Những khó khăn, hạn chế mà VCB Thanh Xuân gặp phải trong hoạt động

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và thực tiễn áp dụng trong hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam- chi nhánh thanh xuân (Trang 32 - 34)

thanh toán tín dụng chứng từ.

4.1.Những khó khăn, hạn chế xuất phát từ phía khách hàng giao dịch.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trên địa

bàn Hà Nội nói riêng còn nhiều hạn chế về tiềm lực tài chính. Điều này dẫn đến một

thực tế là các nhà nhập khẩu chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng khi tham gia quan hệ

với người xuất khẩu nước ngoài. Ngân hàng sẽ đứng trước nguy cơ rủi ro mất vốn rất

lớn bởi vì việc thu hồi vốn về lúc này hoàn toàn tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh của

nhà nhập khẩu.

Bên cạnh đó, trình độ nghiệp vụ của các doanh nghiệp trong nước cũng là một

trong nguyên nhân gây khó khăn cho công tác thanh toán xuất nhập khẩu. Đối với các

doanh nghiệp xuất khẩu, việc lập bộ chứng từ hoàn hảo vẫn còn nhiều sai sót, hạn chế.

Trên thực tế, có tới 60% chứng từ hàng xuất là có sai sót, phải chờ ngân hàng mở L/C

chấp nhận mới được đòi tiền ngân hàng hoàn trả. Việc đòi tiền ngân hàng nước ngoài

trong trường hợp này dễ bị chậm, tốn kém tiền điện phí, sai sót phí. Điều này gây ra nhiều phiền toái, khó khăn cho ngân hàng, làm chậm trễ quy trình thanh toán dẫn đến

làm giảm chất lượng, uy tín của ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế. Về

phía các doanh nghiệp nhập khẩu, thiếu kinh nghiệm và kiến thức về tập quán thương

mại quốc tế, tập quán quốc gia đối tác chính là nguyên nhân gây ra khó khăn cho ngân

hàng trong việc mở và thanh toán L/C. Chẳng hạn như, người nhập khẩu do trình độ

hạn chế, không hiểu rõ những điều khoản trong hợp đồng thương mại hoặc cố tình

làm sai những thảo luận ban đầu dẫn đến yêu cầu mở L/C có nội dung không khớp với

hợp đồng thương mại làm chậm trễ quá trình thanh toán, gây nhiều chi phí tốn kém.

4.2.Những khó khăn hiện tại của ngân hàng.

4.2.1. Khó khăn về trình độ cán bộ và công nghệ ngân hàng

VCB Thanh Xuân luôn quan tâm đến việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực. VCB Thanh Xuân đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có trình độ học vấn khá, cán bộ

tế thị trường của số đông cán bộ VCB Thanh Xuân chưa tiến kịp so với đòi hỏi thực

tế. Vì vậy, khó khăn trước mắt của VCB Thanh Xuân là phải tăng cường đào tạo đội

ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp

nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình, đặc biệt trong lĩnh vực

thanh toán quốc tế .

Nhận thức công nghệ là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động của mình,

VCB Thanh Xuân đã không ngừng đầu tư, bỏ ra những khoản vốn khổng lồ để đáp ứng được yêu cầu hoạt động của các ngân hàng thương mại hiện đại. Tuy nhiên, cho

đến nay, hệ thống công nghệ của VCB Thanh Xuân còn nhiều bất cập, máy móc còn thiếu, chương trình quản lý và xử lý chưa linh hoạt, còn hay xảy ra các lỗi làm gián

đoạn quá trình giao dịch. Một vấn đề nữa là những tiện lợi không thể phủ nhận mà hệ

thống công nghệ hiện đại mang lại đã làm cho toàn bộ hoạt động của VCB Thanh

Xuân trở nên phụ thuộc hoàn toàn. Nếu một sự cố kỹ thuật nào đó xảy ra sẽ ảnh

hưởng tới mọi hoạt động của VCB Thanh Xuân . Nhiều khi, quá trình thanh toán cũng

bị ảnh hưởng bởi những sự cố về kỹ thuật, máy móc, thiết bị truyền dữ liệu và xử lý thông tin như: telex bị ngắt quãng, điện nhập sai số, thất lạc chứng từ…Do vậy, hệ

thống công nghệ được trang bị tại VCB Thanh Xuân đòi hỏi phải hiện đại và tối tân

nhất.

4.2.2. Khó khăn đối với chiến lược mở rộng khách hàng

Hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam chịu sự chi phối sâu sắc của các chính

sách quản lý của nhà nước, như: chính sách quản lý ngoại hối, chính sách hạn chế

nhập khẩu để bảo vệ nền sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng được sự cho phép của nhà nước…Trong điều kiện như vậy thì nhu cầu về sản

phẩm thanh toán quốc tế bị hạn chế. Cho nên dù một ngân hàng thương mại nào đó có đầy đủ mọi ưu đãi giành cho khách hàng đi chăng nữa thì cũng chỉ dừng ở một con số

nhất định trong một giới hạn nhất định nào đó mà thôi.

Thời gian qua, hoạt động thanh toán quốc tế tại VCB Thanh Xuân diễn ra trong

bối cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng. Kể từ khi pháp lệnh ngân hàng ra

đời năm 1990, các ngân hàng Việt Nam ngày càng phát triển theo hướng mở rộng và

đa dạng hoá về cả số lượng, chất lượng và dịch vụ, trong khi VCB Thanh Xuân lại được thành lập sau. Thêm vào đó, hiện nay mọi ranh giới giữa các ngân hàng trong

nước và quốc tế hầu như không còn nữa. Thị trường tài chính có sự cạnh tranh bình

đẳng. Ưu thế của các ngân hàng nước ngoài sẽ thể hiện rõ hơn: họ có đầy đủ tiềm năng về vốn, công nghệ ngân hàng , có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế thị trường, thủ tục làm việc nhanh gọn, thông thoáng… VCB Thanh Xuân muốn đứng

vững phải nâng cao chất lượng hoạt động, có chiến lược đổi mới thực tế và rõ ràng.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và thực tiễn áp dụng trong hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam- chi nhánh thanh xuân (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)