Quy trình nấu bột giấy từ nguyên liệu luồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu trong nước cho sản xuất giấy cách điện (Trang 32 - 34)

Dựa vào các kết quả nghiên cứu trước đây về quá trình nấu bột giấy từ nguyên liệu luồng và tài liệu về quá trình sản xuất giấy cách điện [8] tiến hành đánh giá lựa chọn thông số thay đổi để lựa chọn ra quy trình nấu bột giấy cách điện phù hợp từ nguyên liệu luồng Thanh Hóa. Các thông số cốđịnh của quá trình nấu được tiến hành lựa chọn như sau:

- Mức dùng kiềm: 22% theo NaOH so với nguyên liệu khô tuyệt đối. - Độ sunphua: 35% so với tổng kiềm. - Tỷ dịch:1/4,5 - Thời gian tăng nhiệt đến 1150C: 60 phút - Thời gian xả khí giả: 15 – 20 phút - Thời gian tăng ôn: 150 phút - Nhiệt độ bảo ôn: 1670C

Thông số thay đổi để tiến hành quá trình nghiên cứu là thời gian bảo ôn. Khoảng thời gian bảo ôn thay đổi được lựa chọn để nghiên cứu là: 60; 90; 120; 150; 180 phút.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu với thời gian bảo ôn là 60 phút thì trị số Kappa của bột thu được sau quá trình nấu ngẫu nhiên nằm trong khoảng trị số kappa của bột giấy cho sản xuất giấy quấn cách điện. Do vậy, khoảng thời gian bảo ôn nghiên cứu thay đổi được điều chỉnh cho phù hợp với nguyên liệu luồng là: 30; 45; 60; 75 và 90 phút.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bảo ôn đến các chỉ tiêu kỹ thuật của bột giấycách điện từ luồng Thanh Hóa được chỉ ra trong bảng 3.4

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của thời gian bảo ôn đến tính chất của bột từ Luồng Thời gian bảo ôn; phút Thông số kỹ thuật 30 45 60 75 90 Hiệu suất; % 38,79 38,41 38,00 36,83 36,41 Trị sốKappa 29,25 27,81 25,69 24,00 21,78 Tàn kiềm; g/l 9 9 9 9 9 Độtro; % 0,99 0,87 0,84 0,88 0,88

Chiều dài đứt khi nghiền đến độ nghiền 600SR; m

7410 7320 7160 7050 6400

Độ nhớt động học; cp 139 113 93 81 65 pH nước chiết 7,81 7,76 7,58 7,67 7,59

Kết quả trong bảng 3.4 cũng cho thấy rằng sự biến đổi của các thông số hiệu suất, trị số Kappa, tàn kiềm, độ nhớt và tính chất cơ lý của bột sau nấu cũng giống như đối với nguyên liệu thông. Tuy nhiên, điều không giống với nguyên liệu thông là độ tro của bột sau nấu thấp hơn của nguyên liệu đầu vào. Điều này dễ dàng giải thích vì đối với nguyên liệu đầu vào là luồng thì lớp vỏ silic chiếm phần lớn độ tro của nguyên liệu, khi nấu lớp silic này bị hòa tan vào dịch nấu và được tách bỏ một phần khỏi bột. Một phần được xơ sợi hấp thụ trên bề mặt cùng với các ion kim loại tạo thành độ tro của bột. Nhưng độ tro này lại thấp hơn so với nguyên liệu đầu vào. Đối với nguyên liệu là Luồng, thời gian bảo ôn phù hợp là 45 phút. Với thời gian bảo ôn như vậy thì đảm bảo được độ nhớt và trị số kappa nhưng chiều dài đứt khi nghiền đến độ nghiền 60 0SR của bột giấy thấp hơn nhiều so với yêu cầu bột giấy cho sản xuất giấy cách điện vì bản thân xơ sợi của luồng ngắn, sợi thô không dài và mịn. Do vậy, kể cả khi điều chỉnh chếđộ công nghệ nấu hợp lý thì độ bền kéo của bột giấy từ nguyên liệu luồng cũng không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của bột giấy cho giấy cách điện. Nên nguyên liệu luồng không sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu trong nước cho sản xuất giấy cách điện (Trang 32 - 34)