Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung, phân tích tài chính nói riêng. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần chú ý những vấn đề sau đây:
- Thứ nhất: Điều kiện so sánh:
+ Phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng (2 chỉ tiêu)
+ Các đại lượng (các chỉ tiêu) phải đảm bảo tính chất so sánh được. Đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về
9 GS. TS. Ngô Thế Chi và PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ, Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp,
thời gian và đơn vị đo lường.
- Thứ hai: Xác định gốc để so sánh: Gốc so sánh tùy thuộc vào mục đích của phân tích để xác định. Gốc so sánh có thể xác định tại từng thời điểm hoặc cũng có thể xác định trong từng thời kỳ. Cụ thể:
+ Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở một thời điểm trước, một kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước. Lúc này sẽ so sánh chỉ tiêu ở thời điểm này với thời điểm trước, giữa kỳ này với kỳ trước, năm nay với năm trước hoặc hàng loat kỳ trước.
+ Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi đó, tiến hành so sánh giữa thực tế và kế hoạch chỉ tiêu đặt ra.
+ Khi xác định vị trí của doanh nghiệp thì gốc so sánh được xác định là giá trị trung bình của ngành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh.
- Thứ ba: Kỹ thuật so sánh: Kỹ thuật so sánh thường được sử dụng là so sánh bằng só tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối
+ So sánh bằng số tuyệt đối10: Là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.
Mức biến động của chỉ tiêu = Trị số kỳ phân tích – Trị số kỳ gốc
+ So sánh bằng số tương đối11: Để thấy thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu %. Có nhiều loại số tương đối, tùy theo yêu cầu của phân tích để sử dụng cho phù hợp:
Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ: Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.
10 TS. Trịnh Văn Sơn, Đào Nguyên Phi, Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học Huế, Trường Đại học Kinh tế - Khoa Kế toán – Tài chính, 2006
11 TS. Trịnh Văn Sơn, Đào Nguyên Phi, Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học Huế, Trường Đại học Kinh tế - Khoa Kế toán – Tài chính, 2006
Số tương đối hoàn thành kế hoạch=Chỉ tiêu kỳ phân tích
Chỉ tiêu kỳ gốc × 100%
So sánh số tương đối hoàn thành kế hoạch là so sánh kết quả của phép tính trên với 100%.
Số tương đối có điều chỉnh theo hướng quy mô chung: Là kết quả so sánh của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu phân tích có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung và được xác định theo công thức sau:
Mức biến động tương đối = Chỉ tiêu kỳ phân tích – Chỉ tiêu kỳ gốc × Hệ số điều chỉnh
Số tương đối kết cấu: So sánh số tương đối kết cấu thể hiện sự chênh lệnh về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Nó phản ánh biến động bên trong của chỉ tiêu.
Số bình quân động thái: Biểu hiện sự biến động về tỷ lệ của chỉ tiêu kinh tế qua một khoảng thời gian nào đó. Nó được tính bằng cách so sánh chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc. Chỉ tiêu kỳ gốc có thể cố định hoặc liên hoàn, tùy theo mục tiêu phân tích. Nếu kỳ gốc cố định sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế trong khoảng thời gian dài. Nếu kỳ gốc liên hoàn phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế qua hai thời kỳ kế tiếp nhau.
+ So sánh bằng số bình quân12
: Số bình quân là dạng đặc biệt của số tương đối, nó biểu hiện tính chất và đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung nào đó có cùng tính chất.