Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh toán

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và thực tiễn áp dụng trong hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam- chi nhánh thanh xuân (Trang 37 - 39)

1. Một số giải pháp

1.3.Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh toán

1.3.1. Hoàn thiện quy trình thanh toán với L/C hàng xuất.

Khi Ngân hàng nhận được yêu cầu đứng ra xác nhận cho Ngân hàng mở L/C

không phải là khách quen thì yêu cầu được chiết khấu bộ chứng từ nhằm phòng tránh

khả năng bộ chứng từ bị từ chối thanh toán. Trước khi quyết số chiết khấu bộ chứng

từ ngân hàng cần:

+ Xem xét tình hình kinh tế chính trị của nước nhà nhập khẩu

+ Xem xét khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu, Ngân hàng mở và nhà nhập

khẩu.

Đối với những quốc gia tình hình tài chính không ổn định, khủng hoảng kinh tế

có thể dẫn đến hàng loạt các tổ chức tín dụng bị đóng cửa. Với những L/C được mở ở

Ngân hàng nước này, không thể chiết khấu bộ chứng từ vì rủi ro. Để ngăn ngừa rủi ro

trong nghiệp vụ chiết khấu cần phải chuẩn bị những điều kiện khách quan và chủ quan

của nó. Xuất phát từ yêu cầu khách quan là khả năng thanh toán của các bên, ngân

hàng cần xây dựng cho mình một hệ thống thông tin hoàn chỉnh gồm các kênh nội bộ

và các kênh ngoài ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần thiết lập hệ thống

hiệu quả của bộ máy thông tin giữa các ngân hàng đại lý để có các thông tin chính xác

về ngân hàng mở L/C và nhà nhập khẩu.

1.3.2. Hoàn thiện quy trình thanh toán L/C hàng nhập.

- Quy định mức ký quỹ một cách hợp lý: Định mức ký quỹ một cách hợp lý sẽ

giúp ngân hàng mở tránh được rủi ro khi trả tiền. Định mức ký quỹ là việc làm không

đơn giản bởi mức ký quỹ cao sẽ gây khó khăncho người nhập khẩu, người nhập khẩu

sẽ sẵn sàng từ bỏ ngân hàng chuyển sang quan hệ với ngân hàng khác chấp nhận mức

ký quỹ thấp hơn, còn nếu mức ký quỹ quá thấp sẽ không đảm bảo đối với cam kết của

khách hàng. Vì vậy, việc xác định mức ký quỹ cần dựa vào một số các yếu tố: Nếu

đơn vị nhập khẩu là khách hàng có uy tín lâu năm thì ngân hàng có thể định mức ký

quỹ thấp ngược lại nếu khách hàng đến quan hệ mở L/C lần đầu tiên thì phải yêu cầu

mức ký quỹ cao nhất 100% giá trị thanh toán hoặc phải có tài sản bảo đảm hoặc người

bảo lãnh; Căn cứ vào khả năng tiêu thụ sản phẩm đó trên thị trường trong thời gian

tới; Căn cứ vào hiệu quả kinh tế của lô hàng nhập về: định mức ký quỹ phải cao hơn tỉ

suất lợi nhuận mà lô hàng mang lại vì trong một số trường hợp người nhập khẩu thế

chấp bằng cả lô hàng không có khả năng thanh toán cho ngân hàng mở thì ngân hàng sẽ được quyền định đoạt hàng hoá; Căn cứ vào tỉ lệ trượt giá của đồng tiền: trong thời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kỳ tỉ giá biến đổi mạnh, ngân hàng phải điều chỉnh tỉ lệ ký quỹ để tránh rủi ro về tỉ

giá. Tỉ lệ điều chỉnh phải tương ứng với tỉ lệ trượt giá của đồng tiền trong thời gian

tới.

- Tăng cường quản lý và sử dụng tốt các phương thức thanh toán quốc tế, đặc

biệt là bảo lãnh (L/C) hàng trả chậm. Do đặc điểm của phương thức thanh toán bằng

L/C trả chậm, thông thường khách hàng chỉ ký quỹ một tỉ lệ nhỏ so với L/C khi đến

hạn thanh toán, khách hàng mới phải nộp tiền vào tài khoản tại ngân hàng để thanh toán cho nước ngoài. Trong thời gian chưa thanh toán cho ngân hàng, hầu hết các

khách hàng đều quay vòng vốn để tạo lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên, trong trường hợp

khách hàng kinh doanh không hiệu quả, sử dụng vốn không đúng mục đích, khi đến

hạn thanh toán không có đủ tiền để trả cho ngân hàng nước ngoài thì khi đó ngân hàng

phải ứng vốn cho vay bắt buộc để trả cho bạn hàng nhằm đảm bảo uy tín trong giao

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và thực tiễn áp dụng trong hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam- chi nhánh thanh xuân (Trang 37 - 39)