Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chữ ký số NewCA (Trang 72)

Bảng 4. Bảng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Lợi nhuận kế toán trước

thuế và lãi vay 276.642.916 418.189.186 286.163.923

Tổng vốn đầu tư bình

quân 9.094.741.530 12.956.052.130 21.185.951.190

Lợi nhuận sau thuế 220.407.003 334.551.349 240.916.130

VCSH bình quân 2.089.688.369 2.367.167.545 4.225.685.899

Chi phí lãi vay 0 0 0

Tiền vay bình quân 0 0 0

ROI 0,03 0,03 0,01

ROE 0,11 0,14 0,06

Tỷ suất sinh lời của tiền

vay 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần chữ ký số NewCA)

a) Hệ số sinh lời của vốn đầu tư

Qua bảng phân tích ta thấy, năm 2018 và năm 2019, doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư thì thu được 0,03 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này ở cả 2 năm đều không cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của công ty chưa cao, thành quả công ty thu được so với vốn đầu tư không cao. Đến năm 2020, hệ số này giảm xuống còn 0,01 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của công ty bị giảm xuống khá thấp. Công ty chưa chú trọng thu hút nguồn tài trợ cho công ty và quy mô chưa được mở rộng nên thu nhập không cao

b)Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu

Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư quan tâm vì khả năng sinh lời của nó trên vốn nhà đầu tư bỏ ra kinh doanh.

Năm 2018, doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu cho kinh doanh thì thu được 0,11 đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Đến năm 2019, hệ số này tăng lên 0,14 đồng. Sự gia tăng của năm 2018 và 2019 là do công ty đã sử

dụng tốt tất cả các loại tài sản có hiệu quả, nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản để tăng khả năng thu hút vốn trong tương lai. Tuy nhiên năm 2020, hệ số này giảm xuống 0,06 điều đó thể hiện đồng vốn đầu tư không đạt hiệu quả bằng năm 2018 và năm 2019

c) Hiệu quả sử dụng của lãi vay

Qua bảng số liệu ta thấy, doanh nghiệp không có chi phí lãi vay nên hiệu quả sử dụng của lãi vay bằng không. Công ty sử dụng vốn chủ sở hữu và doanh thu từ hoạt động khác để sử dụng cho chi phí hoạt động kinh doanh của công ty

d)Tỷ suất sinh lời của tiền vay

Qua bảng số liệu, ta thấy doanh nghiệp không có khoản tiền vay trong 3 năm nên không có tỷ suất sinh lời của tiền vay. Có thể hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa được tốt nên các nhà quản trị của công ty chưa đưa ra quyết định vay tiền đầu tư vào hoạt động kinh doanh

2.1.4. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng chi phí

Bảng 5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí

Chỉ tiêu Năm 2018 2019 2020

Lợi nhuận thuần từ HĐKD 283.910.531 418.187.197 285.307.178

Giá vốn bán hàng 18.842.237.494 17.026.879.248 27.981.021.564

Chi phí bán hàng 13.692.225.842 16.660.716.875 22.282.441.821 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.890.425.525 6.221.617.406 3.343.796.756 Lợi nhuận kế toán trước thuế 276.642.916 418.189.186 286.163.923

Tổng chi phí 19.651.895.380 22.965.972.820 25.671.488.940

Tỷ suất sinh lời của giá vốn bán hàng

0,015 0,02 0,01

Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng

0,02 0,03 0,012

Tỷ suất sinh lời của chi phí QLDN

0,05 0,07 0,09

Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí

0,01 0,02 0,01

Năm 2018, doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn bán hàng thì thu được 0,015 đồng lợi nhuận. Năm 2019, chỉ tiêu này tăng lên 0,02 nhưng đến năm 2020 giảm xuống 0,01. Mức lợi nhuận trong giá vốn bán hàng cả 3 năm của công ty đều không cao, thấp nhất là năm 2019. Mức tiêu thụ sản phẩm chưa được tốt nhên doanh nghiệp cần đẩy mạnh những hoạt động mở rộng quy mô bán hàng, phát triển các kênh đại lý,CTV để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán càng lớn, thể hiện các mặt hàng kinh doanh lời nhất, do vậy Công ty càng phải đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ. Ở đây chỉ tiêu dương, không quá thấp, chứng tỏ có lợi nhuận trong giá vốn hàng bán, kinh doanh có lời, có hiệu quả

b)Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng

Năm 2018, doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng chi phí bán hàng thì thu được 0,02 đồng lợi nhuận. Năm 2019, tăng lên 0,03 đồng nhưng năm 2020 giảm xuống 0,012 đồng. Qua 3 năm ta thấy, lợi nhuận trong chi phía bán hàng của doanh nghiệp không được cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng cũng không cao, mức tiết kiệm chi phí bán hàng của doanh nghiệp chưa được nhiều

Nếu chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng càng lớn, Công ty đã tiết kiệm được chi phí bán hàng. Ở đây chỉ tiêu này dương, chứng tỏ có mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng

c) Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp

Năm 2018, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp thì thu được 0,05 đồng lợi nhuận. Năm 2019 và 2020, tỷ suất này tăng lên lần lượt là 0,07 và 0,09 đồng. Chỉ tiêu này khá cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí quản lý doanh nghiệp

Nếu chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí quản lý Công ty càng lớn, Công ty đã tiết kiệm được chi phí quản lý. Ở đây chỉ tiêu này dương, chứng tỏ Công ty sử dụng hiệu quả nguồn chi phí quản lý doanh nghiệp.

Năm 2018, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng cho toàn bộ chi phí thì thu được 0,01 đồng lợi nhuận kế toán trước thuế. Năm 2019, tỷ suất này tăng lên 0,02 đồng nhưng năm 2020, tỷ suất này gảm xuống 0,01 đồng. Trong 3 năm, chỉ tiêu này đều không cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí của doanh nghiệp không lớn, doanh iệp chưa tiết kiệm được iều chi phí chi ra trong kỳ.

Nếu chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn, Công ty đã tiết kiệm được chi phí chi ra trong kỳ. Trong cả 3 năm, chỉ tiêu này đều dương chứng tỏ Công ty sử dụng có hiệu quả các chi phí phát sinh trong năm.

2.3 . Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần chữ ký số NewCA chữ ký số NewCA

Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là chúng ta đi xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh năm sau so với năm trước thông qua việc so sánh trên từng chỉ tiêu nhưng chủ yếu là sự biến động của ba chỉ tiêu: doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Kết quả hoạt động kinh doanh là bức tranh phản ánh một cách toàn diện hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên do cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và các điều kiện bất lợi khác trong khi doanh thu không đạt như mong đợi đã gây không ít những khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

2.3.1. Những kết quả đạt được

- Mô hình hoạt động của doanh nghiệp đã đi vào ổn định

- Tình hình kinh doanh tại doanh nghiệp tương đối tốt và đang trong giai đoạn phát triển

- Công ty có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, tận tâm với công việc, đoàn kết tương trợ lẫn nhau giữa các phòng ban vì vậy làm hiệu suất kinh doanh đạt kết quả tốt. Giá sản phẩm, dịch vụ phù hợp với người tiêu dùng dẫn đến nhiều đơn đặt hàng làm tăng doanh thu va lợi nhuận.

- Công tác quản lý nhân sự của công ty có hệ thống, cắt giảm chi phí không cần thiết và phân chia công việc, trách nhiệm rõ ràng, phù hợp với khả năng của

từng nhân viên. Phát huy được sự sáng tạo trong quá trình làm việc. Có nguồn khách hàng ổn định và có mối quan hệ tốt với các đối tác kinh doanh

- Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu thực tế của khách hàng

- Tổ chức có quy mô, hiệu quả, chuyên nghiệp đối với các cuộc họp, hội thảo, sự kiện của công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mối quan hệ với đối tác, khách hàng khá tốt, tạo được uy tín và ngày càng được mở rộng hợp tác, phát triển lâu dài

- Tình hình tài chính khả quan, không nợ đọng tiền ngân sách và các khoản nghĩa vụ đối với Nhà nước

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những thuận lợi Công ty còn tồn tại một số vấn đề:

 Hiệu qua sử dụng tài sản không cao, công ty chưa khai thác được hiệu quả công suất, khả năng hoạt động của thiết bị, máy móc

Qua số liệu phân tích, cho thấy Công ty chưa chú trọng tới việc đầu tư vào tài sản dài hạn. Do đặc thù kinh doanh nên việc Công ty đầu tư vào tài sản cố định là không lớn, tài sản dài hạn của Công ty chỉ chiếm từ 14%-24% trong tổng tài sản.

 Lượng tiền mặt tồn tại quỹ của Công ty tương đối nhiều đặc biệt là vào năm 2020, điều này làm chậm vòng quay vốn dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ không hiệu quả.

Khả năng thanh toán chung của Công ty chưa được tốt bên cạnh đó khả năng thanh toán tức thời còn khá kém. Nếu như các chủ nợ mà cùng đòi nợ thì Công ty không có khả năng thanh toán ngay cho các chủ nợ. Công ty cần có những biện pháp tăng khả năng thanh toán tức thời để đảm bảo việc kinh doanh.

 Trong thời gian qua, Công ty mới chỉ tập trung vào các khách hàng từ những khách hàng quen thuộc mà chưa chú trọng đến việc mở rộng thị trường để phát triển thị phần.

Công ty chưa chú trọng thu hút nguồn tài trợ cho công ty và quy mô chưa được mở rộng nên thu nhập không cao. Vấn đề huy động vốn gặp nhiều khó khăn, có thể do hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chưa được nổi bật

 Mức tiêu thụ sản phẩm chưa được tốt nhên doanh nghiệp cần đẩy mạnh những hoạt động mở rộng quy mô bán hàng, phát triển các kênh đại lý,CTV để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty

 Lợi nhuận trong chi phía bán hàng của doanh nghiệp không được cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng cũng không cao, mức tiết kiệm chi phí bán hàng của doanh nghiệp chưa được nhiều

 Thương hiệu công ty chua được mở rộng nên số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ còn hạn chế

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỮ KÝ SỐ NEWCA

3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty

3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội

Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%. Trong vòng 30 năm qua, việc cung cấp các dịch vụ cơ bản có nhiều thay đổi tích cực. Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể. Tính đến năm 2016, 99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14% năm 1993. Tỉ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993 lên 70% năm 2016, trong khi tỉ lệ ở thành thị là trên 95%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đầu tư cơ sở vật chất tính theo phần trăm GDP của Việt Nam nằm trong nhóm thấp nhất trong khu vực ASEAN. Điều này tạo ra những thách thức đối với sự phát triển liên tục của các dịch vụ cơ sở hạ tầng hiện đại cần thiết cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo (Việt Nam xếp thứ 89 trong số 137 quốc gia về chất lượng cơ sở hạ tầng).

Hiện nay, công nghệ số ngày càng phát triển đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức đều phải hòa nhập và phát triển cùng xu hướng đó. Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam phải đưa chiến lược, định hướng để thay đổi phát triển doanh nghiệp, để có thể tồn tại và cạnh tranh

Trong điều kiện môi trường đó, các doanh nghiệp về công nghệ số càng có ưu thế để phát triển. Tuy nhiên, cần biết nắm bắt thời cơ, vận dụng điều kiện sẵn

có để phát huy thế mạnh, mở rộng quy mô, phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ

3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần chữ ký số NewCA trong thời gian tới

3.1.2.1. Mục tiêu phát triển của công ty

Hướng đến xây dựng và tạo lập hình ảnh một nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số Uy tín – Chuyên nghiệp – Tận tâm, mỗi ngày NewCA đều sống và làm việc theo những giá trị cốt lõi của mình

Coi khách hàng và đối tác là trung tâm trong mọi hoạt động, trong mỗi việc làm chúng tôi luôn nỗ lực để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu dịch vụ của khách hàng và đối tác

Xây dựng Công ty Cổ phần chữ ký số NewCA ngày càng phát triển lớn mạnh, hiệu quả hơn trên cơ sở thực hiện tái cơ cấu, sử dụng hợp lý các nguồn lực; Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, liên kết cao hơn về tài chính, công nghệ và thị trường.

Xây dựng đội ngũ lãnh đạo có bản lĩnh và chuyên nghiệp, đồng thời xây dựng đội ngũ quản lý, kinh doanh và chuyên gia giỏi.

Thực hiện sắp xếp lại và thay đổi cơ cấu doanh nghiệp để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp.

3.1.2.2. Chiến lược phát triển

Công ty tập trung trí tuệ và sức lực đẩy lùi khó khăn, nắm bắt thời cơ, đổi mới nhận thức, chấn chỉnh tổ chức, khai thác tối đa các nguồn vốn, mạnh dạn đầu tư thiết bị, con người, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh; xây dựng Công ty trở thành một doanh nghiệp phát triển mạnh toàn diện trong lĩnh vực chữ ký số

Về sản phẩm, dịch vụ: Nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ mới tốt hơn, sử dụng nhanh gọn, hiệu quả, chính xác hơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về thị trường: Đẩy mạnh các hoạt động về tiếp thị nhằm quảng bá thương hiệu và các sản phẩm của Công ty trên thị trường. Thực hiện tốt chính sách chất lượng đối với khách hàng để duy trì và phát triển thương hiệu, thị phần. Mở rộng thị trường trên khắp cả nước qua kênh cộng tác viên, đại lý nhằm đưa dịch vụ của công ty tiếp cận với nguồn khách hàng lớn hơn

Về khoa học công nghệ: Đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật để đổi mới công nghệ trong kinh doanh nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận. Thường xuyên cập nhật, nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới.

Về đầu tư: Tiếp tục đầu tư các thiết bị chuyên ngành hiện đại, mang tính đổi mới công nghệ. Thông qua việc đầu tư để tiếp cận được những phương tiện, thiết bị hiện đại theo hướng phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, đồng thời cũng đào tạo được đội ngũ cán bộ, nhân viên đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty.

Về tài chính: Quản lý chặt chẽ chi phí, đảm bảo sử dụng nguồn vốn có hiệu quả; nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo phát triển liên tục, ổn định, vững chắc.

Về đối thủ cạnh tranh: Tham khảo, đánh giá chiến lược của đối thủ để đưa ra chiến lược riêng cho công ty. Vẫn luôn đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất đến khách hàng, giá cả cạnh tranh nhưng vẫn hợp lý, hấp dẫn để thu hút khách hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chữ ký số NewCA (Trang 72)