Phương pháp thay thế liên hoàn

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính của công ty cổ phần chứng khoán VPS (Trang 29 - 31)

Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng khi chỉ tiêu phân tích có quan hệ

12 TS. Trịnh Văn Sơn, Đào Nguyên Phi, Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học Huế, Trường Đại học Kinh tế, Khoa Kế toán – Tài chính, 2006

13 GS. TS. Ngô Thế Chi và PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp,

với các nhân tố ảnh hưởng thể hiện dưới dạng phương trình tích hoặc thương. Nếu là phương trình tích thì các nhân tố được sắp xếp theo trình tự: cứ nhân tố số lượng đứng trước nhân tố chất lượng, trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hay nhiều nhân tố chất lượng thì nhân tố chủ yếu đứng trước nhân tố thứ yếu. Khi đó để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, tiến hành thay thế lần lượt số kỳ gốc của mỗi nhân tố bằng số thực tế của nhân tố đó (thay thế một nhân tố bằng số thực tế còn lại các nhân tố khác giữ nguyên ở kỳ gốc); sau mỗi lần thay thế phải xác định được kết quả của lần thay thế đó; chênh lệch giữa kết quả đó với kết quả của lần thay thế ngay trước nó là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế. Trong quá trình thay thế không được thay đổi trình tự sắp xếp các nhân tố.

Trình tự thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn14

:

- Bước 1: Xác định đối tượng phân tích: là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc. Nếu gọi A1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và A0 là chỉ tiêu kỳ gốc thì đối tượng phân tích được xác định A1 − A0 = ∆A

- Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích: Giả sử có ba nhân tố ảnh hưởng là a, b, c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích A và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến c phản ánh về chất theo nguyên tắc đã trình bày mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích được thiết lập như sau:

A = a × b × c

Kỳ phân tích: A1 = a1 × b1 × c1 và Kỳ gốc là: A0 = a0 × b0 × c0

- Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2

Thay thế lần 1: a1 × b0 × c0

Thay thế lần 2: a1 × b1× c0

Thay thế lần 3: a1 × b1 × c1

14 TS. Trịnh Văn Sơn, Đào Nguyên Phi, Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học Huế, Trường Đại học Kinh tế, Khoa Kế toán – Tài chính, 2006

Thế là lần cuối cùng chính là các nhân tố ở kỳ phân tích thay thế toàn bộ nhân tố ở kỳ gốc. Như vậy có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu lần thay thế.

- Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau trừ đi kết quả lần thay thế trước nó xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc) cụ thể:

+ Ảnh hưởng của nhân tố a: a1 × b0 × c0 ×a0 × b0 × c0 = ∆Aa

+ Ảnh hưởng của nhân tố b: a1 × b1 × c0 ×a1 × b0 × c0 = ∆Ab

+ Ảnh hưởng của nhân tố c: a1 × b1 × c1 ×a1 × b1 × c0 = ∆Ac

Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố: ∆Aa + ∆Ab + ∆Ac =∆A

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính của công ty cổ phần chứng khoán VPS (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)