Nghiên cứu ảnh hưởng của mức dùng chất độn đến tính chất của giấy in sách chỉ dẫn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất giấy in sách chỉ dẫn sử dụng bột giấy hiệu suất cao tẩy trắng từ nguyên liệu gỗ bạch đàn và keo tai tượng (Trang 34 - 35)

giấy lên cao hơn các giá trị này sẽ làm tiêu tốn thêm năng lượng và thời gian nghiền, trong khi một số chỉ tiêu chất lượng của giấy như độ bền xé, độ trắng và

độđục giảm.

3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của mức dùng chất độn đến tính chất của giấy in sách chỉ dẫn sách chỉ dẫn

Từ các nghiên cứu ở phần trên, bột sau khi được chuẩn bị theo quy trình thích hợp (tỷ lệ phối trộn bột hiệu suất cao tẩy trắng/bột xơ sợi dài tẩy trắng/bột xơ sợi ngắn tẩy trắng là 75/10/15, độ nghiền bột hiệu suất cao tẩy trắng là 55oSR, bột xơ sợi dài và xơ sợi ngắn tẩy trắng nghiền chung tới độ nghiền 35 oSR) được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của mức dùng chất độn (CaCO3 kết tủa hay PCC) lên một số chỉ tiêu chất lượng của giấy. Nhóm đề tài chọn khoảng mức dùng chất độn để nghiên cứu dựa trên cơ sở các tài liệu tham khảo được công bố

về sử dụng chất độn cho các loại giấy in định lượng thấp (10, 15, 20, 25% so với bột giấy khô tuyệt đối) [6,7]. Mức dùng các phụ gia khác được giữ nguyên như

phần 3.2 (Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn bột giấy hiệu suất cao tẩy trắng và bột giấy hóa học tẩy trắng đến chất lượng của giấy in sách chỉ dẫn).

Các số liệu nghiên cứu trong bảng 3.7 cho thấy, khi tăng tỷ lệ sử dụng chất

độn:

-Các tính chất cơ lý của giấy như độ bền kéo, độ bền xé theo xu hướng giảm dần. Mặc dù vậy, so với yêu cầu của đề tài các mẫu giấy vẫn vượt chỉ tiêu

32    

-Các tính chất quang học của giấy như độ trắng và độ đục tăng dần. Mẫu giấy có tỷ lệ sử chất độn là 20 và 25% đạt độđục so với yêu cầu (≥ 88%).

-Độ tro của các mẫu giấy tăng nhanh khi nâng tỷ lệ chất độn từ 10% đến 20% (độ tro tăng 46%). Khi nâng tỷ lệ chất độn từ 20% lên 25%, độ tro của mẫu giấy tăng rất chậm (chỉ tăng 1,8% khi nâng tỷ lệđộn lên 25%).

-Độ hút nước của các mẫu giấy thay đổi theo xu hướng tăng dần, tuy nhiên tỷ lệ tăng không đáng kể. Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mức dùng chất độn PCC Mức dùng chất độn CaCO3 (PCC), % STT Chỉ tiêu 10 15 20 25 1 Định lượng, g/m2 36,5 36,7 36,2 36,6

2 Chiều dài đứt trung bình theo 2 chiều, m 4300 4100 4030 3880 3 Độ bền xé trung bình theo 2 chiều, mN 224 222 222 215 4 Độ trắng ISO, % 70,5 70,7 71,6 71,8 5 Độđục, % 86,0 87,2 89,4 89,5 6 Độ tro, % 6,3 8,1 11,0 11,2 7 Độ hút nước; Cobb60, g/m2 37 38 38 40 Với các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ lệ sử dụng chất độn đến một số chỉ tiêu chất lượng của giấy, có thể thấy tỷ lệ sử dụng chất độn 20% là thích hợp cho sản xuất giấy in sách chỉ dẫn. Nâng tỷ lệ này lên cao hơn, độ tro của giấy tăng không đáng kể. Hơn nữa, khi nâng tỷ lệ sử dụng chất độn, độ bền kéo và độ bền xé của giấy giảm dần. Vì vậy, nhóm đề tài lựa chọn tỷ lệ sử dụng chất độn là 20% cho các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất giấy in sách chỉ dẫn sử dụng bột giấy hiệu suất cao tẩy trắng từ nguyên liệu gỗ bạch đàn và keo tai tượng (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)