Nguồn vốn của DN đó là nguồn hình thành nên các tài sản của doanh nghiệp. Nguồn vốn của DN sẽ bao gồm 2 nguồn cơ bản là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn kinh doanh, lợi nhuận chưa phân phối và các nguồn vốn khác nhau như kinh phí xây dựng cơ khí, kinh phí sự nghiệp... Nguồn vốn này là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ tự chủ trong hoạt động tài chính. Bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp còn phải đi vay, chiếm dụng vốn để phục vụ cho quá trình kinh doanh đó chính là nợ phải trả. Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn đó là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn dưới 12 tháng hoặc 1 chu kì kinh doanh. Vay và nợ ngắn hạn, phải tra người bán ngắn hạn, phải thanh thoán với ngân sách Nhà nước về các khoản thuế, phải trả công nhân viên, người mua trả tiền trước. Nợ dài hạn đó là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thanh toán thời hạn trên 12
tháng hoặc 1 chu kỳ kinh doanh. Nợ dài hạn bao gồm: Vay và nợ dài hạn, phải trả người bán dài hạn, phải thanh toán với ngân sách nhà nước được hoãn lại...
Cơ cấu nguồn vốn của DN sẽ phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh, hình thức sở hữu vốn, cơ chế quản lý và phân cấp tài chính trong doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn trong DN sẽ tác động đến nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh của DN. Thông thường, các nhà phân tích sẽ sử dụng các chi tiêu sau để đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN:
Hệ số sinh lời của vốn đầu tư
Hệ số sinh lời của vốn
đầu tư (ROI) =
Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay Tổng vốn đầu tư bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích DN bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càng tốt, đó là nhân tố hấp dẫn DN đầu tư mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời của
VCSH (ROE) =
Lợi nhuận sau thuế VCSH bình quân
Chỉ tiêu này cho biết bình quân cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế cho DN. Về mặt lý thuyết, trị số của chỉ tiêu ROE càng cao càng chứng tỏ DN sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả, do đó nhà đầu tư càng hấp dẫn. Hơn nữa, trị số ROE cao còn chứng tỏ DN sử dụng cơ cấu vốn chủ sở hữu và nợ phải trả hợp lý.
Hiệu quả sử dụng của lãi vay
Hiệu quả sử dụng
lãi vay =
Lợi nhuận kế toán trước thuế + Chi phí lãi vay Chi phí lãi vay
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng của lãi vay phản ánh độ an toàn, khả năng thanh toán tiền lãi vay của DN. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì khả năng sinh lời của vốn vay càng tốt, đó là sự hấp dẫn của các tổ chức tín dụng vào hoạt động kinh doanh của DN.
Khi phân tích hiệu quả sử dụng lãi vay ta có thể so sánh năm nay với năm trước, so sánh giữa các DN tương đồng, so sánh với các chi tiêu hiệu quả huy động vốn vốn trên TTCK. Khi phân tích có thể xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và những nguyên nhân tác động đến chỉ tiêu để từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tiền vay.
Tỷ suất sinh lời của tiền vay
Tỷ suất sinh lời của tiền vay = Lợi nhuận sau thuế
Tiền vay bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, DN sử dụng 1 đồng tiền vay phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt, đó là nhân tố hấp dẫn nhà quản trị đưa ra quyết định vay tiền đầu tư vào hoạt động KD.