Khuyến khích doanh nghiệp niêm yết và phát hành chứng khoán

Một phần của tài liệu tình hình thu hút vốn nước ngoài vào việt nam thông qua thị trường chứng khoán trong thời gian qua (Trang 65 - 68)

- 1.1.3 Các hình thức thu hút vốn ĐTNN trên TTCK

3.2.4. Khuyến khích doanh nghiệp niêm yết và phát hành chứng khoán

Mức độ phát triển TTCK được phản ánh bởi quy mô của các nhà đầu tư, lượng hàng hoá và tính thanh khoản của các chứng khoán trên thị trường. Quy mô vốn của các nhà đầu tư càng lớn, số lượng các nhà đầu tư có tên tuổi càng nhiều, càng chứng tỏ thị trường có nhiều triển vọng. Hàng hoá trên thị trường đa dạng cho thấy TTCK hoạt động hiệu quả và ngày càng có nhiều công ty cần vốn và muốn huy động vốn qua kênh chứng khoán. Lượng vốn luân chuyển lớn chứng tỏ khả năng thanh khoản của thị trường cao. Chính những điểm này là cơ sở tạo ra lòng tin của các nhà ĐTNN về khả năng sinh lợi của thị trường và đi đến quyết định đầu tư.

Phát triển nguồn cung cho TTCK bao gồm: tăng số lượng các công ty niêm yết, tăng quy mô vốn của các công ty niêm yết, nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường. Các giải pháp cụ thể để phát triển nguồn cung trên TTCK bao gồm:

- Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký niêm yết:

ƒ Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính: Hiện nay, một doanh nghiệp có nhu cầu niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh sẽ cần khoảng hơn 4 tháng để thực hiện khá nhiều công đoạn: thuê tổ chức tư vấn, tổ chức đại hội đồng cổ đông để thông qua chủ trương niêm yết, lập hồ sơ đăng ký niêm yết, nộp và giải trình hồ sơ với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nhận giấy phép niêm yết, thông báo ra công chúng, làm thủ tục đăng ký giao dịch và đăng ký lưu ký, và cuối cùng là chính thức giao dịch. Trong thời gian hơn 4 tháng này thì có đến hơn 2

tháng thực hiện thủ tục hành chính với cơ quan quản lý nhà nước, trong đó, giai đoạn kéo dài nhất chính là giai đoạn chờ Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét hồ sơ (45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ). Để có thể phát triển quy mô thị trường theo đúng lộ trình vạch ra tại Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2010, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cần rút ngắn thời gian phê duyệt hồ sơ. Để làm được điều này, Uỷ ban cần có chiến lược phát triển nhân sự theo hướng tăng số lượng cán bộ thẩm định và tuyển dụng cán bộ có kinh nghiệm và trình độ nghiệp vụ cao cũng như có kế hoạch đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ. Mặt khác, việc nghiên cứu để rút ngắn tối đa thời gian thực hiện quy trình đăng ký giao dịch, đăng ký lưu ký tại các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cũng rất cần thiết.

ƒ Hạn chế tối đa những giấy tờ trùng lắp hoặc không cần thiết: Một trong những nguyên nhân làm kéo dài quá trình xét duyệt hồ sơ đăng ký niêm yết là việc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thường xuyên yêu cầu doanh nghiệp phải nộp thêm những giấy tờ ngoài quy định tại Nghị định 144/2003 và Thông tư 59/2004 hướng dẫn về việc niêm yết. Điều này không những làm chậm trễ tiến độ niêm yết của doanh nghiệp mà còn có thể ảnh hưởng đến niềm tin của doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý nhà nước về TTCK.

- Các điều kiện niêm yết cần linh hoạt hơn:

Theo quy định tại Nghị định 144/2003 và các văn bản hướng dẫn, khi xin phép niêm yết, doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính 2 năm liên tục trước năm xin phép và báo cáo này phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận; đồng thời ý kiến kiểm toán phải thể hiện chấp nhận toàn bộ, nếu chấp nhận có ngoại trừ thì các khoản mục ngoại trừ không vượt quá 10% vốn chủ sở hữu. Đây thực sự là những quy định bó buộc, cản trở việc niêm yết của các doanh nghiệp lớn, có hoạt động kinh doanh hiệu quả. Nên chăng, quy định về tổ chức kiểm toán được chấp thuận chỉ áp dụng cho năm

tài chính liền kề năm doanh nghiệp xin đăng ký niêm yết. Bên cạnh đó, cần quy định rõ ràng các khoản mục ngoại trừ nào vẫn được chấp nhận để tránh gây tranh cãi.

- Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi thuế đối với các công ty niêm yết: Để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia niêm yết, các biện pháp ưu đãi về thuế nên được xem xét giữ lại hoặc chuyển sang ưu đãi bằng một hình thức khác. Ngày 08/09/2006, Bộ Tài chính đã có công văn số 10997/BTC-CST, theo đó, kể từ ngày 01/01/2007, toàn bộ chính sách ưu đãi thuế đối với các công ty niêm yết sẽ bị bãi bỏ. Bộ Tài chính cũng đã tuyên bố sẽ từng bước bãi bỏ chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Như vậy đối với khá nhiều doanh nghiệp chưa thể niêm yết trong năm 2006, đây thực sự là một cản trở vì đối với họ lợi ích trước mắt đến từ việc niêm yết là được giảm thuế đã không còn nữa. Trong khi đó những lợi ích khác như khả năng huy động vốn với giá rẻ thì không phải doanh nghiệp nào cũng tận dụng được và việc huy động vốn có thành công hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan của thị trường. Mặt khác, sau khi niêm yết, các doanh nghiệp phải chịu rất nhiều áp lực do phải tuân thủ chặt chẽ các quy định hiện hành trên TTCK, việc công khai, minh bạch tài chính sẽ gây bất lợi trong cạnh tranh khi đối thủ biết rõ thông tin của doanh nghiệp…

- Đối với các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa kết hợp niêm yết, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cần có sự hỗ trợ tối đa, bao gồm: ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, giảm thiểu thời gian xét duyệt hồ sơ, quy định linh hoạt hơn về các điều kiện niêm yết, đặc biệt là các điều kiện liên quan đến kiểm toán.

- Nghiên cứu để từng bước triển khai thị trường giao dịch các loại chứng khoán phái sinh như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, quyền chọn,.... để đa dạng hóa các loại chứng khoán trên thị trường và giúp nhà đầu tư có những công cụ phòng ngừa rủi ro khi đầu tư.

- Khuyến khích các công ty niêm yết phát hành cổ phiếu huy động thêm vốn thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục cấp phép. Bộ Tài chính và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cần có những quy định riêng đối với việc phát hành thêm cổ phiếu của công ty niêm yết theo hướng nới lỏng hơn so với các công ty chưa niêm yết trên tất cả các khía cạnh từ điều kiện phát hành, các loại hồ sơ cần nộp cho đến thời gian phê duyệt hồ sơ. Lý do là, hồ sơ của các công ty này đều đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thẩm định khi phê duyệt niêm yết, thông tin của các công ty này đều được các cơ quan quản lý thường xuyên cập nhật do các quy định về công bố thông tin định kỳ, bất thường và theo yêu cầu. Vì vậy, nếu các quy định về việc phát hành của các công ty niêm yết và các công ty chưa niêm yết là như nhau thì sẽ bất hợp lý. Một thực tế đang diễn ra hiện nay là, khi xin phép phát hành cổ phiếu, các công ty niêm yết cũng phải thực hiện tất cả các thủ tục như các công ty chưa niêm yết. Đây là một điều bất hợp lý, làm kéo dài thời gian phát hành và ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và tình hình chung của thị trường.

- Nâng cao chất lượng hàng hoá trên thị trường bằng việc thu hút được các công ty lớn, hoạt động hiệu quả và có uy tín lên niêm yết. Muốn thực hiện được điều này, bên cạnh chính sách tiếp thị hiệu quả, Chính phủ cần yêu cầu các bộ, ngành thống nhất chủ trương niêm yết các doanh nghiệp lớn ngay từ giai đoạn cổ phần hóa để có được những bước đi thích hợp, kịp thời.

Một phần của tài liệu tình hình thu hút vốn nước ngoài vào việt nam thông qua thị trường chứng khoán trong thời gian qua (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)