Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh bắc ninh (Trang 67)

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất; Công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt; Tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ triển khai dự án như: giao thông, điện, cấp thoát nước, dịch vụ viễn thông nhà ở cho người lao động.

Chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng sản xuất cho các dự án thông qua việc hoàn thiện quy hoạch và triển khai đầu tư hạ tầng khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng sẵn các nhà xưởng cho thuê.

Cải cách hành chính, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho môi trường đầu tư được thuận lợi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. Đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền, không phân biệt đối xử đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Xây dựng các khu chung cư, khu nhà ở tập trung tại các khu công nghiệp, khu vực phát triển công nghiệp.

Tổ chức các tuyến xe buýt, thương mại, ăn uống phục vụ xung quanh các khu công nghiệp.

61

3.2.5. Thực hiện tăng cường kiểm tra giám sát, đánh giá hoạt động FDI

Các sở chuyên ngành, một số cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh và UBND các quận, huyện phối hợp với các cơ quan đăng ký đầu tư theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tư đối với các dự án FDI. Việc phối hợp này nhằm kịp thời phát hiện các trường hợp cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài “núp bóng” đầu tư kinh doanh để thực hiện các mục đích vi phạm pháp luật, ảnh hưởng an ninh quốc phòng.

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các dự án FDI trên địa bàn Bắc Ninh tránh chồng chéo.

Cụ thể, đối với Công an tỉnh, ngoài thực hiện chế độ giám sát dự án đầu tư chung theo quy định pháp luật của ngành, chịu trách nhiệm theo dõi các hoạt động của các dự án, các tổ hức về an ninh trật tự, PCCC, việc đáp ứng các điều kiện đầu tư của dự án. Bộ Chỉ huy Quân sự theo dõi, kiểm tra và đánh giá các vấn đề liên quan đến quốc phòng đối với dự án FDI.

Cụ thể, Sở Y tế kiểm tra riêng về lĩnh vực y tế, Sở Xây dựng kiểm tra về lĩnh vực xây dựng, hạ tầng, Sở Tài nguyên-Môi trường kiểm tra về lĩnh vực đất đai... Do từng cơ quan chuyên ngành có kế hoạch kiểm tra riêng lẻ, mạnh ai nấy làm nên việc kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài chưa được phát huy cao nhất.

3.2.6. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đi đôi với bảo vệ môi trường

Để khắc phục nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở khu vực FDI, chính sách đầu tư và chính sách về môi trường cần không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường, cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách, quy định về bảo vệ môi trường theo hướng rõ ràng hơn và ổn định hơn, khắc phục tính văn bản pháp quy thiếu hướng dẫn, ban hành không đúng lúc, hay thay đổi.

Các hoạt động nhà đầu tư cần phải tuân thủ quy định về môi trường có ở nhiều luật khác nhau ở các lĩnh vực hay ngành nghề khác nhau. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải lập hồ sơ về chất thải nguy hại và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước (cấp tỉnh). Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và có giấy phép mới được xử lý chất thải nguy hại. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại

62

phải tổ chức phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp chủ nguồn thải chất thải nguy hại không có khả năng xử lý chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải chuyển giao cho cơ sở có giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

3.3. Kiến nghị với Chính phủ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phát huy vai trò điều phối và phối hợp với các địa phương trong việc xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược xúc tiến đầu tư tổng thể cho quốc gia, cho từng vùng và từng địa phương đạt hiệu quả.

Một vấn đề cấp thiết hiện nay là cần sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư: Cần rà soát các ưu đãi đầu tư trong văn bản pháp luật để quy định hệ thống ưu đãi mới, phù hợp với nhu cầu và đòi hỏi của nhà đầu tư trong tình hình mới, phù hợp với kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt trong việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, giáo dục đào tạo. Hoàn thiện các quy định về lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư, quy định thống nhất về danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư làm cơ sở áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuê xuất nhập khẩu.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần chủ động phối hợp với các cơ quan trung ương trong công tác xúc tiến đầu tư, tiếp xúc có định hướng với các tập đoàn, nhà đầu tư lớn trên thế giới để giới thiệu môi trường đầu tư và tiến hành đàm phán theo mục tiêu thu hút đầu tư của tỉnh.

63

KẾT LUẬN

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như quá trình hội nhập với thế giới và khu vực, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nguồn vốn quan trọng đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Không chỉ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội quốc gia, FDI còn tác động tới sự phát triển của từng địa phương trên cả nước. Vì vậy, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những vấn đề được các tỉnh thành hết sức quan tâm, trong đó có Bắc Ninh.

Trong những năm qua, hoạt động thu hút FDI của tỉnh Bắc Ninh đã bước đầu đạt được những hiệu quả đáng khích lệ, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đưa Bắc Ninh trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế dẫn đầu cả nước. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước và tạo nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên bên cạnh những thành công, thì Bắc Ninh vẫn còn đó những hạn chế còn tồn tại trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh. Nguồn vốn thu hút vẫn chưa được phân bổ đồng đều giữa các ngành và địa phương, còn nhiều bất cập liên quan tới công tác bảo vệ môi trường và đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Trong thời gian tới nhằm vượt qua những khó khăn thách thức của nền kinh tế, đưa tỉnh phát triển bền vững trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và đồng thời hạn chế những vấn đề còn tồn đọng trong thu hút vốn đầu tư, Bắc Ninh cần tập trung đẩy mạnh các nhóm giải pháp nhằm nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại tỉnh.

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình tham khảo

1. Giáo trình Kinh tế quốc tế - Học viện Chính sách và Phát triển - PGS. TS. Đào Văn Hùng.

2. Giáo trình Kinh tế quốc tế - Đại học Kinh tế quốc dân - GS. TS. Đỗ Đức Bình, PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng.

Các báo cáo, thống kê

1. Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2020 - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

2. Báo cáo Kinh tế - Xã hội tỉnh Bắc Ninh các năm 2018-2020.

3. Báo cáo Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2020 - Tổng cục thống kê. 4. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh.

Nghiên cứu tham khảo

1. Nghiên cứu chất lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh. Tác giả: Lê Hồng Hạnh - Ngành Tài chính Ngân Hàng - Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Nghiên cứu thu hút đầu tu trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào tỉnh Bắc Ninh. Tác giả: Từ Thị Mai Lan - Ngành Quản trị kinh doanh - Viện đại học Mở Hà Nội.

3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - Nguyễn Thị Thanh Mai - Trường Đại học Kinh tế.

4. Triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong bước chuyển biến quan trọng từ năm 2017 - PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng - Trường đại học Kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh bắc ninh (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)