4. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phân tích tình hình tài sản của Công ty
Tài sản là sự biểu hiện bằng hiện vật của vốn kinh doanh của công ty. Thông qua xem xét sự thay đổi quy mô tài sản và cơ cấu tài sản của Công ty cũng có thể thấy được hoạt động sử dụng vốn của Công ty trong giai đoạn 2017 – 2019 như thế nào. Việc phân tích tình hình tài sản của Công ty được thực hiện thông qua 2 nội dung là xem xét sự biến động về quy mô tài sản của Công ty và sự thay đổi trong cơ cấu tài sản của Công ty.
Phân tích sự biến động quy mô tài sản của Công ty
Sự thay đổi quy mô tài sản của Công ty Hoàng Vũ được thể hiện trong bảng 2.3 bên dưới.
Bảng 2.3: Biến động quy mô tài sản của Công ty giai đoạn 2017-2019
32
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
2018-2017 2019-2018
Thay đổi % thay đổi Thay đổi % thay đổi
Tài sản ngắn hạn 7.328.913.344.309 7.580.853.332.143 10.237.433.029.375 251.939.987.834 3,44 2.656.579.697.232 35,04 Phải thu ngắn hạn 2.292.521.658.345 3.249.332.028.944 4.001.107.104.823 956.810.370.599 41,74 751.775.075.879 23,14 Hàng tồn kho 1.494.178.261.092 502.040.837.653 414.179.102.903 -992.137.423.439 - 66,40 -87.861.734.750 - 17,50 TÀI SẢN DÀI HẠN 13.820.550.084.623 12.204.375.907.688 13.144.518.486.278 -1.616.174.176.935 -11,69 940.142.578.590 7,70 TỔNG TÀI SẢN 21.149.463.428.932 19.785.229.239.831 23.381.951.515.653 -1.364.234.189.101 - 6,45 3.596.722.275.822 18,18
33
-Tình hình biến động của TSNH :
Năm 2017 so với năm 2018, tổng giá trị tài sản ngăn hạn của doanh nghiệp tăng lên 291.939 triệu đồng. Đây là mức độ tăng không lớn cho thấy doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường.
Đến năm 2019, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp tăng lên 2.577.015 triệu, nhìn vào sự chênh lệch giữa 3 năm có thể thấy đây là con số tăng lên khá lớn cho thấy doanh nghiệp đang đầu tư vào tài sản ngắn hạn khá nhiều trong năm 2019.
Và trong TSNH doanh nghiệp đầu tư vào nguồn tiền lý do là các khoản phải thu tăng, doanh nghiệp bán được hàng nhưng chưa thu về nguồn tài chính tương ứng do khách hàng nợ hoặc trả sau dẫn đến thiếu vốn và phải dầu tư thêm vốn đề tiếp tục kinh doanh. Nó cũng nói lên được phần nào về công tác thu hồi nợ của công ty chưa được tốt.
- Biến động của CKPT:
Các khoản phải thu tăng lên sau mỗi năm, năm 2017 là 2.292.521 triệu đồng đến năm 2018 đã tăng lên thành3.249.332 triệu , đây là mức độ tăng khá cao mà chủ yếu là tăng ở khoản phải thu khách hàng. Điều này chứng tỏ công tác bán hàng của doanh nghiệp chưa thực sự tốt mặc dù có nhiều khách hàng , cũng bán đươc nhiều các đơn hàng nhưng tỷ lệ bán chịu khá nhiều làm doanh nghiệp bị thiếu vốn gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ công ty đang bị đôi tác chiếm dụng vốn khá nhiều gây ảnh hưởng tới vòng quay vốn ngắn hạn, làm giảm khả năng tăng doanh thu và gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn.
- Hàng tồn kho trong 3 năm này của DN có sự giảm xuống đáng kể từ 1.494.178 triệu đồng xuống 502.040 triệu vào năm 2018 , chênh lệch là 992.137 triệu và đến năm 2019 thì giảm ở mức 414.179 triệu. Việc giảm mạnh ở hàng tồn
34
kho gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của công ty. Mà đây là công ty sản xuất nhưng mức độ dự trữ hàng tồn kho còn thấp sẽ khiến cho doanh nghiệp không thể xử lý được khi có những đơn hàng lớn hay xảy ra trục trặc gì với lượng lớn sản phẩm. Doanh nghiệp có những biện pháp giúp điều chỉnh về lượng hàng tồn kho cân đối với số lượng đơn đặt hàng mỗi năm điều này có thể giúp gảm chi phí nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất.
Tài sản dài hạn: -Tình hình biến động:
Nhìn chung TSDH không có sự biến động nhiều lắm vì hầu hết đều tập trung ở TSCĐ với mức giá trị 12.707.987 triệu năm 2017 và giảm nhẹ ở năm 2018 là 11.205.745.940.934 triệu nhưng cơ cấu TSCĐ biến động nhiều nguyên nhân là do ảnh hưởng của TSNH , TSNH tăng mạnh ở năm 2019 kéo theo cơ cấu tài sản cũng thay đổi. TSCĐ năm 2017 là đạt tỷ lệ 60% và giảm xuống 51% ở năm 2019.
Nhìn chung cả 3 năm tổng tài sản có dấu hiệu tăng từ 21.149.463 triệu dồng năm 2017 đến năm 2019 tăng lên thành 23.851.951triệu , tăng khoảng hơn 2.700.000 triệu. Đây là kết quả của việc đầu tư vào các khoản ngắn hạn cùng với sự tăng lên của các khoản phải thu.
Cơ cấu tài sản Công ty
Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2017 – 2019 đợc thể hện trong biểu đồ dưới đây
35
Biểu đồ cơ cấu tài sản của Công ty TNHH Nội Thất Hoàng Vũ giai đoạn 2017- 2019
Cơ cấu tài sản ngắn hạn năm 2017 và 2018 không có sự biến động lớn chỉ chênh lệch khoảng 3% giữa các năm. Đến năm 2019 các khoản tương đương tiền tăng mạnh là do công ty chú trọng hơn vào đầu tư ngắn hạn có thể vì lý do này mà doanh thu tài chính năm 2019 tăng cao hơn hẳn các năm trước chiểm khoảng 17% trong khi năm 2017 chỉ là 8%.
Các khoản phải thu tăng nhanh, năm 2017 chiếm khoảng 11% tổng tài sản thì năm 2018 tăng lên tới 16%, cho thấy công ty chưa làm tốt trong vấn đề thu hồi công nợ. Các khoản phải thu tăng làm ảnh hưởng tới vòng quay vốn của công ty, gây tác động không tốt tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Nhưng đến năm 2019 , khoản phải thu vẫn tăng nhưng đã chậm lại , chỉ tăng khoảng 1%, đây là một tín hiệu tốt
Tài sản ngắn hạn Phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho TÀI SẢN DÀI HẠN
Năm 2017 35% 11% 7% 65% Năm 2018 38% 16% 3% 62% Năm 2019 44% 17% 2% 56% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%
36
đối với doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp đã giải quyết được phần lớn vấn đề trả chậm, nợ tiền từ khách hàng.
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty, nhìn vào biểu đồ ta thấy mức giảm của hàng tồn kho khá nhanh từ 7% năm 2017 xuống còn 3% năm 2018 và 2% năm 2019. Doanh nghiệp cần xem xét hàng vấn đề trữ hàng sao cho phù hợp tránh gây ảnh hưởng khi tiếp nhận những đơn hàng lớn có thể gây thiếu nguyên vật liệu ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh và cả uy tín của công ty với đố tác, khách hàng.
Còn về tài sản dài hạn thì mức độ khá ổn định cho thấy doạnh nghiệp vẫn hoạt động bình thường dây chuyền cônh nghệ sản xuất vẫn luôn sản xuất tốt. Vì là Công ty sản xuất nên hầu hết tài sản dài hạn của công ty là TSCĐ nên khi tài sản dài hạn biến động mạnh thì khả năng cao là TSCĐ đã khấu hao hết và cần đầu tư thiêt bị mới.