Câu 29: Cho 8,8 gam etyl axetat tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng chất rắn khan thu được là bao nhiêu?
A. 10,2 gam B. 8,2 gam C. 10,5 gam. D. 12,3 gam
Câu 30: Phản ứng giữa dung dịch HNO3 loãng, dư và Fe3O4 tạo ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Tổng các hệ số (nguyên, tối giản) trong phương trình của phản ứng oxi – hóa khử này bằng
A. 17. B. 13. C. 20. D. 55.
Câu 31: Cho m(g) hỗn hợp 2 aminoaxit (phân tử chỉ chứa 1 nhóm - COOH và 1 nhóm - NH2) tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch X. Để phản ứng vừa hết với các chất trong X cần dùng 200(g) dung dịch NaOH 8,4% được dung dịch Y. Cô cạn Y được 34,37(g) chất rắn khan. Giá trị m là
A. 19,8. B. 17,83. C. 17,47. D. 13,87.
Câu 32: Để sản xuất ancol etylic người ta dùng nguyên liệu mùn cưa và vụn gỗ chứa 50% xenlulozơ. Nếu muốn điều chế một tấn ancol etylic, với hiệu suất quá trình là 70% thì khối lượng nguyên liệu bằng
A. 5000kg. B. 5031kg. C. 6200kg. D. 5100kg.
Câu 33: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
(b) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.
(c) Cho glucozơ tác dụng với H2, Ni, đun nóng.
(d) Đun nóng dung dịch saccarozơ có axit vô cơ làm xúc tác. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 34: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất (biết trong dãy điện hóa của kim loại, cặp oxi hóa – khử: Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp: Ag+/Ag):
A. Fe(NO3)3, AgNO3. B. Fe(NO3)2, AgNO3.
C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.
Câu 35: Thể tích dung dịch HNO3 1 M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Zn là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
A. 1,2 lit. B. 0,8 lit. C. 0,6 lit. D. 1,0 lit.
Câu 36: Một dung dịch X có chứa các ion: x mol H+, y mol Al3+, z mol 2 4
SO và 0,1 mol Cl-. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,9M tác dụng với dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z.
Khối lượng kết tủa Y là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A. 51,28 gam. B. 62,91gam. C. 46,60 gam. D. 49,72 gam.
Câu 37: Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỷ lê mol 1:1) bằng HNO3, thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỉ khối của X so với H2 bằng 19. Giá trị của V là
A. 5,60. B. 2,24. C. 4,48. D. 3,36.
- Ai muốn mua bộ đề (file word, có thể chỉnh sửa, có đáp án chi tiết) vui lòng đặt mua bằng cách gửi
3Al(OH) Al(OH) n nNaOH 0,55 0,35 0,05
Câu 38: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Cu(NO3)2 (trong đó số mol Cu bằng số mol CuO) vào 350 ml dung dịch H2SO4 2M (loãng), thu được dung dịch X chỉ chứa một chất tan duy nhất, và có khí NO thoát ra. Phần trăm khối lượng Cu trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 23,8 %. B. 26,90%. C. 30,97%. D. 19,28%.
Câu 39: Hòa tan hết 8,72 gam hỗn hợp FeS2, FeS và Cu vào 400 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Nếu cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thì thu được 27,96 gam kết tủa, còn nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thì thu được 36,92 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch X có khả năng hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO. Giá trị của m là
A. 9,92. B. 15,68. C. 30,72. D. 32,96.
Câu 40: Hỗn hợp E gồm tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol E trong dung dịch NaOH dư, thu được 76,25 gam hỗn hợp muối của alanin và glyxin. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,2 mol E trong dung dịch HCl dư, thu được 87,125 gam muối. Thành phần % theo khối lượng của X trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào?
A. 27%. B. 31%. C. 35%. D. 22%.
--- HẾT ---ĐỀ SỐ 27 ĐỀ SỐ 27
Câu 1: Thí nghiệm nào không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Nhúng thanh Mg vào dung dịch FeSO4. B. Nhúng thanh Ag vào dung dịch Cu(NO3)2.
C. Cho bột Cu vào dung dịch AgNO3. D. Cho bột Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.
Câu 2: Chất nào sau đây là polisaccarit?
A. glucozơ B. fructozơ C. tinh bột. D. saccarozơ
Câu 3: Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là
A. K B. Na C. Ca D. Cu
Câu 4: Thuỷ phân hoàn toàn este X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được CH3COONa và C2H5OH. Công thức của X là
A. C2H3COOCH3 B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOC2H3.
Câu 5: “ Đường mía” là thương phẩm có chứa chất nào dưới đây?
A. glucozơ B. tinh bột. C. Fructozơ. D. saccarozơ.
Câu 6: Peptit X có công thức cấu tạo là H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kí hiệu của X là Ala-Ala-Gly. B. X thuộc loại tripeptit.
C. X có 3 liên kết peptit D. X không có phản ứng màu biure
Câu 7: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Cu vào dung dịch AgNO3. (b) Cho Fe vào dung dịch Al2(SO4)3.
(c) Cho Na vào dung dịch CuSO4. (d) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng.
Số thí nghiệm có tạo thành kim loại là
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 8: Chất nào sau đây bị thủy phân trong dung dịch H2SO4, đun nóng?
A. glucozơ. B. fructozơ. C. alanin. D. tinh bột.
Câu 9: Phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại thuộc loại
A. phản ứng thủy phân. B. phản ứng trao đổi.
C. phản ứng oxi hoá – khử. D. phản ứng xà phòng hóa.
Câu 10: Hỗn hợp X gồm Al và Zn. Hòa tan hoàn toàn 9,2 gam X trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là
A. 29,35%. B. 59,75%. C. 70,65%. D. 40,25%.
Câu 11: Benzyl axetat là este có chứa vòng benzen và có mùi thơm của hoa nhài. Công thức cấu tạo thu gọn của benzyl axetat là
A. C6H5CH2COOCH3. B. C6H5COOCH3. C. CH3COOC6H5. D. CH3COOCH2C6H5.
Câu 12: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây tồn tại ở dạng lỏng?
A. Hg B. Fe C. Ag D. Na
Câu 13: Số tripeptit mạch hở khi thủy phân hoàn toàn thu được 3 α-amino axit Gly, Ala, Val là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 6
Câu 14: Kim loại nào dưới đây có thể được điều chế bằng cách dùng CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao?
A. Cu. B. Mg. C. Ca. D. Na.
Câu 15: Cho m gam kim loại Al tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch H2SO4 (loãng) sinh ra 6,72 lít (đktc) khí H2. Giá trị của m là
A. 2,7. B. 8,1. C. 5,4. D. 4,05.
Câu 16: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Cu. B. Ag. C. Fe. D. Ni.
Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Ag bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là
A. 0,15. B. 0,05. C. 0,20. D. 0,10.
Câu 18: Kim loại nào sau đây không điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Fe. B. Hg. C. Na. D. Cu.
Câu 19: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. W. B. Hg. C. Al. D. Ag.
Câu 20: Ứng dụng nào sau đây không phải là của kim loại Cu?
A. Sản xuất dây điện. B. Sản xuất xà phòng. C. Đúc tượng. D. Đúc trống đồng.
Câu 21: Hóa chất nào sau đây có thể dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu và không gây độc hại?
A. NaCl. B. Na2CO3. C. HCl . D. NaOH.
Câu 22: Ứng với công thức phân tử C2H5O2N có bao nhiêu CTCT là amino axit?
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 23: Tính chất nào sau đây không phải của triolein?
A. Là chất lỏng ở điều kiện thường.
B. Tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường, tạo ra dung dịch xanh lam.
C. Thủy phân hoàn toàn trong dung dịch NaOH thu được xà phòng.