Báo cáo kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần quản lý quỹ ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 39 - 64)

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh

(Nguồn: báo cáo tài chính 2018-2019-2020)

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh

16,134,260,002 13,296,272,948 17,866,140,833

Doanh thu hoạt động quản lý quỹ ĐTCK và công ty ĐTCK

Doanh thu hoạt động quản lý danh mục đầu tư

16,134,260,002 13,296,272,948 17,039,150,333

Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán 826,990,500 Chi phí hoạt động kinh doanh 5,337,668,595 5,777,984,565 7,915,738,506 Chi phí hoạt động quản lý quỹ ĐTCK và công ty ĐTCK Chi phí hoạt động quản lý danh mục đầu

5,337,668,595 5,777,984,565 7,414,231,756 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 2018 2019 2020

hệ số thanh toán tức thời

Chi phí hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán

501,506,750

Lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh

10,796,591,407 7,518,288,383 9,950,402,327

Doanh thu từ hoạt động tài chính

7,802,310,711 6,480,210,994 4,208,453,419

Chi phí tài chính 987,178,508 972,240,598 296,218,892 Chi phí quản lý doanh

nghiệp

19,068,312,074 11,194,555,738 12,866,994,216

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (1,456,588,464) 1,831,703,041 995,642,638 Thu nhập khác Chi phí khác 493,097,474 10,875,246

Lợi nhuận kế toán trước thuế

(1,456,588,464) 1,338,605,567 984,767,392

Thuế

Lợi nhuận sau thuế (1,456,588,464) 1,338,605,567 984,767,392

Qua bảng trên có thể thấy được hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu của công ty là từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư, đến năm 2020 hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán mới mang lại một nguồn thu khác.

Doanh thu năm 2019 đã giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng đã phục hồi và tăng trưởng vào năm 2020.

Qua bảng trên có thể thấy được doanh thu năm 2019 chỉ đạt 74,42% so với năm 2018 tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại cao hơn so với năm 2018 do chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh ( từ 19,068,312,074 VNĐ năm 2018 xuống còn 11,194,555,738 VNĐ năm 2019).

Năm 2020 doanh thu của công ty đã tăng trở lại tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại giảm nhẹ so với năm trước (từ 1,338,605,567 năm 2019 xuống còn 984,767,392 năm 2020).

2.2.2.1. Nhóm hệ số hoạt động

Bảng 2.2: hệ số hoạt động

(Nguồn: báo cáo tài chính năm 2019 – 2020)

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2019 Năm 2020

Vòng quay các khoản phải thu= doanh thu thuần/ các khoản phải thu bình quân

Vòng 1,53 2,78

Kì thu tiền trung bình= 360/ vòng quay các khoản phải thu

Ngày 235,14 129,27

Vòng quay vốn kinh doanh= doanh thu thuần/ tổng tài sản bình quân

Vòng 0,112 0,15

Vòng quay các khoản phải thu nhỏ (1,53->2,78) do công ty cho vay mà không thu hồi lại được các khoản nợ, năm 2020 có tăng lên do công ty thu hồi được 1 phần nợ phải thu tuy nhiên có thể thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc quản lý các khoản nợ phải thu, cách thức thu nợ.

-5,000,000,000 0 5,000,000,000 10,000,000,000 15,000,000,000 20,000,000,000 2018 2019 2020

bảng doanh thu và lợi nhuận

Do đặc thù là công ty quản lý quỹ nên vòng quay vốn kinh doanh của công ty rất nhỏ do việc đầu tư phải theo quy luật thị trường, không giống với các ngành nghề khác.

2.2.2.2. Nhóm chỉ số khả năng sinh lời Bảng 2.3: chỉ số khả năng sinh lời

(Nguồn: báo cáo tài chính năm 2018-2019 -2020)

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2018 2019 2020 +/- %

Tỉ suất sinh lời của doanh thu thuần = lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần *100 (%) (ROS)

-9 9,10 6,32 -2,78 -0,3

Tỉ suất sinh lời của tài sản = Lợi nhuận sau thuế/ tài sản bình quân*100 (%) (ROA)

-1,15 1,14 0,83 -0,31 -0,27

Tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu bình quân*100 (%) (ROE)

-1 1,17 0,86 -0,31 -0,26

 ROS

Chỉ số ROS (viết tắt Return On Sales), tức là Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của doanh thu). Nó phản ánh nếu doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì có được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số ROS tính theo tỷ lệ %. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho nhà đầu tư và doanh thu của công ty. Người Việt ta hay nói là bán 1 lời 1 (tức vốn chi phí = 1 đồng, bán 2 đồng, lời 1 đồng), thì khi đó ta hiểu ROS = 50%.

Qua báo cáo có thể thấy được ROS năm 2019 tăng lên đáng kể so với năm 2018 từ -9% lên 9,10%.

Qua bản báo cáo có thể thấy ROS của công ty giảm mạnh so với năm 2019 do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Giảm từ 9, 10% năm 2019 xuống còn 6, 32% năm 2020, giảm 2,78% và 0,3% so với năm cũ.

 ROA

Return On Asset (ROA) hay lợi nhuận trên tổng tài sản là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ số ROA giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn về độ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, trước khi đưa ra quyết định đầu tư của mình. ROA là một chỉ số cơ bản, cho bạn biết mức độ hiệu quả quản lý tài sản của công ty.Với 1 đồng tài sản đầu tư ban đầu, công ty có thể tạo được ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Có thể thấy rằng ROA của công ty cải thiện đáng kể vào năm 2019 tăng từ -1,15% năm 2018 lên 1,14% năm 2019.

Qua bản báo cáo cho thấy ROA của doanh nghiệp giảm từ 1,14% năm 2019 xuống còn 0,83% năm 2020 tương đương giảm 0,31% và giảm 0,27% so với năm cũ. -10% -8% -6% -4% -2% 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 2018 2019 2020 ROS ROS

 ROE

Return On Equity (ROE) hay lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Chỉ số ROE phản ánh cả chỉ tiêu về lợi nhuận, được thể hiện trên Báo cáo Kết quả kinh doanh (KQKD) và chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân, trên Bảng cân đối kế toán. Chỉ số ROE cho thấy:

Với 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Một doanh nghiệp có chỉ số ROE ổn định ở mức cao, có thể được xem như một dấu hiệu cho thấy vốn được sử dụng hiệu quả.

Có thể thấy được chỉ số ROE năm 2019 đã tăng từ -1% lên 1,17% so với năm 2018.

Qua bản báo cáo có thể thấy được, ROE doanh nghiệp giảm từ 1,17% năm 2019 xuống còn 0, 86% năm 2020 tương đương giảm 0,31% và giảm 0,26% so với năm cũ. -1.50% -1.00% -0.50% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2018 2019 2020 ROA ROA

2.2.2.3. Hệ số sử dụng chi phí

Bảng 2.4: tỷ suất sử dụng chi phí

(Nguồn báo cáo tài chính 2018-2019-2020)

Năm 2018

Năm 2019 Năm 2020 Tỷ suất chi phí quản lý DN trên doanh

thu thuần

118% 84,19% 72,01%

Tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần

33,08% 43,45% 44,3%

Qua bảng trên có thể thấy được chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí chiếm phần lớn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu chi phí quản lý để thu được 100 đồng doanh thu thuần. Chỉ số này càng nhỏ càng thể hiện quy trình quản trị của doanh nghiệp hiệu quả và ngược lại. Tuy nhiên báo cáo lại cho thấy chỉ số này của doanh nghiệp vô cùng lớn. Tuy đã giảm đều qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu của doanh nghiệp. Cho thấy doanh nghiệp đang mất rất nhiều chi phí để quản lý doanh nghiệp.

Chỉ tiêu tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần cho biết doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu chi phí bán hàng cho 100 đồng doanh

-2% -1% -1% 0% 1% 1% 2% 2018 2019 2020 ROE ROE

thu thuần. Chỉ số này càng nhỏ càng chứng tỏ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao và ngược lại. Chỉ số của công ty chiếm tới phân nửa doanh thu và đang có dấu hiệu ngày càng tăng lên (chiếm tới 44,3% năm 2020).

2.3. Nhận xét về tình hình tài chính công ty

 Ưu thế

PVCB Capital được thừa hưởng kinh nghiệm về tài chính, đầu tư và các mối quan hệ đối tác của cổ đông sáng lập

PVCB Capital có đội ngũ nhân lực có kiến thức chuyên sâu về thị trường Việt Nam cũng như có kinh nghiệm quản lý quỹ.

PVCB Capital tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua việc:

- Cung cấp các dịch vụ quản lý đầu tư chuyên nghiệp, toàn diện, được thiết kế phù hợp với các mục tiêu đầu tư khác nhau của khách hàng; - Kết nối các khách hàng tiềm năng, các đối tác chiến lược và các nhà

đầu tư;

- Có quyền ưu tiên tham gia vào các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng như các công ty thành viên của Tập đoàn.

 Thách thức

Do diễn biến dịch bệnh Covid-19 ở các nước tiếp tục phức tạp, nên việc thu hút nhà đầu tư quỹ bị trì hoãn.

Việc đào tạo để nhà đầu tư nội địa hiểu những sản phẩm mới của ngành là thách thức then chốt; cạnh tranh tăng cao giữa các công ty quản lý quỹ có thể dẫn tới việc hạ giá phí; việc giữ được những người có trình độ và kinh nghiệm ở lại thị trường là điều khó khăn trong bối cảnh suy giảm của ngành hiện nay.

Thị trường chứng khoán ảm đạm do dịch Covid-19, dẫn đến tâm lý các nhà đầu tư bị dao động, thị trường không ổn định lên xuống thất thường.

Nền kinh tế bị đình trệ do giao thương giữa các quốc gia trên thế giới bị ngắt đoạn vì dịch.

Nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng trầm trọng dẫn đến việc đầu tư từ trước của công ty bị ảnh hưởng theo.

 Về cơ cấu tài sản

Tài sản chủ yếu của công ty đa phần là tài sản ngắn hạn chiếm hơn 98% tổng tài sản của công ty.

Về cơ cấu nguồn vốn

Vốn chủ sở hữu chiếm tới 97,4% tổng nguồn vốn của công ty cho thấy công ty vay nợ rất ít và chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu là chính.

Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty đã tăng lên trong các năm 2019, 2020 cho thấy công ty không gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tuy nhiên hệ số thanh toán tức thời lại giảm nhưng vẫn nằm trong khoảng cho phép.

 Về chỉ số khả năng sinh lời

Các chỉ số ROA, ROE, ROS của công ty năm 2018 đều ở mức âm do chi phí quản lý của doanh nghiệp tăng cao đột biến.

Năm 2019 doanh nghiệp đã cải cách bộ máy hành chính nên các chỉ số đã được cải thiện một cách đáng kể.

Cả ba chỉ số ROA, ROE, ROS đều giảm trong năm 2020 do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.

Chương 3: Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Cổ phần Quản lý quỹ Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam

(PVCB Capital) 3.1.Định hướng phát triển công ty

Dự kiến trong năm 2021, công ty thực hiện triển khai nhiều các sản phẩm mới, doanh thu và chi phí kế hoạch tăng cao so với thực hiện 2020.

Các chỉ tiếu kế hoạch năm 2021 như sau:

Chỉ tiêu doanh thu:

Tổng doanh thu kế hoạch năm 2021 dự kiến đạt 124% so với doanh thu ước thực hiện năm 2020.

- Kế hoạch doanh thu từ phí quản lý năm 2021 tăng hơn 27% so với thực hiện năm 2020. Doanh thu tăng chủ yếu từ hoạt động triển khai các sản phẩm mới, bao gồm Quỹ mở trái phiếu, Quỹ cân bằng, sản phẩm CD linked Bond, hoạt động tư vấn đầu tư tài chính.

- Doanh thu từ hoạt động tài chính 2021 tăng hơn 17% so với năm 2020: Tăng do kỳ vọng khoản đầu tư góp quỹ mở PVBF với giá trị 50 tỷ, với tỷ suất lợi nhuận khoảng 7%/năm.

Doanh thu đối với các hoạt động đầu tư tự doanh năm 2021 có biến động, lượng tiền gửi ngắn hạn tại các ngân hàng được thay bằng phương án đầu tư Quỹ mở trái phiếu PVBF, doanh thu kỳ vọng đạt 3,3 tỷ đồng.

Chỉ tiêu chi phí:

- Tổng chi phí 2021 dự kiến tăng thêm 25% so với thực hiện năm 2020.

- Các khoản mục chi phí kế hoạch năm 2021 cũng tăng đáng kể so với tình hình thực hiện năm 2020.

- Chi phí quản lý năm 2020 dự kiến tăng hơn 32% so với thực hiện năm 2021.

- Chi phí tài chính năm 2021 dự kiến giảm bằng 40% so với thực hiện năm 2020.

- Chí phí cho hoạt động kinh doanh dự kiến tăng hơn 39% so với thực hiện năm 2020.

Các nguyên nhân tăng chi phí chiếm tỷ trọng lớn bao gồm: Chi phí nhân sự tiền lương, chí phí sửa chữa mở rộng diện tích văn phòng, chi phí trích lập dự phòng, chi phí môi giới cho hoạt động huy động đầu tư quỹ mở.

Chỉ tiêu lợi nhuận:

Tổng doanh thu tăng đáng kể, tuy nhiên các chi phí cũng tăng cao, bởi vậy kế hoạch lợi nhuận đặt ra năm 2021 như sau:

Lợi nhuận trước thuế trước trích lập: 5,1 tỷ Lợi nhuận trước thuế: 1,3 tỷ đồng

Lợi nhuận sau thuế: 1,2 tỷ đồng

3.2. Đề xuất những vấn đề liên quan để giải quyết các khó khăn và tranh thủ các cơ hội để mở rộng và nâng cao hiệu quả

Thứ nhất, các quản lý quỹ sẽ đa dạng hóa các sản phẩm quỹ đầu tư và các sản phẩm quản lý danh mục đầu tư như quỹ mở, quỹ hoán đổi danh mục, quản lý tài sản cá nhân, các sản phẩm đầu tư có mức độ rủi ro thấp… Các sản phẩm này sẽ không chỉ đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng và khắt khe của nhà đầu tư mà còn phải đủ hấp dẫn để các nhà đầu tư chuyển dần đầu tư trực tiếp sang đầu tư thông qua công ty quản lý quỹ.

Thứ hai, các công ty quản lý quỹ sẽ tăng cường hỗ trợ nhà đầu tư lên kế hoạch tài chính, chiến lược đầu tư, quản lý hậu đầu tư, đào tạo nâng cao nhận thức cho nhà đầu tư giúp nhà đầu tư tiếp cận đầy đủ các thông tin về thị trường, về các sản phẩm đầu tư phù hợp với tình hình tài chính và điều kiện của mỗi nhà đầu tư.

Thứ ba, cải thiện lại chi phí quản lý của doanh nghiệp vì chi phí này chiếm tỷ trọng lớn, ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận công ty.

Tích cực và chủ động nâng cao hiệu quả quản lý tài sản, cung cấp các sản phẩn đầu tư đa dạng, tăng cường tiếp xúc và đào tạo nâng cao nhận thức của nhà đầu tư, đầu tư nhiều hơn và công nghệ, phần mềm quản lý tài sản theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.

Tăng cường một cách hiệu quả công tác tiếp thị, mở rộng quan hệ với các đối tác.

Cải thiện và nâng cao một bước về lợi ích vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Thực hiện công tác tập trung dân chủ, công khai, đoàn kết, kỷ luật trong công ty, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.

PHỤ LỤC

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

(Nguồn: báo cáo tài chính năm 2018 – 2019)

TÀI SẢN Thuyết minh 2019 2018 (Đã điều chỉnh) VND VND A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 116.925.601.689 117.626.282.853 I.

Tiền và các khoản tương

đương tiền 3 7.465.729.624 73.965.878.079

1. Tiền

2.050.174.624 1.765.878.079

2.

Các khoản tương đương tiền

5.415.555.000 72.200.000.000

II.

Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn 4 102.548.974.699 32.579.828.135

1. Đầu tư ngắn hạn

103.431.474.604 32.632.975.051

2.

Dự phòng giảm giá đầu tư

ngắn hạn (882.499.905) (53.146.916)

II I.

Các khoản phải thu ngắn

hạn 6.910.897.366 10.458.578.269

1.

Phải thu hoạt động nghiệp

vụ 5 3.077.224.032 3.284.873.335 2. Các khoản phải thu khác 6 12.071.735.029 13.557.704.934 3. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 7 (8.238.061.695) (6.384.000.000) V. Tài sản ngắn hạn - 621.998.370

khác 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 8 - 621.998.370 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 750.605.033 463.129.078 I.

Các khoản phải thu dài

hạn 394.422.800 394.422.800

1.

Phải thu dài hạn khác 9 394.422.800 394.422.800 II. Tài sản cố định 29.508.359 68.706.278 1. Tài sản cố định hữu hình 10 1.883.359 17.706.278 - Nguyên giá 1.087.995.559 1.163.709.195 - Giá trị hao mòn luỹ kế (1.086.112.200) (1.146.002.917) 2. Tài sản cố định vô hình 11 27.625.000 51.000.000

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần quản lý quỹ ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 39 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)