Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng hoạt động các công ty chứng

Một phần của tài liệu tình hình thu hút vốn nước ngoài vào việt nam thông qua thị trường chứng khoán trong thời gian qua (Trang 71 - 75)

- 1.1.3 Các hình thức thu hút vốn ĐTNN trên TTCK

3.2.8. Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng hoạt động các công ty chứng

trường chứng khoán, phân tích một số ngành quan trọng trong nền kinh tế và phân tích các loại chứng khoán trên thị trường. Hiện nay, vấn đề này vẫn chưa được đầu tư đúng mức do nhiều công ty chứng khoán gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm.

- Nâng cấp trình độ công nghệ của TTCK: đầu tư các thiết bị hiện đại để đổi mới hoàn toàn hệ thống giao dịch của TTGDCK, các công ty chứng khoán theo hướng giao dịch tự động trên internet, không qua sàn; đầu tư nâng cấp các trang web liên quan đến TTCK để tăng dung lượng và tốc độ truy cập.

3.2.8. Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng hoạt động các công ty chứng khoán khoán

Công ty chứng khoán là một chủ thể đóng vai trò rất quan trọng trên TTCK. Các công ty chứng khoán không những là cầu nối giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp mà trình độ phát triển của công ty chứng khoán còn thể hiện trình độ phát triển của TTCK, tạo ấn tượng đầu tiên của nhà đầu tư đối với TTCK. Ở các nước có TTCK phát triển, công ty chứng khoán là nhà môi giới và tư vấn đầu tư chuyên nghiệp với đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và trình độ cao. Trong khi đó, hiện nay trên TTCK Việt Nam đang tồn tại một thực trạng là hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán không có chiều sâu do chỉ dừng lại ở việc nhận và xử lý lệnh mua bán cho khách hàng. Nguyên nhân chính là do đa số nhà đầu tư trên thị trường là nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ, không có trình độ chuyên sâu về tài chính và chứng khoán. Sự tập trung vào hoạt động môi giới cho nhà đầu tư cá nhân đã dẫn đến tình trạng thiếu

các công ty chứng khoán được đầu tư chiều sâu cho hoạt động môi giới và tư vấn đầu tư, làm cho chất lượng dịch vụ cung cấp cho các nhà đầu tư, đặc biệt là NĐTNN bị ảnh hưởng. Vì vậy, TTCK rất cần những công ty chứng khoán có chiến lược phát triển khách hàng là tổ chức (trong đó có tổ chức nước ngoài), có sự đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng hoạt động môi giới, có khả năng cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng. Trong tương lai, cùng với sự bùng nổ của làn sóng đầu tư gián tiếp tại Việt Nam, khuynh hướng kinh doanh này của các công ty chứng khoán có nhiều hứa hẹn sẽ thành công. Vì vậy các công ty chứng khoán nên xem xét vấn đề này.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các công ty chứng khoán chỉ được phép cung cấp dịch vụ môi giới đối với các chứng khoán niêm yết. Trong trường hợp các chứng khoán chưa niêm yết, các công ty chứng khoán chỉ được phép bảo quản hoặc lưu trữ cổ phiếu. Trong khi đó, thị trường cổ phiếu chưa niêm yết lại có quy mô lớn gấp nhiều lần thị trường niêm yết, các nhà đầu tư, trong đó các NĐTNN, cũng rất mong muốn có địa điểm giao dịch chính thức cũng như có tổ chức môi giới được cấp phép để giảm thiểu rủi ro khi mua bán trên thị trường này. Để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán, trước hết, các cơ quan quản lý nên xem xét việc cho phép các công ty chứng khoán thực hiện dịch vụ môi giới cho các chứng khoán chưa niêm yết, thành lập sàn giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết tại các công ty chứng khoán.

Đối với một công ty chứng khoán, để có được nhiều khách hàng là các tổ chức đầu tư nước ngoài, yếu tố quan trọng đầu tiên chính là sự phát triển của hoạt động bảo lãnh phát hành tại công ty chứng khoán đó. Vì khi đẩy mạnh họat động này, công ty chứng khoán sẽ có nguồn cổ phiếu phát hành rất dồi dào để chào bán cho các nhà đầu tư là khách hàng của mình. Mặt khác, các tổ chức tài chính nước ngoài thường có nhu cầu mua cổ phiếu với số lượng lớn và với một mức giá xác định hơn là phải tham gia đấu giá. Hoạt động bảo lãnh phát hành của công ty chứng khoán sẽ đáp ứng được nhu cầu này, do cổ phiếu do công ty chứng khoán bảo lãnh thường được chào bán riêng lẻ cho một số ít nhà đầu tư. Đến thời điểm hiện tại, hoạt

động bảo lãnh phát hành của các công ty chứng khoán vẫn chưa thực sự phát triển, các đợt bảo lãnh phát hành lớn chỉ do một vài công ty chứng khoán lớn đảm nhận, những công ty chứng khoán còn lại hầu như chưa thực hiện được hợp đồng nào. Một trong những nguyên nhân chính là công ty chứng khoán không được phép bảo lãnh đối với việc phát hành lần đầu ra công chúng của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Để khuyến khích hoạt động bảo lãnh phát hành, các văn bản pháp luật về cổ phần hóa cần kết nối với Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn, cụ thể là công ty chứng khoán được phép bảo lãnh cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá.

3.2.9. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đào tạo về chứng khoán:

Đến thời điểm hiện tại, đơn vị duy nhất có chức năng đào tạo các chứng chỉ về chứng khoán và TTCK là Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo Chứng khoán, trực thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Do những hạn chế về số lượng giảng viên nên con số học viên của mỗi khóa đào tạo của đơn vị này chỉ dừng lại ở mức vài trăm người. Trong khi đó, nhu cầu được đào tạo những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về TTCK lại rất lớn, trước hết là nhu cầu của các nhà đầu tư đang tham gia thị trường (hơn 50.000 người) và rất nhiều nhà đầu tư tiềm năng đang quan tâm đến TTCK. Quan trọng hơn cả là nhu cầu đào tạo cho đội ngũ cán bộ lên tới hàng ngàn người của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và các cơ quan quản lý nhà nước để đáp ứng được mục tiêu phát triển của thị trường. Để đáp ứng được yêu cầu này, cần phát triển Trung tâm NCKH & ĐTCK thành một Viện nghiên cứu về TTCK có quy mô lớn, ngoài việc đầu tư cho đội ngũ giảng viên chính thức, cơ quan này cần có biện pháp thu hút hơn nữa sự cộng tác của các chuyên gia đang công tác trên các lĩnh vực khác nhau của TTCK.

Công tác đào tạo cán bộ ở nước ngoài cũng cần được coi trọng để xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của TTCK Việt Nam. Vì vậy, trước tiên cần phải tăng chỉ tiêu cho ngành học Tài chính - Chứng khoán ở các chương trình du học bằng ngân sách nhà nước. Sau đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục thực hiện các chương trình đào tạo ngắn hạn cán bộ ở

nước ngoài và triển khai đào tạo dài hạn từ 2 năm trở lên cho cán bộ ngành chứng khoán thông qua việc hợp tác với các tổ chức nước ngoài.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cần phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo chuyên ngành chứng khoán ở cấp độ đại học và sau đại học. Để tăng cường hiệu quả đào tạo, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ có thể cử các chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm của mình để hỗ trợ việc giảng dạy ở trường đại học. Chương trình học cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, trong quá trình học sinh viên có thể thực tập tại các công ty chứng khoán hay Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán.

Các cơ quan quản lý cũng cần chú trọng hơn nữa việc tuyên truyền về TTCK. Mặc dù thời gian gần đây, công tác tuyên truyền về TTCK được thực hiện khá tốt thông qua việc cập nhật các tin tức thị trường và thực hiện các chương trình chuyên đề trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên, để việc tuyên truyền thực sự phát huy hiệu quả, trước tiên cần phổ biến những kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK cho các tầng lớp nhân dân. Báo viết, đài phát thanh, đài truyền hình sẽ là những kênh thông tin hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, các cơ quan hữu quan nên tổ chức các buổi giới thiệu về TTCK ở các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan chính trị xã hội, các địa phương ở cấp quận, huyện,... Các công ty chứng khoán cũng nên cung cấp cho các nhà đầu tư tài liệu giới thiệu về TTCK với nội dung dễ hiểu, súc tích và đầy đủ. Ngoài ra, các công ty chứng khoán cũng có thể tổ chức các lớp học cơ bản về TTCK cho các nhà đầu tư mới, qua đó nâng cao trình độ hiểu biết chung của dân chúng về TTCK.

Giải pháp tiếp theo là các cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về TTCK cũng như vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam. TTCK Việt Nam tuy sinh sau đẻ muộn nhưng có được lợi thế là những người đi sau, được tiếp nhận công nghệ quản lý và vận hành của những nước đi trước. Để vận dụng thành công những kinh nghiệm của các nước đi trước, chúng

ta cần phải nghiêm túc nghiên cứu tiến trình, những bước đi của họ, từ đó tổng kết và rút ra bài học cho chúng ta, đồng thời áp dụng linh hoạt vào tình hình thực tiễn của đất nước.

Cuối cùng, cần tăng cường hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với các nuớc trong khu vực và thế giới để tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm, dần dần áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào thị trường Việt Nam, từng bước đưa TTCK hòa vào tiến trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán

Tóm lại, để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Chính phủ và các ban ngành, các doanh nghiệp tạo ra một cơ chế và động lực thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển đúng với đường lối mà Đảng và Nhà nước đề ra nhiệm vụ cho ngành chứng khoán. Đó là huy động nguồn vốn để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta sớm trở thành một nước công nghiệp.

Một phần của tài liệu tình hình thu hút vốn nước ngoài vào việt nam thông qua thị trường chứng khoán trong thời gian qua (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)