Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, khu công nghiệp địa phương

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh bắc ninh (Trang 47)

Theo Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh, tính đến năm 2020, dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Bắc Ninh là tổ hợp các dự án của tập đoàn Samsung với tổng vốn đăng ký trên 9 tỷ USD gồm có: Samsung điện tử (SEV) vốn đầu tư 2,5 tỷ USD; Samsung Display (SDV) vốn đầu tư 6,5 tỷ USD; SDIV – nhà máy sản xuất pin với vốn đầu tư 100 triệu USD.

Cùng với tập đoàn Samsung, Bắc Ninh còn có các dự án sản xuất, dự án lắp ráp điện thoại di động của Fushan với 227 triệu USD vốn đăng ký; dự án sản xuất máy in, linh kiện điện tử của Canon với 130 triệu USD vốn đăng ký.

Hình 2.1: Vốn đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh tính đến năm 2020. Đơn vị: tỉ USD

Nguồn: Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh

0 2 4 6 8 10 12

Yên Phong Quế Võ Tiên Sơn VSIP

11

2.6 1.46 2

41

Theo Sở Công thương tỉnh, KCN Yên Phong tuy ra đời sau các KCN khác nhưng lại là KCN thu hút vốn đầu tư cao nhất tỉnh và cả nước với gần 11 tỷ USD, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là gần 130, trong đó doanh nghiệp FDI khoảng hơn 100 dự án.

Xếp thứ hai là KCN Quế Võ với tổng số vốn đầu tư 2,6 tỷ USD. Tuy vậy đây là KCN thu hút nhiều dự án nhất với 337 dự án

KCN VSIP thu hút hơn 110 dự án, tổng vốn đăng ký 2 tỷ USD.

Thấp nhất là KCN Tiên Sơn thu hút hơn 150 dự án và tổng vốn đăng ký là 1,46 tỷ USD.

2.3. Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh

2.3.1. Thành tựu

a. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh

Việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Bắc Ninh đã giúp tỉnh có những thay đổi rõ rệt về kinh tế, đưa tỉnh trở thành một trong những tỉnh thành đứng đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế.

Hình 2.2: GRDP một số tỉnh thành Việt Nam năm 2020 tính theo giá hiện hành Đơn vị: Nghìn tỉ đồng 1372 1016 389.5 366.6 314.2 276.6 205.1 172.57 172.22 136.5 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 TP. Hồ Chí Minh Hà Nội Bình

Dương Đồng Nai Bà Rịa -Vũng Tàu PhòngHải Bắc Ninh ThanhHóa Quảng Ninh Nghệ An GRDP

42

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Hình 2.3: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh năm 2020. (Đơn vị: %)

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế của tỉnh ở mức cao, đứng thứ 7 toàn quốc về quy mô, đạt 205,1 nghìn tỉ đồng (theo giá hiện hành). Thu nhập bình quân đầu người đạt 6200 USD/người. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất công nghiệp phát triển mạnh. Tỉ trong khu vực Công nghiệp – Xây dựng chiếm 77.88% trong năm 2020. Trong năm này, Bắc Ninh đứng đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp, đạt 1303 nghìn tỷ đồng.

b. Gia tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh

Theo báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh những năm 2018, 2019, 2020, nhìn chung kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh tăng dần qua từng năm.

3.13

77.88 18.99

43

Hình 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020 Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh

Năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả năm đạt 34914,7 triệu USD. Về nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá cả năm đạt 27686 triệu USD. Trong đó, khu vực doanh nghiệp FDI đạt 27281,2 triệu USD.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm 2019 đạt 35010,8 triệu USD, tăng 0,28% so với năm 2018; trong đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 34890,7 triệu USD chiếm 99,7% và giảm 5,2%. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2019 đạt 27959,6 triệu USD, tăng 0.99% so với năm 2018. Trong đó, khu vực DN FDI đạt 27524,2 triệu USD và giảm 4,8%.

Theo sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, kim ngạch xuất khẩu năm 2020 của Bắc Ninh đạt 38905 triệu USD và đứng thứ 2 cả nước (sau TP. Hồ Chí Minh), tăng 11,12%. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2020 đạt 33142 triệu USD, tăng 18,54% so với năm 2019.

c. Đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước

Đóng góp vào ngân sách là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư, bởi vì một trong những mục

34914.7 35010.8 38905 27686 27959.6 33142 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 2018 2019 2020

44

tiêu của thu hút đầu tư trục tiếp nước ngoài là tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đầu tư nước ngoài của tỉnh Bắc Ninh đã đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, thu ngân sách đạt gần 30 nghìn tỷ đồng tăng 1,6% dự toán.

d. Cải thiện môi trường đầu tư

Môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Bắc Ninh luôn được cải thiện theo hướng minh bạch và hấp dẫn, thể hiện qua chỉ số năng lực môi trường cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Bắc Ninh xếp thứ 4/63 tỉnh năm 2019 và gần đây nhất, năm 2020 chỉ số năng lực môi trường cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh xếp thứ 10/63 tỉnh, xếp thứ 3 trong các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, đạt mức tăng trưởng tốt qua các năm.

e. Giải quyết việc làm cho người lao động

Thu hút FDI đã góp phần giải quyết việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động. Trong những năm qua, đầu tư nước ngoài đã tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động của tỉnh (bình quân tạo việc làm cho khoảng 50000 lao động/năm). Mức thu nhập của người lao động cũng đảm bảo được đời sống. Hầu hết công nhân đều được chi trả mức thu nhập bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước.

Năm 2018, Tính chung cả năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 27000 lao động, trong đó khu vực Công nghiệp – Xây dựng là 17500 gười; khu vực dịch vụ là 8200 người; phê duyệt 1133 dự án cho vay giải quyết việc làm với số tiền 57,4 tỷ đồng với 1247 người được thụ hưởng. Đến cuối năm, toàn tỉnh có 670,5 nghìn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, tăng 2% so với năm 2017; trong đó khu vực Công nghiệp – Xây dựng có 342,8 nghìn lao động, tăng 3,7%; khu vực dịch vụ có 213,7 nghìn lao động, tăng 3,6%; khu vực Nông lâm thủy sản có 114 nghìn người, giảm 5,2% so năm 2017.

Năm 2019, các cơ sở giới thiệu việc làm tổ chức 48 phiên giao dịch việc làm cho người lao động; tư vấn, giới thiệu việc làm cho gần 40000 lượt người; phê duyệt 357 dự án cho vay giải quyết việc làm. Kết quả đã giải quyết việc làm mới cho 27200 người lao động. Tổ chức dạy nghề cho lao động nông

45

thôn 70 lớp với 2300 người tham gia, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 72%. Đến tháng 12, ước tỉnh toàn tỉnh có 746,5 nghìn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, tăng 3,1% so với năm 2018.

Trong năm 2020, ngành lao động, thương binh xã hội tỉnh đã triển khai công tác đào tạo nghề năm 2020, tuyển sinh 26667 người; tổ chức 36 lớp đào tạo nghề và hỗ trợ cho 1119 lao động nông thôn, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 75%... Toàn tỉnh giải quyết việc làm 27.500 người lao động.

f. Thúc đẩy chuyển giao công nghệ

Lũy kế đến hết năm 2019, Sở Khoa học và công nghệ Bắc Ninh cấp 47 Giấy chứng nhận hợp đồng chuyển giao công nghệ và Giấy chứng nhận bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ cho 24 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó có 4 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản chuyên sản xuất các thiết bị văn phòng và phụ tùng ôtô; số doanh nghiệp còn lại gồm 20 doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc chuyên sản xuất các thiết bị điện tử như: điện thoại, ti vi, tủ lạnh và các linh kiện điện tử khác cung cấp cho các công ty là các tập đoàn đa quốc gia: Samsung, Microsoft, Canon, Hồng Hải…

Hiện nay, trong 1516 dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh, có 4 doanh nghiệp FDI được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thu hút nhiều lao động Việt Nam tham gia vào tất cả các lĩnh vực, công đoạn sản xuất. Các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào tỉnh góp phần nâng cao trình độ công nghệ chung của tỉnh, tác động trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa mạnh dạn đầu tư, đổi mới công nghệ bước đầu tham gia vào chuỗi doanh nghiệp sản xuất phụ trợ cho các doanh nghiệp FDI đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia như: Samsung, Canon. Một số doanh nghiệp trong nước sau khi tham gia vào chuỗi sản xuất công nghiệp phụ trợ đã được nhận chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài như: Công ty Cổ phần sản xuất điện tử Thành Long; Công ty TNHH Thương Bảo; Công ty TNHH điện tử Pros vina.

46

2.3.2. Tồn tại, hạn chế

Tuy đã đạt được những bước tiến đáng kể, nhưng Bắc Ninh vẫn còn nhiều tồn tại trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

a. Chậm giải ngân vốn đầu tư FDI, tồn dư tạm ứng cao

Theo UBND tỉnh Bắc Ninh, hàng năm tỉnh còn có một số đơn vị có tỷ lệ giải ngân vốn FDI thấp, chậm; nhiều dự án được bố trí kế hoạch nhưng trong năm không giải ngân được phải thu hồi, điều chuyển, làm ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân chung của toàn tỉnh.

Cụ thể, năm 2018 điều chuyển vốn đi của 28 dự án với tổng mức vốn là 131,4 tỷ đồng; năm 2019 điều chuyển vốn đi của 74 dự án với tổng mức vốn là 388,7 tỷ đồng; 8 tháng đầu năm 2019 đã thực hiện điều chuyển vốn đi của 27 dự án với tổng mức vốn 110 tỷ đồng.

Tiến độ giải ngân vốn tuy cao nhưng có dấu hiệu chậm lại. Năm 2018, vốn đầu tư FDI giải ngân được 3877 tỷ đồng/4169 tỷ đồng, đạt 92,99%, số dư dự toán 292,5 tỷ đồng. Năm 2019, vốn đầu tư FDI giải ngân được 3842 tỷ đồng/3976 tỷ đồng, đạt 96,63%, số dư dự toán 133,9 tỷ đồng. Năm 2020, tính đến 31/8, số vốn giải ngân là 4569 tỷ đồng/6366 tỷ đồng, đạt 71,77% so với dự toán đã phân bổ.

Tồn dư tiền tạm ứng khá cao, tăng dần qua các năm, như dự án tạm ứng chuyển sang năm 2018 là 619 tỷ đồng, năm 2019 là 1081 tỷ đồng, năm 2020 là 1434 tỷ đồng.

b. Vấn đề tác động đến môi trường

Ý thức chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của một số chủ đầu tư chưa cao, đã xảy ra tình trạng xả thải ra môi trường mà không qua xử lý. Điển hình là trường hợp của công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka đã xả thải trái phép nước thải ra môi trường (năm 2019) trong khi giấy phép xả thải vào hệ thống thuỷ lợi do UBND tỉnh Bắc Ninh cấp cho đơn vị này (thời hạn 5 năm) đã hết hạn từ ngày 29/7/2018.

47

Theo kết quả điều tra của cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, năm 2019 có 66 doanh nghiệp FDI làm ăn thua lỗ với số tiền 622,4 tỷ đồng. Năm 2020, có 196 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài báo lỗ với số tiền 2028,9 tỷ đồng.

Hiện nay tình trạng gian lận thuế đang là vấn đề nhức nhối. Tình trạng này khiến cho ngân sách nhà nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng bị thất thoát nhiều hoặc chậm thu. Hậu quả là công tác thu hút đầu tư cũng bị ảnh hưởng do nguồn ngân sách dành cho công tác bị bó hẹp hơn, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động và thu hút vốn FDI của tỉnh.

Điển hình là nghi vấn công ty Tenma đã hối lộ cán bộ cục thuế để trốn một khoản tiền thuế lớn. Tuy phía công ty thừa nhận hành vi hối lộ nhưng chi cục thuế đã bác bỏ thông tin cán bộ thuế nhận khoản hối lộ này. Sau nhiều lần điều tra, công ty bị phạt hành chính về hành vi khai sai thuế.

Ngày 25/5/2020 hãng sản xuất nhựa Tenma có trụ sở tại Tokyo Nhật Bản thú nhận với Tòa án Tokyo rằng một Công ty con của hãng tại KCN Quế Võ, Bắc Ninh, Việt Nam - Công ty TNHH Tenma Việt Nam - đã hối lộ cán bộ nhà nước của Việt Nam với ước tính tổng số tiền lên đến 25 triệu yên (tương đương khoảng 5,4 tỷ đồng).

Ngày 27/05/2020, theo báo cáo gửi Thanh tra Bộ Tài chính từ Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, thời điểm 21-8-2019 Cục Thuế đã ban hành quyết định kiểm tra thuế tại Công ty Tenma VN. Qua kiểm tra đã truy thu số thuế thu nhập doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi là 387,7 triệu đồng. Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đã quyết định xử phạt hành chính đối với công ty về hành vi khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.3.3. Nguyên nhân

a. Về hệ thống pháp luật, chính sách

Hệ thống pháp luật, chính sách và thủ tục đầu tư chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và thay đổi nhanh, chồng chéo giữa hệ thống pháp luật đầu tư và các luật chuyên ngành.

Mẫu thuận giữa Luật đầu tư và Luật đất đai gây khó khăn cho nhà đầu

48

- Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Luật Đầu tư thì UBND cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, không phân biệt loại đất được chuyển. Trong khi đó, điều kiện để chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 58 Luật Đất đai là phải có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa, dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; đối với dự án sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi được sự chấp thuận bằng văn bản của các Bộ, ngành có liên quan.

- Thời điểm và thời gian xác định nhu cầu sử dụng đất giữa Luật đầu tư và Luật đất đai cũng không thống nhất. Theo đó, thời gian và thời điểm thẩm định và trả hồ sơ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND cấp tỉnh Luật đầu tư là 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, trong khi theo Luật đất đai là 30 ngày tại thời điểm thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thủ tục cũng khác nhau, Luật Đầu tư quy định là cơ quan đăng ký đầu tư, còn Luật Đất đai thì là cơ quan tài nguyên và môi trường.

- Theo quy định Luật Đất đai, sau khi đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư nhưng không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ chậm 24 tháng, nhà đầu tư sẽ được phép gia hạn sử dụng đất 24 tháng và nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án theo điểm i khoản 1 Điều 64. Tuy nhiên, Luật Đầu tư quy định dự án sẽ bị chấm dứt nếu sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo điểm g khoản 1 Điều 48.

Quy định mâu thuẫn với Luật Bảo vệ môi trường về đánh giá tác động

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh bắc ninh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)