Xu hướng phát triển TMĐT tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả bán hàng qua các trang thương mại điện tử của công ty cổ phần ecocare (Trang 50 - 51)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Báo cáo

3.1.Xu hướng phát triển TMĐT tại Việt Nam

Sau khoảng hai thập kỉ phát triển, tính từ năm 1994 đến nay, TMĐT trên thế giới đã có sự phát triển không ngừng. Từ dưới một triệu người dùng Internet vào cuối năm 1995, đến cuối năm 2010, đã có khoảng 2 tỷ người sử dụng Internet trên phạm vi toàn cầu, trong đó có khoảng trên 800 triệu người thường xuyên mua hàng qua Internet. Giá trị giao dịch TMĐT toàn cầu cũng tăng nhanh chóng, từ mức dưới 100 tỷ US$ những năm đầu 2000, đến cuối 2010 đạt trên 10 nghìn tỷ US$ và ước tính đạt trên 15 nghìn tỷ US$ vào năm 2016. Các loại hình TMĐT đã phát triển mạnh mẽ, trong đó các giao dịch B2B giữ vai trò chủ đạo, chiếm khoảng 75% - 80% giá trị giao dịch. Giá trị giao dịch B2C, C2C sẽ tăng trưởng bình quân 10% - 15% và chiếm 20% - 25%. Ngày càng nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng ứng dụng TMĐT với mức độ ứng dụng ngày càng chuyên nghiệp hơn. TMĐT sẽ là xu hướng tất yếu của các quốc gia, các doanh nghiệp và người dân trong kinh doanh và tiêu dùng.

Thương mại điện tử thế giới đã, đang và sẽ phát triển không ngừng theo nhiều xu hướng đa dạng. Cuộc chạy đua trong lĩnh vực này cũng ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Tuy nhiên, thật không thể phủ định rằng thương mại điện tử thực sự là “chiếc bánh béo bở” cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Khi cơ sở hạ tầng CNTT và thương mại đã được xây dựng và hoàn chỉnh hơn, hệ thống pháp luật và chính sách thúc đẩy TMĐT được ban hành đầy đủ và thực thi nghiêm chỉnh, những rào cản phát triển TMĐT sẽ ngày càng được giảm bớt. TMĐT ở ECOCARE sẽ có những bước phát triển theo chiều sâu và chuyên nghiệp hơn, tiệm cận dần với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, là hai địa phương đứng đầu cả nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả bán hàng qua các trang thương mại điện tử của công ty cổ phần ecocare (Trang 50 - 51)