Quy trình nấu bột giấy từ nguyên liệu giang Yên Bá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu trong nước cho sản xuất giấy cách điện (Trang 34 - 36)

Quá trình nấu bột giấy từ nguyên liệu giang chưa được nghiên cứu nhiều. Với kết quả thu được trong quá trình phân tích tính chất vật lý và thành phần hóa học của nguyên liệu, kết hợp với quy trình nấu bột giấy từ nguyên liệu luồng cùng với tài liệu về quá trình sản xuất giấy cách điện [8] tiến hành đánh giá lựa chọn thông số thay đổi để lựa chọn ra quy trình nấu bột giấy cách điện phù hợp từ nguyên liệu giang Yên Bái. Các thông số cốđịnh của quá trình nấu được tiến hành lựa chọn như sau:

- Độ sunphua: 35% so với tổng kiềm. - Tỷ dịch:1/4,5 - Thời gian tăng nhiệt đến 1150C: 60 phút - Thời gian xả khí giả: 15 – 20 phút - Thời gian tăng ôn: 150 phút - Nhiệt độ bảo ôn: 1670C

Thông số thay đổi để tiến hành quá trình nghiên cứu là mức dùng kiềm và thời gian bảo ôn. Các mức dùng kiềm lựa chọn để nghiên cứu là: 18%; 20% và 22%. Khoảng thời gian bảo ôn thay đổi được lựa chọn để nghiên cứu là: 30; 45; 60; 75; 90 phút. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của mức dùng kiềm thì thời gian bảo ôn chọn cốđịnh là 30 phút.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mức dùng kiềm đến các chỉ tiêu kỹ thuật của bột giấy nấu từ nguyên liệu Giang Yên Bái được chỉ ra trong bảng 3.5

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của mức dùng kiềm đến tính chất của bột từ Giang Mức dùng kiềm; % Thông số kỹ thuật 18 20 22 Hiệu suất; % 51,85 47,56 44,17 Trị số Kappa 30,76 15,56 11,88 Tàn kiềm; g/l 4 8 10 pH nước chiết 7,85 7,91 7,75

Kết quả quá trình nấu thu được trong bảng 3.5 cho thấy giang là nguyên liệu rất dễ nấu. Chỉ với mức dùng kiềm là 18% và thời gian bảo ôn là 30 phút, bột sau nấu đã thu được trị số kappa là 30,76 song hiệu suất bột lại rất cao (51,85%). Ở mức dùng

kiềm là 20% và 22% thì trị số kappa của bột sau nấu thấp hơn rất nhiều so với trị số kappa yêu cầu đối với bột giấy cho sản xuất giấy cách điện. Để nấu bột giấy từ nguyên liệu giang đạt trị số kappa theo yêu cầu kỹ thuật của bột giấy cho sản xuất giấy cách điện thì mức dùng kiềm lựa chọn để nghiên cứu là 18% và khoảng thời gian bảo ôn thay đổi lựa chọn là: 30; 45; 60; 75 và 90 phút.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bảo ôn đến các chỉ tiêu kỹ thuật của xenluylôcách điện từ Giang Yên Bái được chỉ ra trong bảng 3.6

Bảng 3.6 Ảnh hưởng của thời gian bảo ôn đến tính chất của bột từ Giang Thời gian bảo ôn; phút Thông số kỹ thuật 30 45 60 75 90 Hiệu suất; % 51,85 51,57 51,02 50,76 50,38 Trị sốKappa 30,76 26,88 24,48 23,00 21,20 Tàn kiềm; g/l 4 3 3 3 3 Độtro; % 0,81 0,84 0,81 0,80 0,85

Chiều dài đứt khi nghiền đến độ nghiền 600SR; m

8510 8470 8390 8310 7930

Độ nhớt động học; cp 168 166 163 162 155 pH nước chiết 7,85 7,61 7,75 7,87 7,72

Kết quả trong bảng 3.6 cũng cho thấy rằng sự biến đổi của các thông số hiệu suất, trị số Kappa, tàn kiềm, độ nhớt và tính chất cơ lý của bột giấy sau nấu cũng giống nhưđối với nguyên liệu thông và luồng. Tuy nhiên, Điều không giống với nguyên liệu thông là độ tro của bột sau nấu thấp hơn của nguyên liệu đầu vào. Điều này là do trong quá trình nấu lớp vỏ silic bị hòa tan vào dịch nấu và được tách bỏ một phần khỏi bột giấy trong quá trình rửa. Một phần được xơ sợi hấp thụ trên bề mặt cùng với các iôn kim loại tạo thành độ tro của bột giấy. Nhưng độ tro này lại thấp hơn so với nguyên liệu đầu vào. Đối với nguyên liệu là giang, thời gian bảo ôn phù hợp là 45 phút. Với thời gian bảo ôn như vậy thì đảm bảo được độ nhớt và trị số Kappa nhưng chiều dài đứt khi nghiền đến độ nghiền 60 0SR của bột giấy thấp hơn so với yêu cầu bột giấy cho sản xuất giấy cách điện. Với kết quả này, nguyên liệu giang 3 tuổi của Yên Bái không

đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của bột giấy cho giấy cách điện nên không sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu trong nước cho sản xuất giấy cách điện (Trang 34 - 36)