Những khó khăn, tồn tại trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy ch ứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Cô Tô

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện cô tô, tỉnh quảng ninh giai đoạn trước và sau đo đạc bản đồ địa chính chính quy năm 2017 (Trang 71 - 74)

4 Đất có mặt nước ven biển MVB 9.236,39 90,

3.4.1. Những khó khăn, tồn tại trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy ch ứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Cô Tô

đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

3.4.1. Nhng khó khăn, tn ti trong công tác đăng ký đất đai, cp giy chng nhn quyn s dng đất trên địa bàn huyn Cô Tô chng nhn quyn s dng đất trên địa bàn huyn Cô Tô

1- Công tác cấp đổi, cấp lại gặp khó khăn do hồ sơ lưu giữ không thống nhất

Công tác cấp đổi, cấp lại GCNQSD đất còn gặp nhiều khó khăn do yếu tố lịch sử để lại. Công tác quy hoạch ngành lâm nghiệp còn có sự chồng chéo với quy hoạch sử dụng đất do đó việc xác định ranh giới thửa đất, nguồn gốc sử dụng đất của các hộ gia đình mất nhiều thời gian.

Đất khu dân cư của huyện khá rộng, số hộ có diện tích từ vài nghìn m2 khá nhiều, có hộ gia đình đang sử dụng 1-2 ha. Phần lớn đất của các hộ gia đình sử dụng sau ngày 15-10-1993 đến nay, nếu được cấp GCN quyền sử dụng đất có thể phải nộp tiền sử dụng đất, hoặc chỉ được công nhận diện tích đất ở theo hạn mức đã được quy định là 180 m2, trong khi nhiều hộ gia đình đang ở trên thửa đất có diện tích rộng tới 1-2 ha . Với số tiền nộp quá lớn như vậy nên người dân không có khả năng về tài chính, hoặc không chấp nhận công nhận diện tích đất ở theo hạn mức. Điều này khiến người dân thắc mắc và cũng là nguyên nhân gây khó khăn hạn chế trong đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện.

Công tác cấp GCN lần đầu trước khí có đo đạc địa chính đạt kết quả khá cao, tuy nhiên công tác cấp đổi GCN sau đo đạc lại đạt tỷ lệ thấp. Nguyên nhân là do số liệu đo đạc có chênh lệch quá lớn so với số liệu cấp GCN ban đầu. Do đó để hoàn thiện thủ tục xác minh, thẩm tra, công nhận lại diện tích đất đã cấp GCN là

một quá trình phức tạp và khó khăn dẫn đến việc chậm tiến độ, kết quả cấp đổi không cao.

2- Hồ sơ khi đo, lập bản đồ địa chính còn nhiều thiếu sót và khả năng áp

dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai chưa cao

Công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất cho các hộ gia đình cá nhân từ những năm 2004 trở về trước chỉ mặc định với một diện tích nhất định mặc dù diện tích đất của hộ gia đình sử dụng nhiều hơn tại thời điểm cấp Giấy CNQSD đất vì vậy khi đo đạc và làm hồ sơ cấp đổi, cấp lại GCNQSD đất theo bản đồ địa chính thì tại hồ sơ cấp GCNQSD đất trước đó không có ranh giới mốc giới cụ thể đối với thửa đất do đó mất nhiều thời gian kiểm chứng, xác minh đặc biệt là đối với các thửa đất có ranh giới giáp ranh với đất lâm nghiệp và đất quốc phòng.

Công tác đo đạc bản đồ địa chính được các đơn vị đo đạc độc lập và chưa phối hợp tốt với địa phương trong quá trình dẫn đạc do đó việc xác nhận ranh giới, mốc giới thửa đất đối với các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn huyện trong quá trình kiểm tra sau hoàn thiện hồ sơ còn gặp nhiều khó khăn.

Hệ thống hồ sơ địa chính của huyện hiện nay quản lý chủ yếu ở dạng giấy. Hồ sơ, sổ sách bị thất lạc nhiều, thiếu, chưa hoàn chỉnh hoặc không còn phù hợp với thực tế. Việc quản lý hệ thống hồ sơ địa chính, cấp GCN và cập nhật biến động vẫn thực hiện một cách thủ công, kém chính xác. Hiện nay huyện đã có bản đồ địa chính dạng số để phục vụ đăng ký đất đai. Tuy nhiên, bản đồ địa chính dạng số còn chưa chuẩn xác, việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận trong bộ sổ hồ sơ địa chính hoặc dưới dạng các file ghi nhớ đơn giản như wold, excel, mà chưa được áp dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

3- Về đội ngũ cán bộ chuyên môn: Số lượng cán bộ còn ít, trình độ chuyên môn của cán bộ chưa cao, chủ yếu là tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng hoặc đại học tại chức, trình độ tin học ở mức trung bình. Cán bộ địa chính cơ sở chưa nắm vững được các chính sách liên quan đến việc cấp GCN. Hơn nữa cán bộ địa chính thường xuyên luân chuyển công tác do đó cán bộ địa chính không nắm vững được

tình hình nhà đất trên địa bàn cơ sở, lúng túng trong công tác, hồ sơ sổ sách bàn giao không đầy đủ.

4- Số tiền thực hiện nghĩa vụ tài chính khi chứng nhận chung quyền sử dụng đất nhiều: Quy định về nộp lệ phí trước bạ nhà ở, đất ở còn cao, phần lớn người dân trong huyện ở khu vực nông thôn nên khó có khả năng thực hiện hai khoản tiền khi đi đăng ký.

5- Nhận thức của người dân về quyền và nghĩa vụ thực hiện đăng ký đất đai,

cấp giấy chứng nhận còn hạn chế

Người dân “không mặn mà” với việc đăng ký, cấp GCN, vì liên quan đến nghĩa vụ tài chính mà người dân phải nộp khi thực hiện việc đăng ký, cấp GCN. Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải hoàn thành các khoản lệ phí theo quy định của nhà nước như lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân ngoài ra còn có lệ phí đo vẽ trích đo thửa đất… Tại huyện Cô Tô số lượng hộ có diện tích vài nghìn m2 khá nhiều, có hộ gia đình đang sử dụng 1-2 ha. Như vậy số tiền lệ phí trước bạ phải nộp cũng có khi nên đến hàng chục triệu đồng nên nhiều hộ gia đình, cá nhân khó có khả năng thực hiện. Chỉ một bộ phận người dân bức xúc cần có GCN để tham gia các giao dich như: Chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn... mới nôn nóng làm "sổ đỏ".

Qua số liệu thống kê, còn một số trường hợp chưa đi kê khai đăng ký đất đai ban đầu. Điều này đòi hỏi phải có sự tuyên truyền sâu rộng để người sử dụng đất có trách nhiệm, nắm được quyền và lợi ích của mình để thực hiện nghĩa vụ đăng ký đất đai, cấp GCN.

6- Tranh chấp đất đai ngày càng nhiều, công tác giải quyết tranh chấp đất đai chưa dứt điểm: Những năm gần đây, tình trạng khiếu kiện, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thị trấn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Số các vụ việc liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng, mua bán sử dụng đất, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất... trên địa bàn huyện 55 trường hợp; nguyên nhân chủ yếu như: quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, làm cho nhu cầu sử dụng đất tăng, thúc đẩy giá đất tăng cao; nhận thức của một

số người dân về pháp luật đất đai còn hạn chế; việc quản lý đất đai còn nhiều thiếu sót, sơ hở; việc giao đất và cấp GCN tiến hành chậm; tình trạng lấn chiếm đất đai diễn ra phổ biến nhưng không được ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện cô tô, tỉnh quảng ninh giai đoạn trước và sau đo đạc bản đồ địa chính chính quy năm 2017 (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)