Nghiên cứu ảnh hưởng của mức dùng trợ bảo lưu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất giấy in sách chỉ dẫn sử dụng bột giấy hiệu suất cao tẩy trắng từ nguyên liệu gỗ bạch đàn và keo tai tượng (Trang 35 - 37)

Mục đích của nghiên cứu này là đưa ra mức dùng trợ bảo lưu thích hợp nhằm nâng cao độ bảo lưu các xơ sợi mịn, các hạt chất độn và các chất gia keo khác trong quá trình xeo giấy. Qua đó có thể nâng cao độ đục cho giấy (chỉ tiêu

33    

rất quan trọng cho các loại giấy in định lượng thấp) đồng thời nâng cao hiệu quả

kinh tế, giảm chi phí xử lý chất thải của quá trình sản xuất.

Chất trợ bảo lưu được chọn để nghiên cứu là chất trợ bảo lưu được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất giấy in trong nước có tên thương mại là Percol-182 (polyacrylamit trọng lượng phân tử lớn).

Các ảnh hưởng của mức dùng trợ bảo lưu được nghiên cứu thông qua việc

đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của giấy khi thay đổi mức dùng chất trợ bảo lưu. Theo khuyến cáo của nhà cung cấp và dựa trên cơ sở sản xuất thực tế, nhóm

đề tài chọn khoảng mức dùng trợ bảo lưu để nghiên cứu là: 0,01; 0,02; 0,03; 0,04% so với bột giấy khô tuyệt đối. Kết quảđược đưa ra trong bảng 3.8.

Các số liệu thể hiện trong bảng 3.8 cho thấy, khi không dùng chất trợ bảo lưu, độ đục của mẫu giấy là 86,7% không đạt yêu cầu của đề tài (độ đục ≥ 88%). Kết quả này có thểđược giải thích do trong huyền phù bột có hàm lượng bột hiệu xuất cao xơ sợi ngắn từ gỗ cứng (bạch đàn và keo tai tượng) chiếm tỷ lệ lớn (75%) nên khi xeo, một lượng không nhỏ xơ sợi mịn bị thoát theo nước trắng dẫn

đến độ đồng đều của giấy giảm. Các xơ sợi mịn trên giấy còn có tác dụng làm giảm tính chất đẳng hướng của các tia khúc xạ, vì vậy khi hàm lượng xơ sợi mịn trên giấy giảm xuống, độđục của giấy sẽ giảm đi. Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mức dùng trợ bảo lưu Percol Mức dùng chất trợ bảo lưu Percol, % STT Chỉ tiêu 0,00 0,01 0,02 0,03 0,04 1 Định lượng, g/m2 36,5 36,8 36,2 36,5 36,9 2 Chiều dài đứt trung

bình theo 2 chiều, m 4150 4020 4030 4000 4000 3 Độ bền xé trung bình theo 2 chiều, mN 230 225 222 219 217 4 Độ trắng ISO, % 68,9 70,7 71,6 71,3 71,1 5 Độđục, % 86,7 88,8 89,4 90,1 90,2 6 Độ tro, % 8,9 10,2 11,0 12,4 12,6 7 Độ hút nước; Cobb60, g/m2 38 38 38 39 39

34    

Nhìn chung, độ bền cơ lý của các mẫu giấy giảm, tuy nhiên các mẫu giấy vẫn đạt độ bền kéo và độ bền xé theo yêu cầu; độ trắng, độ đục, độ tro của các mẫu giấy tăng lên khi nâng mức dùng hóa chất trợ bảo lưu từ 0,01 đến 0,04%. Khi nâng mức dùng chất trợ bảo lưu từ 0,01 đến 0,03%, độ tro của mẫu giấy tăng nhanh (17,7%), độ đục tăng 1,4%, nâng mức dùng này lên cao hơn nữa, độ tro và

độ đục của giấy tăng lên không nhiều. Như vậy, mức dùng trợ bảo lưu 0,03% là

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất giấy in sách chỉ dẫn sử dụng bột giấy hiệu suất cao tẩy trắng từ nguyên liệu gỗ bạch đàn và keo tai tượng (Trang 35 - 37)