- 1.1.3 Các hình thức thu hút vốn ĐTNN trên TTCK
2.2.4. Phân tích những tác động của giao dịch của NĐTNN đến TTCK Việt
- Đầu tư vào các công ty có quy mô lớn.
- Đầu tư vào các công ty có tốc độ tăng trưởng cao.
Thực tế việc đầu tư của các quỹ trong thời gian qua cũng khá phù hợp với những mục tiêu mà họ đặt ra, thể hiện qua việc các quỹ này chủ yếu mua các cổ phiếu “blue-chip” trên thị trường và thuộc những ngành nghề tiềm năng như đã phân tích ở những phần trên.
2.2.4. Phân tích những tác động của giao dịch của NĐTNN đến TTCK Việt Nam Nam
Qua phân tích các giai đoạn đầu tư của NĐTNN vào TTCK Việt Nam ở phần trên, có thể thấy rằng NĐTNN đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của TTCK Việt Nam. Tác động này thể hiện rõ nét nhất qua mỗi lần nhà nước tăng tỷ lệ sở hữu tối đa của NĐTNN đối cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết. Nhờ có những lần điều chỉnh này mà TTCK Việt Nam lại có những chuyển biến mới về quy mô giao dịch và tăng trưởng về chỉ số.
Để lượng hóa tác động của NĐTNN đến TTCK, người viết đề tài đã thực hiện việc phân tích hồi quy tuyến tính để đánh giá mối liên hệ giữa giá trị giao dịch mua và khối lượng giao dịch mua của NĐTNN đến chỉ số VN INDEX cũng như mối liên hệ giữa giá trị giao dịch bán và khối lượng giao dịch bán của NĐTNN đến chỉ số VN INDEX. Việc phân tích được tiến hành căn cứ trên số liệu giao dịch của toàn thị trường và của nhà đầu tư nước ngoài trong 1.334 phiên giao dịch, từ ngày 28/07/2000 đến 19/07/2006. Số liệu về giá trị giao dịch và khối lượng giao dịch mua và bán của NĐTNN trong mỗi phiên được chúng tôi tổng hợp từ bản tin thị trường chứng khoán do TTGDCK Tp. HCM phát hành trong thời gian 6 năm vừa qua. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy giá trị của chỉ số VN INDEX có mối tương quan rất chặt chẽ với giá trị và khối lượng giao dịch của NĐTNN nước ngoài, cụ thể như sau:
Bảng 13: Tác động của giao dịch của NĐTNN đến chỉ số VN INDEX
Giao dịch của NĐTNN Hệ số tương quan Tác động
Giá trị giao dịch mua 0,356526 Cùng chiều
Giá trị giao dịch bán 0,516535 Cùng chiều Khối lượng giao dịch mua 0,344443 Cùng chiều Khối lượng giao dịch bán 0,401739 Cùng chiều
(Số liệu tính toán cụ thểđược nêu tại Phụ lục số 1)
Như vậy, ngoài việc giá trị giao dịch của NĐTNN là một yếu tố cấu thành tổng giá trị giao dịch toàn thị trường thì giá trị giao dịch của NĐTNN cũng tác động mạnh lên chỉ số VN INDEX, chứng tỏ thời gian qua NĐTNN đóng vai trò hết sức quan trọng trên thị trường, góp phần lớn vào sự tăng trưởng của thị trường. Trong tương lai, làm thế nào để giá trị và khối lượng giao dịch của NĐTNN tăng hơn nữa là một vấn đề cần phải giải quyết để đẩy nhanh tốc độ phát triển của TTCK Việt Nam.
2.3. NHỮNG YẾU TỐ CẢN TRỞ NĐTNN THAM GIA VÀO TTCK VIỆT NAM
2.3.1. Quy mô của TTCK Việt Nam còn nhỏ bé, chất lượng hàng hóa chưa cao
Tổng giá trị vốn hóa của thị trường cổ phiếu mới chỉ đạt gần 3 tỷ USD, chỉ bằng tổng vốn đầu tư của khoảng 10 quỹ đầu tư nước ngoài có quy mô lớn. Vì vậy khả năng hấp thu vốn của TTCK Việt Nam bị đánh giá là thấp, và đây cũng là nguyên nhân chính khiến Việt Nam chưa thu hút được các tổ chức đầu tư lớn hoặc nếu họ đã xuất hiện tại thị trường thì vẫn tham gia giao dịch hết sức dè dặt. Không kể 8 tháng đầu năm 2006 có 11 công ty được cấp phép niêm yết và dự kiến khoảng 25 công ty sẽ lên niêm yết trong 4 tháng còn lại của năm 2006, thì trong suốt 5 năm từ 2000 đến 2005, quy mô thị trường tăng rất chậm. Nếu quy mô thị trường không được nâng lên, không hội tụ được những doanh nghiệp lớn niêm yết thì TTCK Việt Nam khó có khả năng thu hút nhà đầu tư tài chính nước ngoài có tiềm lực mạnh.
Mặt khác, hàng hóa trên TTCK còn nghèo nàn và kém hấp dẫn, chưa đáp ứng được kỳ vọng của của các NĐTNN. Đây là một trong những trở ngại nổi bật nhất tác động lớn đến thái độ đầu tư của các NĐTNN. Các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp dẫn đầu các ngành nghề quan trọng vẫn chưa được niêm yết, phần lớn trong
số đó là các doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hóa hoặc vừa mới cổ phần hóa xong. Vì vậy TTCK Việt Nam vẫn chưa phản ánh đúng diện mạo của toàn bộ nền kinh tế. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:
- Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước còn quá chậm chạp, chỉ mới cổ phần hóa 70% doanh nghiệp thuộc diện này.
- Sau khi cổ phần hóa, các doanh nghiệp không muốn niêm yết do nhận thức mơ hồ về lợi ích của TTCK đối với các hoạt động của doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân phần lớn kinh doanh theo kiểu gia đình, hoặc theo mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên chưa có nhu cầu huy động vốn lớn, nguồn vốn hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn tín dụng của ngân hàng.
- Một thực tế là lợi ích từ việc niêm yết chứng khoán như huy động vốn, quảng bá thương hiệu, các chính sách ưu đãi thuế…dường chưa đủ sức nặng đối với các doanh nghiệp thay đổi sức ỳ vốn có để đảm bảo các nguyên tắc quản trị công ty, công khai thông tin và chịu các áp lực của nhà đầu tư đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi lên niêm yết.