Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phân tích báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần quản lý quỹ ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 27)

1.5.1. Yếu tố chủ quan

Nhân tố chủ quan là những nhân tố tồn tại ở nội bộ bên trong doanh nghiệp, bao gồm:

Thông tin về bản thân doanh nghiệp: Đây là những thông tin về đường lối, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp qua từng thời kỳ, hay là văn hóa làm việc được xây dựng hay thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở hiện tại. Tất cả những yếu tố trên đều là cơ sở cho những đánh giá về tình hình tài chính doanh nghiệp.

Số liệu sử dụng để phân tích tài chính: Đây là tài liệu quan trọng nhất trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Số liệu được tính toán, thu thập và tổng hợp một cách khách quan và trung thực sẽ đưa đến những kết quả đúng với thực tế và đó là tiền đề để nhà quản lý đưa ra những nhận định chính xác. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp cố tình đưa ra những số liệu tài chính sai lệch để đáp ứng những mục đích riêng như đối phó với cơ quan quản lý nhà nước hay để đạt đủ điều kiện vay vốn.

Trình độ của nhà phân tích tài chính: Kết quả của việc phân tích tài chính chính xác, hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực của chuyên viên phân tích. Ngoài ra, mỗi nhà phân tích với mục đích khác nhau sẽ có cái nhìn khác nhau, bởi vậy kết quả họ đưa ra nhất định có sự khác biệt.

1.5.2. Yếu tố khách quan

Các nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài tác động đến hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp. Đó có thể là những nhân tố chung, ảnh hưởng đến cả nền kinh tế như sự thay đổi của thể chế kinh tế chính trị, các văn bản pháp luật mới có hiệu lực, sự biến động, suy thoái hay tiềm năng phát triển của nền kinh tế,.... Những nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược của doanh nghiệp trong tương lai. Đó cũng có thể là những nhân tố ảnh hưởng đến riêng ngành kinh tế như sự biến động của tỷ trọng trong ngành, sự thay đổi nhu cầu của khách hàng, những tiến bộ phát triển của khoa học kỹ thuật,... Đây là những yếu tố nhà hoạch định chiến lược không thể bỏ qua khi phân tích tài chính.

Ngoài ra, một yếu tố quan trọng để nhà phân tích đưa ra kết luận là những chỉ tiêu trung bình của ngành. Nhà phân tích cần so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu trung bình ngành và chỉ tiêu của các đối thủ cạnh tranh để thấy được vị thế của doanh nghiệp ngành kinh tế.

Chương 2: phân tích báo cáo tài chính công ty Cổ phần Quản lý quỹ Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam (PVCB Capital) 2.1. Khái quát về công ty

2.1.1. Thông tin doanh nghiệp

- Tên doanh nghiệp: công ty Cổ phần Quản lý quỹ Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam (PVCB Capital)

- Địa chỉ: Tầng 9, tòa nhà Hapro Building, số 11B Cát Linh - Phường Quốc Tử Giám - Quận Đống Đa - Hà Nội

- Hình thức pháp lý: công ty cổ phần

- Ngành nghề sản xuất - kinh doanh: quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán

- Người đại diện pháp luật: Ông Nguyễn Việt Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị

2.1.2. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển

Tiền thân là công ty PVFC Capital được thành lập năm 2007

Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam (PVCB Capital) là công ty cổ phần được thành lập và hoạt động theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 23/UBCK-GP ngày 14/12/2007 và các Giấy phép Điều chỉnh số 31/UBCK-GPĐC ngày 19/01/2009, số 75/UBCK-GPĐC ngày 27/07/2010, số 19/GPĐC-UBCK ngày 21/10/2011, số 07/GPĐC-UBCK ngày 28/03/2014, số 08/GPĐC-UBCK ngày 31/05/2016, số 78/GPĐC-UBCK ngày 27/09/2018 do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp, đổi tên từ Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Tài chính Dầu khí thành Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam.

2.1.3. Sứ mệnh, tầm nhìn

Sứ mệnh

PVCB Capital tạo ra lợi nhuận vượt trội và cung cấp dịch vụ quản lý đầu tư hiệu quả nhất cho các nhà đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam.

Tầm nhìn

Trở thành một trong những công ty quản lý quỹ hàng đầu Việt Nam và là kênh đầu tư chuyên biệt riêng cho lĩnh vực dầu khí – năng lượng.

2.1.4.Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh

2.1.5. Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu

Sản phẩm

 Quỹ mở đầu tư trái phiếu PVcom (PVBF) - Tổng quan:

Quỹ đầu tư trái phiếu PVcom (PVBF) được quản lý bởi PVCB Capital – là công ty quản lý quỹ chuyên biệt thuộc Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – PVcomBank, cung cấp các sản phẩm đầu tư đa dạng và riêng biệt phù hợp với từng nhóm đối tượng nhà đầu tư khác nhau.

Quỹ PVBF là quỹ mở đầu tư chủ yếu vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp hàng đầu được đánh giá có độ tín nhiệm cao và vào các tài sản có thu nhập cố định ở mức cạnh tranh hấp dẫn. Quỹ PVBF phù hợp với các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư với lợi nhuận kỳ vọng bền vững và độ an toàn cao.

- Thông tin chung quỹ:

 Tên gọi: QUỸ ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU PVCOM – PVBF

 Tên tiếng Anh: PVCOM BOND FUND

 Loại hình: Quỹ mở

 Mệnh giá: 10,000 đồng/chứng chỉ quỹ

 Giá trị đầu tư tối thiểu: 1,000,000 đồng

 Hình thức tham gia đầu tư: Đầu tư thông thường, Đầu tư định kỳ SIP

 Thời hạn nhận lệnh và chuyển tiền giao dịch: Trước 14h45 ngày T-1

 Thời gian xác nhận giao dịch: Ngày T+1

 Thời gian nhận tiền bán chứng chỉ quỹ: Ngày T+3

 Ngân hàng giám sát: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Hà Thành

 Đại lý phân phối: Công ty Cổ phần Chứng khoán dầu khí (PSI), Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC)

- Mục tiêu đầu tư:

Tối ưu lợi nhuận cho nhà đầu tư trên cơ sở tận dụng hiệu quả các cơ hội đầu tư vào các công cụ có thu nhập cố định

- Chiến lược đầu tư:

Bảo toàn vốn và đem lại lợi suất tốt nhất cho nhà đầu tư

Danh mục đầu tư đa dạng, phù hợp chiến lược phân bổ tài sản, tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam vào: Trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, sản phẩm thu nhập cố định, công cụ tiền tệ, v...v…

- Chương trình đầu tư định kỳ SIP:

 Thông tin chung:

SIP là chương trình đầu tư có hệ thống trong một khoảng thời gian, theo đó nhà đầu tư sẽ cam kết thanh toán một khoản đầu tư tối thiếu định kỳ (hàng tháng hoặc hàng quý) để mua chứng chỉ quỹ (CCQ).

Hình thức tham gia SIP: Tháng hoặc Quý Thời gian tham gia tối thiểu: 12 tháng

 Lợi ích:

Cho phép nhà đầu tư bỏ một khoản tiền nhất định để mua CCQ một cách đều đặn trong một khoảng thời gian nhất định

Mức giá mua bình quân trong thời kỳ thấp hơn so với giá mua thông thường

 Đặc điểm:

Mức đầu tư tối thiểu 1.000.000 VND/tháng hoặc 3.000.000 VND/quý Thanh toán trước 17h00 ngày 10 hàng tháng (SIP tháng) hoặc sau ngày 10 tháng 01/04/07/10 (SIP quý)

Áp dụng phí dịch vụ nếu nhà đầu tư chấm dứt chương trình trước 1 năm

 Quỹ thành viên (VEFF)

Quỹ đóng thành viên tập trung cổ phần hóa Việt Nam (VEFF) - Tên quỹ: Quỹ thành viên Tập trung cổ phần hóa Việt Nam - Tên tiếng Anh: Vietnam Equitization Focused Member Fund - Tên viết tắt: VEFF

- Loại hình quỹ: quỹ thành viên - Ngày thành lập: 25/10/2011

- Mục tiêu đầu tư: Dựa vào lợi thế trong quá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và trong Tập đoàn Dầu khí nói riêng để xây dựng danh mục đầu tư đa dạng với mục tiêu tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận trong khi giảm thiểu rủi ro.

Dịch vụ

 Quản lý quỹ

Trong thời gian tới, PVCB Capital sẽ tiếp tục triển khai ra mắt các sản phẩm quỹ đa dạng có tính chất đặc thù, phù hợp với nhu cầu thị trường và phát huy các lợi thế kinh doanh, giữ vững vị thế nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp trên thị trường tài chính Việt Nam.

Hiện nay, PVCB Capital đang triển khai quản lý các quỹ đầu tư sau: - Quỹ mở đầu tư trái phiếu PVcom (PVBF)

- Quỹ thành viên tập trung cổ phần hoá Việt Nam (VEFF)

 Quản lý danh mục đầu tư

Với đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và nhanh nhạy với biến động thị trường và sự hỗ trợ/ hậu thuẫn từ Ngân hàng mẹ PVcomBank và các đối tác chiến lược, PVCB Capital tự tin cung cấp dịch vụ quản lý danh mục đầu tư chuyên biệt, giúp Nhà đầu tư chủ động trong kế hoạch tài chính, tiết kiệm được thời gian và nguồn lực trong việc tìm kiếm, quản lý các khoản mục đầu tư.

- Lợi ích tham gia dịch vụ quản lý danh mục đầu tư

 Chuyên nghiệp

Tài sản được một công ty chuyên nghiệp trong việc quản lý tài sản quản lý

 Mức phí quản lý: cạnh tranh và linh hoạt

Nhà đầu tư được tư vấn để lựa chọn sử dụng dịch vụ quản lý danh mục đầu tư phù hợp với đặc điểm nguồn vốn/tài sản, mục tiêu đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn, mức độ chấp nhận rủi ro nhằm tối ưu hóa đồng vốn

 Kiểm soát rủi ro, hạn chế đầu tư

Tiết kiệm được thời gian và nguồn lực trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư, thực hiện đầu tư và quản lý sau đầu tư nhưng vẫn kiểm soát được các hoạt động đầu tư thông qua các báo cáo định kỳ và theo yêu cầu

 Minh bạch

PVCB Capital cam kết thực hiện đầu tư cho nhà đầu tư một cách trung thực, minh bạch và rõ ràng.

- Hình thức tham gia

Nhà đầu tư có thể ủy thác bằng tiền hoặc tài sản cho PVCB Capital để đầu tư theo 2 phương thức ủy thác quản lý như sau:

 Quản lý Danh mục đầu tư (DMĐT) có chỉ định

Tùy theo yêu cầu của nhà đầu tư, PVCB Capital thực hiện nghiên cứu và đầu tư theo chỉ định của Nhà đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư là người quyết định về danh mục đầu tư, PVCB Capital chịu trách nhiệm thực hiện đầu tư, theo dõi sau đầu tư và báo cáo nhà đầu tư.

Đối với sản phẩm này, PVCB Capital cam kết thực hiện đầu tư theo chỉ định của nhà đầu tư một cách trung thực, minh bạch và vì lợi ích tối đa của nhà đầu tư. PVCB Capital thực hiện định giá danh mục đầu tư và lập báo cáo định kỳ giúp nhà đầu tư nắm rõ được tình hình danh mục, từ đó ra được quyết định đầu tư kịp thời và kiểm soát được rủi ro đối với khoản mục đầu tư.

 Quản lý Danh mục đầu tư (DMĐT) ủy thác toàn bộ

PVCB Capital được quyền tự quyết và thực hiện các cơ hội đầu tư tùy theo yêu cầu về mục tiêu đầu tư, khẩu vị rủi ro, yêu cầu thanh toán và lợi nhuận kỳ vọng của từng nhà đầu tư. Nhà đầu tư ủy thác toàn bộ cho PVCB Capitalquản lý danh mục đầu tư, bao gồm việc tìm kiếm cơ hội đầu tư, đề xuất đầu tư, tiến hành đầu tư, quản lý sau đầu tư và báo cáo đầu tư.

Đối với sản phẩm này, nhà đầu tư đưa ra các tiêu chí đầu tư. Dựa trên đó, PVCB Capital sẽ xây dựng danh mục đầu tư nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư, đồng thời vẫn kiểm soát được rủi ro theo các tiêu chí về rủi ro của nhà đầu tư.

PVCB Capital có thể xây dựng nhiều loại hình danh mục đầu tư đáp ứng các yêu cầu khác nhau của nhà đầu tư như danh mục đầu tư lợi suất cố định, danh mục đầu tư cân bằng, danh mục đầu tư tăng trưởng.

- Quy trình tham gia

Để tham gia đầu tư theo hình thức quản lý danh mục đầu tư, nhà đầu tư thực hiện các bước sau:

 Nhà đầu tư đưa ra các yêu cầu của mình về mục tiêu, thời gian đầu tư, khẩu vị rủi ro, yêu cầu thanh toán. PVCB Capital sẽ dựa trên đó để tư vấn sản phẩm dịch vụ quản lý danh mục đầu tư phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư.

 PVCB Capital và nhà đầu tư ký kết hợp đồng quản lý danh mục đầu tư. Nhà đầu tư thực hiện chuyển vốn/tài sản cho PVCB Capital quản lý.

 PVCB Capital xây dựng danh mục đầu tư dựa trên các tiêu chí mà nhà đầu tư đưa ra, sau đó thực hiện quản lý vốn/tài sản cho nhà đầu tư thông qua việc tìm kiếm cơ hội đầu tư, tiến hành đầu tư, quản lý sau đầu tư và thực hiện báo cáo cho nhà đầu tư về tình hình danh mục đầu tư.

 Khi kết thúc Hợp đồng quản lý danh mục đầu tư, tùy theo yêu cầu và thỏa thuận với nhà đầu tư, PVCB Capital thực hiện chuyển trả nhà đầu tư vốn và các khoản lãi của danh mục đầu tư hoặc chuyển trả tài sản của danh mục đầu tư cho nhà đầu tư - Phí dịch vụ

 Mức phí cạnh tranh

 Phí lưu ký, phí giao dịch trả cho Ngân hàng lưu ký hàng tháng

 Phí chuyển nhượng trả cho tổ chức phát hành (nếu có)

 Phí môi giới (nếu có) và các loại phí dịch vụ khác Tư vấn đầu tư

Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực tài chính, PVCB Capital đang cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Hiện, PVCB Capital đang làm việc với một số khách hàng: - Tổng giá trị tư vấn dự kiến: hơn 3 tỷ đồng

Hình thức tư vấn: tư vấn đầu tư chứng khoán

2.2. Phân tích báo cáo tài chính

2.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán

(Nguồn: báo cáo tài chính năm 2018-2019-2020)

TÀI SẢN Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tài sản ngắn hạn 117.626.282.853 116.925.601.689 117.448.594.589

Tiền và các khoản tương đương tiền

73.965.878.079 7.465.729.624 7.613.153.275

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

32.579.828.135 104.692.177.955 102.548.974.699

Các khoản phải thu ngắn hạn 10.458.578.269 6.910.897.366 5.131.263.359 Tài sản ngắn hạn khác 621.998.370 12.000.000 Tài sản dài hạn 463.129.078 750.605.033 1.080.508.469

các khoản phải thu dài hạn 394.422.800 394.422.800 394.422.800 Tài sản cố định 68.706.278 29.508.359 45.382.501 tài sản cố định hữu hình 17.706.278 1.883.359 43.257.501 tài sản cố định vô hình 51.000.000 27.625.000 2.125.000 Tài sản dài hạn khác 326.673.874 640.703.168 TỔNG TÀI SẢN 118.089.411.931 117.676.206.722 118.529.103.058 NGUỒN VỐN nợ phải trả 19.359.191.166 3.055.471.440 3.058.600.384 Vốn chủ sở hữu 115.532.977.148 114.620.735.282 115.470.502.674 TỔNG NGUỒN VỐN 118.089.411.931 117.676.206.722 118.529.103.058

Qua bảng cân đối kế toán có thể thấy được các khoản tương đương tiền đã giảm đáng kể (từ 72.200.000.000 còn 5.415.555.000) trong năm 2019 do tại ngày 31/12/2019, các khoản tương đương tiền là chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng, được gửi tại Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng với lãi suất 7,3%/năm để dòng tiền có thể luân chuyển không trở thành tiền chết.

Các khoản đầu tư ngắn hạn cũng tăng lên đáng kể do công ty đầu tư vào chứng chỉ quỹ PVcom (PVBF) để thành lập quỹ kéo theo đó dự phòng giảm giá cũng tăng theo.

Các khoản phải thu đã giảm do công ty đòi lại được 1 phần nợ phải thu của hợp tác xã Công nghiệp Chiến Thắng, tuy nhiên số nợ vẫn còn rất nhiều khiến công ty phải trích lập dự phòng rủi ro tới hơn 70% giá trị khoản phải thu, khiến cho khoản phải thu năm 2019 tăng lên so với 2018.

Tài sản cố định của công ty giảm mạnh từ 68.706.278 xuống

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần quản lý quỹ ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 27)