IV. Văn minh Tây Âu thời trung đạ
4. Thời đại khai sáng
PHẦN B: CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ
Bạn có từng nghĩ đến việc sẽ có một ngày nào đó Robot sẽ thay thế con người để làm hết mọi việc trong thị trường lao động? Vâng, điều này chúng ta có thể nghĩ đến khi mà con người đang đứng trước một cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử, đó là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Vậy cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đó là gì? Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các cuộc Cách mạng công nghiệp trước nó trong quá khứ.
Đầu tiên đó là cuộc Cách mạng công nghiệp 1.0, nó được khởi xướng từ năm 1784 tại nước Anh.Trong cuộc cách mạng này, năng lượng hơi nước đã được ra đời và ứng dụng, giúp phát triển sản xuất.
Hình 1. Hình động cơ hơi nước hoàn chỉnh của James Watt
Ngay sau cuộc Cách mạng công nghiệp 1.0, cuộc cách mạng công nghiệp 2.0 đã tiếp diễn sau đó từ năm 1870 cho đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra. Cuộc cách mạng công nghiệp này sử dụng động cơ điện và sản xuất ra dây chuyền sản xuất lắp ráp hàng loạt.
Hình 2. Cuộc chiến dòng điện giữa Nikola Tesla & Thomas Edison
Với sự ra đời và phát triển lan tỏa của công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa sản xuất, cuộc Cách mạng công nghiệp 3.0 đã bùng nổ từ những năm 70 của thế kỷ XX, đây được xem là kỷ nguyên của công nghệ thông tin, mà trong đó kỹ thuật số rất phát triển.
Hình 3. Máy vi tính đầu tiên trên thế giới
Và dựa trên cuộc Cách mạng Công nghiệp 3.0, một cuộc cách mạng công nghiệp mới đã ra đời và phát triển một cách kinh điển hơn, không gì khác đó là cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0. Đây là nơi mà các công nghệ được kết nối với nhau và không có sự ràng buộc giữa vật lý, kỹ thuật số hay sinh học.
Có thể nói Đức là nước khởi nguồn cho của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 này, bởi vì vào năm 2013 khái niệm này đã được giới thiệu bởi một nhóm nhà khoa học người Đức đang làm chiến lược cho chính phủ Đức. Và kể từ những năm 2015, 2016 khái niệm này đã được biết đến và đề cập nhiều hơn thông qua các bài báo, các cuộc họp lớn trên thế giới. Cho đến ngày 10/10/2016, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã được chính thức tuyê bố tại San Francisco - Mỹ, đánh dấu một bước tiến mới của lịch sử loài người.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này sẽ đưa các quy trình sản xuất lên một tầm cao mới khi mà nó đưa ra các công nghệ sản xuất mới tinh vi hơn.Điều này có nghĩa là máy móc sẽ trở thành một thể độc lập, có thể tự thu thập dữ liệu, phân tích và tự hoàn thiện, nó sẽ hoạt động một cách độc lập hoặc có thể hợp tác với con người trong lĩnh vực sản xuất.
Bây giờ chúng ta hãy cùng đến với 3 lĩnh vực chủ yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này, đó là lĩnh vực kỹ thuật số, lĩnh vực công nghệ sinh học và lĩnh vực vật lý.
Đầu tiên là lĩnh vực kỹ thuật số, các yếu tố được xem là trọng tâm trong cuộc cách mạng 4.0 này sẽ là Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối (IOT) và Dữ liệu lớn (Big Data).
Trong khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo (AI) như là một người con vàng và nó mang ý nghĩa to lớn. Tại đây nó tạo ra những máy học thông minh có khả năng thực hiện những việc mà đòi hỏi trí thông minh như một con người. Cụ thể, máy tính sẽ có thể tự suy nghĩ, tự suy ra vấn đề, có thể giao tiếp với nhiều ngôn ngữ, biết thích nghi với sự giúp sức của trí tuệ nhân tạo.
Có bốn loại trí tuệ nhân tạo bao gồm AI phản ứng, AI với bộ nhớ hạn chế, lý thuyết trí tuệ nhân tạo và cuối cùng là tự nhận thức.
Giống như tên gọi của nó, AI phản ứng nó sẽ sử dụng trí thông minh để nhận thức và phản ánh với thế giới thực trước mặt nó. AI với bộ nhớ hạn chế nó có khả năng lưu trữ dữ liệu và dự đoán được trước đó từ những kinh nghiệm của mình khi thu thập thông tin, có thể hiểu nôm na như câu: “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Về lý thuyết trí tuệ nhân tạo, đây vẫn còn trong nghiên cứu và chưa phải là phương án khả thi. Con AI tự nhận thức, đây là cấp độ mà AI sở hữu ý thức đạt cấp độ con người, nó nhận thức được sự tồn tại của chính nó.
Một số ví dụ về trí tuệ nhân tạo ngày nay như Siri, Alexa và các trợ lý thông minh khác. Nếu như bạn là một tín đồ xem phim và đã từng sử dụng Neflix thì chắc hẳn bạn cũng biết đến những đề xuất mà Neflix chạy, vâng đó cũng là một ví dụ về trí tuệ nhân tạo mà Neflix ứng dụng. Ngoài ra còn có ô tô tự lái, bot hội thoại, robot cố vấn,…
Cũng không kém cạnh so với trí tuệ nhân tạo, mạng lưới vạn vật kết nối (IOT) cũng là một yếu tố có sức nóng trên thế giới.
IOT là mạng mà các đối tượng vật lý kết nối với Internet và các thiết bị hỗ trợ Internet kết nối với những thứ hàng ngày. Nó được định nghĩa là “một mạng lưới toàn cầu gồm các đối tượng có thể địa chỉ duy nhất được tạo ra giữa chúng và các đối tượng trong mạng này giao tiếp với nhau bằng một giao thức cụ thể”. Ngoài ra, khái
niệm này có thể được định nghĩa là một hệ thống các thiết bị giao tiếp với nhau thông qua các giao thức truyền thông khác nhau và đã tạo thành một mạng thông minh bằng cách kết nối và chia sẻ thông tin.
IOT là một khái niệm của kết nối bất kỳ thiết bị vào Internet hoặc thiết bị kết nối khác để gửi và nhận dữ liệu. Ở đây, dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng các cảm biến đặc biệt có thể được trao đổi và giao tiếp qua Internet và các đối tượng có thể được giám sát và quản lý từ xa.
Một số ứng dụng IOT hiện nay như chiếc đồng hồ thông minh của Apple, vòng đeo tay LookSee, Smart Grid (lưới thông minh), xe công nghệ có kết nối, các chuỗi cung ứng và chăn nuôi thông minh,…
Yếu tố trọng tâm cuối cùng trong lĩnh vực kỹ thuật số này là Dữ liệu lớn (Big Data). Big Data được hiểu là một kho dữ liệu lớn cho phép con người thu thập và lưu trữ mức độ thông tin khổng lồ. Kích thước của nó là không xác định, nó tăng dần đều, bao gồm dữ liệu được tạo bởi nhân viên, khách hàng, đối tác, máy móc, nhật ký, cơ sở dữ liệu, camera an ninh, thiết bị di động, mạng xã hội,… Điều này trở thành những cốt lõi cần có của các doanh nghiệp trên thế giới, giúp họ có thể biết được các nhu cầu, xu hướng của người dùng để từ đó đưa ra các chiến lược hiệu quả.
Về lĩnh vực Công nghệ sinh học, nó là một lĩnh vực đa dạng liên quan đến việc làm việc với các tế bào sống hoặc sử dụng các phân tử có nguồn gốc từ chúng cho các ứng dụng hướng tới phúc lợi con người bằng cách sử dụng các loại công cụ và công nghệ khác nhau. Nó là sự kết hợp của khoa học sinh học với kỹ thuật, theo đó các sinh vật sống hoặc tế bào hoặc các bộ phận được sử dụng để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ.
Các lĩnh vực chính của công nghệ sinh học là công nghệ sinh học y tế, công nghệ sinh học nông nghiệp, công nghệ sinh học công nghiệp, công nghệ sinh học biển, công nghệ sinh học thực phẩm và công nghệ sinh học môi trường. Trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 này, công nghệ sinh học tập trung vào nghiên cứu, phát triển các gen thế hệ mới, sinh học phân tử, tế bào gốc…. từ đó tạo ra những bước phát triển đáng kể trong nông nghiệp, vật liệu, năng lượng tái tạo, thủy sản, chế biến thực phẩm,…
Và cuối cùng là lĩnh vực vật lý, yếu tố cốt lõi thứ ba của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này. Nhắc đến lĩnh vực này chúng ta phải kể đến sự xuất hiện của công nghệ Nano, kỹ thuật in 3D, sự ra đời của các vật liệu và công nghệ chế tạo mới, trong đó đáng chú ý nhất là công nghệ Nano và kỹ thuật in 3D.
Công nghệ Nano giúp giảm chi phí một cách đáng kể khi sản xuất, tạo điều kiện để sản xuất phát triển. Các sản phẩm được tạo ra sẽ trở nên hoàn thiện và hoàn mỹ hơn, giá cả cũng rẻ hơn. Bên cạnh đó, nó còn rất hiệu quả trong việc tiết kiệm tiêu thụ năng lượng, giúp môi trường sạch hơn và hướng tới giải quyết các vấn đề liên quan tới sức khỏe.
Về kỹ thuật in 3D, nó cho phép tạo ra các mô hình vật thể ba chiều từ các đối tượng. Tại đây dưới sự kiểm soát của máy tính, các vật liệu sẽ được xếp chồng lên nhau và dần dần từ đó tạo ra sản phẩm. Điều này sẽ giúp cho các nhà sản xuất có thể phát hành sản phẩm sớm hơn ra thị trường, có thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn và rút được kha khá chi phí.
Hình 4. Mô hình tháp Eiffel chế tạo từ công nghệ in 3D
Với những gì mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang biểu hiện, nó hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên trước cuộc cách mạng lịch sử này, nhân loại cũng phải đứng những cơ hội và thách thức to lớn để có thể phát triển hơn trong mai sau.
Với thế giới nói chung, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động to lớn đến nhiều lĩnh vực trên thế giới. Việc xuất hiện của những con Robot, máy móc mang trí tuệ ngang tầm con người, có thể làm được những việc mà con người không thể làm được hay những công nghệ ngày càng hiện đại đã cho chúng ta thấy đây như là một bộ phim viễn tưởng mà chính chúng ta là người xây dựng và xuất bản bộ phim này. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các nước, các doanh nghiệp có thể phát triển hiệu quả với những chiến lược đề ra, tạo cơ hội cho con người làm việc và kinh doanh hiệu quả hơn, các việc làm mới xuất hiện nhiều hơn.
Hình 5. Hình Robot Sophia
Với Việt Nam nói riêng, chúng ta với vị thế là nước đang phát triển, có thể tận dụng những gì mà khoa học đã nghiên cứu ra trước để rút ngắn đi thời gian nghiên cứu của mình, có thể tận dụng nó để phát triển khoa học – kỹ thuật một cách hiệu quả hơn, tốn ít thời gian hơn.
Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng mang đến những thách thức mà nhân loại đáng phải lưu tâm. Sự thông minh, linh hoạt của các robot, máy móc sẽ đánh vào điểm yếu của con người, khi đó chúng sẽ thay thế dần con người trong lao động sản xuất, từ đó nhiều người lao động sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp, làm phá vỡ thị trường lao động.
Sau những bất ổn trong lĩnh vực kinh tế thì nó sẽ ảnh hưởng đến những bất ổn trong đời sống mà cụ thể là lĩnh vực chính trị. Vì thế mà các nước trên thế giới nên nhận thức rõ được những tiềm năng và nguy cơ của cuộc Cách mạng 4.0 này để có thể chuẩn bị và đề ra những chiến lược phát triển trong thời kỳ diễn ra nó.
Bên cạnh đó việc IOT ngày càng hiện đại nhưng rủi ro là thông tin cá nhân, người dùng, tài chính, sức khỏe sẽ dễ dẫn đến những hệ quả khôn lường.
Qua những gì mà chúng ta đã được đề cập, có thể thấy cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là một cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử, mang tính đột phá và đi kèm theo nó là những cơ hội và thách thức mà nhân loại phải đối mặt.