TSNH của công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và tăng mạnh qua các năm để đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong khi đó các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL), các khoản cho vay ngắn hạn và các khoản phải thu lại chiếm tỷ trọng cao trong tài sản ngắn hạn. Do đó, một lượng vốn lớn của công ty đang bị ứ đọng và không có khả năng sinh lời. Do đó, để cải thiện tình trạng này công ty có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
- Đối với các khoản đầu tư tài chính chưa đạt được hiệu quả theo mục tiêu đề ra trước đó công ty cần tập trung xử lý những khoản đầu tư này một cách hợp lý để tránh
tình tình trạng kéo dài thời gian đầu tư quá lâu so với dự kiến gây ảnh hưởng đến khả năng luân chuyển vốn của công ty.
- Đối với hoạt động cho vay ngắn hạn hỗ trợ hoạt động đầu tư của khách hàng, công ty cần có chính sách thu hồi nợ cụ thể như quy định thời gian trả nợ, cách thức trả nợ và cách xử lý khi khách hàng đầu tư thua lỗ mất khả năng thanh toán nợ. Đồng thời để tránh rủi ro, công ty nên đưa ra quy định về hạn mức cho vay tối đa dựa trên tình hình tài chính của khách hàng, khách hàng cần chứng minh được khả năng trả nợ trước khi vay và phải có tài sản thế chấp nếu muốn vay quá hạn mức quy định.
- Công ty nên phát triển thêm sản phẩm gửi tiết kiệm ngắn hạn dành cho khách hàng có nhu cầu gửi các khoản tiền đầu tư còn dư trong tài khoản trong với lãi suất ưu đãi nhằm huy động nguồn tiền gửi của khách hàng tài trợ cho hoạt động cho vay margin của công ty và đồng thời giúp khách hàng tăng hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất.
- Để tránh lãng phí nguồn lực, công ty cần có các giải pháp quản lý và kế hoạch cụ thể trong việc phân bổ, sử dụng các TSCĐ để sao cho các TSCĐ của công ty được sử dụng hiệu quả nhất.
- Để có thể tạo ra nhiều đồng doanh thu hơn từ việc sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh, VPS cần có các kế hoạch phân bổ nguồn vốn cụ thể để tối ưu hóa lợi ích của việc sử dụng tài sản.