu trong nước cho sản xuất giấy cách điện (Trang 38 - 40)