Các hình thức bảo mật thông tin trong thương mại điện tử

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY BÔNG COSMETIC (Trang 26 - 27)

a. Đối tượng truyền thông

2.6. Các hình thức bảo mật thông tin trong thương mại điện tử

- Gian lận thanh toán: Đây là hình thức mà kẻ gian hoặc hacker lợi dụng lỗi của hệ thống thanh toán để thực hiện những giao dịch ảo dẫn tới thất thoát lớn cho doanh nghiệp TMĐT. Hiện này, vấn đề này rất phổ biến, hacker lợi dụng các sơ hở của hệ thống sau đó liên hệ cho người dùng đóng giả làm người của trang web thương mại điện tử hoặc là hệ thống thanh toán trực tuyến để lừa đảo làm cho khách hàng thanh toán tiền cho hacker hoặc chuyển tiền vào tài khoản của hacker.

- SPAM: Khi mà email marketing đang là kênh thúc đẩy doanh số hiệu quả, thì đó cũng là kênh để những kẻ phá phách thực hiện hành vi SPAM. Không chỉ vậy, chúng có thể spam bình luận, form liên hệ bằng những đường link có gắn mã độc, hoặc spam với tần suất lớn khiến cho tốc độ tải trang giảm đáng kể. Hầu hết, những người dùng emal đều đã từng bị Spam email những email rất phiền đối với người dùng ngoài ra những email này đều gán mã độc nếu người dùng lỡ bấm vào đường link hoặc mã đính kèm trong email thì sẽ bị lộ thông tin cá nhân và một vài thông tin khác.

- Phishing: Tấn công mạng theo hình thức lừa đảo Phishing luôn nằm top những rủi ro bảo mật phổ biến của TMĐT. Với hình thức này, Hacker thường giả mạo thành doanh nghiệp hoặc đơn vị có uy tín để lừa người tiêu dùng cung cấp thông tin nhạy cảm như số thẻ tín dụng, tài khoản – mật khẩu trang TMĐT. Để đạt được mục đích này, chúng tạo ra một website giả trông gần giống như bản gốc khiến người dùng nhầm lẫn và nhập thông tin quan trọng. Cũng có khi chúng gửi một email, tin nhắn SMS mạo danh nhân viên công ty hoặc thực hiện một cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng để chiếm

- Bots: Kẻ gian có thể viết ra một chương trình (bot) có khả năng thu thập dữ liệu quan trọng trong website Thương mại điện tử của bạn, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng cho họ. Những thông tin dễ bị thu thập là các mặt hàng đang “hot”, số lượng hàng tồn kho, hay số lượng hàng đã bán. Những thông tin này tuy không ảnh hưởng trực tiếp, nhưng ảnh hưởng gián tiếp tới doanh thu của sàn TMĐT nếu như kẻ xấu biết tận dụng đúng cách.

- DdoS: DDoS (tấn công từ chối dịch vụ) luôn là nỗi ác mộng của các website thương mại điện tử. Để đảm bảo trải nghiệm khách hàng, các trang web TMĐT được kỳ vọng sẽ liên tục online và có thể chịu được một lượng traffic đủ lớn phục vụ nhu cầu mua sắm của khách hàng (tùy từng giai đoạn phát triển). Tuy nhiên, chỉ cần một cuộc tấn công DDoS khiến website bị sập, doanh nghiệp sẽ phải chịu thiệt hại cả về doanh thu trực tiếp lẫn gián tiếp (mất uy tín).

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY BÔNG COSMETIC (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)