2.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán
(Nguồn: báo cáo tài chính năm 2018-2019-2020)
TÀI SẢN Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tài sản ngắn hạn 117.626.282.853 116.925.601.689 117.448.594.589
Tiền và các khoản tương đương tiền
73.965.878.079 7.465.729.624 7.613.153.275
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
32.579.828.135 104.692.177.955 102.548.974.699
Các khoản phải thu ngắn hạn 10.458.578.269 6.910.897.366 5.131.263.359 Tài sản ngắn hạn khác 621.998.370 12.000.000 Tài sản dài hạn 463.129.078 750.605.033 1.080.508.469
các khoản phải thu dài hạn 394.422.800 394.422.800 394.422.800 Tài sản cố định 68.706.278 29.508.359 45.382.501 tài sản cố định hữu hình 17.706.278 1.883.359 43.257.501 tài sản cố định vô hình 51.000.000 27.625.000 2.125.000 Tài sản dài hạn khác 326.673.874 640.703.168 TỔNG TÀI SẢN 118.089.411.931 117.676.206.722 118.529.103.058 NGUỒN VỐN nợ phải trả 19.359.191.166 3.055.471.440 3.058.600.384 Vốn chủ sở hữu 115.532.977.148 114.620.735.282 115.470.502.674 TỔNG NGUỒN VỐN 118.089.411.931 117.676.206.722 118.529.103.058
Qua bảng cân đối kế toán có thể thấy được các khoản tương đương tiền đã giảm đáng kể (từ 72.200.000.000 còn 5.415.555.000) trong năm 2019 do tại ngày 31/12/2019, các khoản tương đương tiền là chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng, được gửi tại Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng với lãi suất 7,3%/năm để dòng tiền có thể luân chuyển không trở thành tiền chết.
Các khoản đầu tư ngắn hạn cũng tăng lên đáng kể do công ty đầu tư vào chứng chỉ quỹ PVcom (PVBF) để thành lập quỹ kéo theo đó dự phòng giảm giá cũng tăng theo.
Các khoản phải thu đã giảm do công ty đòi lại được 1 phần nợ phải thu của hợp tác xã Công nghiệp Chiến Thắng, tuy nhiên số nợ vẫn còn rất nhiều khiến công ty phải trích lập dự phòng rủi ro tới hơn 70% giá trị khoản phải thu, khiến cho khoản phải thu năm 2019 tăng lên so với 2018.
Tài sản cố định của công ty giảm mạnh từ 68.706.278 xuống 29.508.359 do công ty trả lại 1 phần mặt bằng.
Qua bảng cân đối kế toán có thể thấy được tài sản ngắn hạn của công ty ngày 01/01/2020 là 116.925.601.689 (chiếm 99, 36% trong tổng tài sản đã tăng nhẹ lên 117.448.594.589 (chiếm 99,09 % trong tổng tài sản) ngày 31/12/2020.
Trong đó, các khoản tương đương tiền ngày 01/01/2020 là116.925.601.689 (chiếm 6,34 % trong tổng tài sản) đã tăng lên là 117.448.594.589 (chiếm 6,42 % trong tồng tài sản) ngày 31/12/2020, tại ngày 31/12/2020, các khoản tương đương tiền của Công ty là tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng được gửi tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam với lãi suất 3,9 %/năm.
Các khoản đầu tư ngắn hạn ngày 01/01/2020 là 102.548.974.699 (chiếm 87,14 % trong tổng tài sản) tăng nhẹ lên 104.692.177.955 (chiếm 88,32 % trong tổng tài sản) trong ngày 31/12/ 2020.
Các khoản phải thu ngày 01/01/2020 là 6.910.897.366 ( chiếm 5, 87% trong tổng tài sản) đã giảm nhẹ còn 5.131.263.359 (chiếm 4,32 % trong tổng tài sản) ngày 31/12/2020 do Số tiền phải thu còn lại của Hợp đồng Hợp tác kinh doanh số 06/2014/HĐHT-PVFCC-CT ngày 27/01/2014 với Hợp tác xã Công nghiệp Chiến Thắng tại Dự án 12 Đỗ Ngọc Du, Thành phố Hà Nội. Hai bên đã ký Biên bản làm việc ngày 29/12/2016 về việc hoàn trả lợi nhuận cố định và phần vốn góp của Công ty tại dự án. Tuy nhiên do Hợp tác xã Công nghiệp Chiến Thắng chưa hoàn trả số tiền phải thu theo đúng tiến độ trong
Biên bản làm việc trên, hai bên đã tiếp tục ký Biên bản làm việc ngày 27/06/2017 gia hạn thanh toán toàn bộ công nợ đến thời điểm 27/03/2018, Biên bản làm việc ngày 27/09/2019 gia hạn thanh toán toàn bộ công nợ đến 27/03/2020 và Biên bản làm việc ngày 29/06/2020 gia hạn thanh toán toàn bộ công nợ đến 27/12/2020. Lũy kế đến thời điểm 31/12/2020 Hợp tác xã Công nghiệp Chiến Thắng đã thực hiện chi trả cho Công ty số tiền là 1.399.340.435 đồng. Vì vậy Ban Giám đốc Công ty đã thận trọng không ghi nhận số lợi nhuận cố định cho thời gian từ ngày 01/07/2016 đến ngày 27/06/2017 và lãi chậm trả cho thời hạn từ ngày 01/07/2016 đến 31/12/2020. Tại ngày 31/12/2020, Công ty đã thực hiện trích lập dự phòng phải thu khó đòi toàn bộ đối với khoản phải thu này.
Tài sản ngắn hạn khác đã tăng lên 12.000.000 ngày 31/12/2020 chiếm 0,01 % trong tổng tài sản.
Tài sản dài hạn của công ty ngày 01/01/2020 là 750.605.033 (chiếm 0,63 % trong tổng tài sản) tăng lên là 1.080.508.469 (chiếm 0,91% trong tổng tài sản) ngày 31/12/2020.
Trong đó, các khoản phải thu dài hạn ngày 01/01/2020 là 394.422.800 (chiếm 0,33% trong tổng tài sản) không thay đổi trong ngày 31/12/2020 vẫn là 394.422.800 (chiếm 0,33% trong tổng tài sản).
Tài sản cố định ngày 01/01/2020 là 29.508.359 (chiếm 0,025% trong tổng tài sản) đã tăng lên 45.382.501 (chiếm 0,03% trong tổng tài sản) ngày 31/12/2020. Trong đó, tài sản cố định hữu hình ngày 01/01/2020 là 1.883.359 đã tăng lên 43.257.501 ngày 31/12/2020. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình cuối năm đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng: 1.087.995.559 đồng. Tài sản cố định vô hình ngày 01/01/2020 là 51.000.000 đã tăng lên 170.000.000 ngày 31/12/2020. Nguyên giá tài sản cố định vô hình cuối kỳ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng: 170.000.000 đồng.
Tài sản dài hạn khác ngày 01/01/2020 là 326.673.874 (chiếm 0,27% trong tổng tài sản) đã tăng lên là 640.703.168 (chiếm 0,54% tổng tài sản) ngày 31/12/2020 do chi phí sửa chữa văn phòng tăng lên.
Bên cạnh đó, bảng báo cáo cũng cho thấy nợ phải trả ngày 01/01/2020 là 3.055.471.440 (chiếm 2,59 % tổng nguồn vốn) đã tăng nhẹ lên 3.058.600.384 (chiếm 2,58% trong tổng nguồn vốn) ngày 31/12/2020, đó cũng là số liệu của nợ ngắn hạn do công ty không có nợ dài hạn.
Vốn chủ sở hữu ngày 01/01/2020 là 114.620.735.282 (chiếm 97,4% tổng nguồn vốn) đã tăng lên 115.470.502.674 (chiếm 97,4% tổng vốn chủ sở hữu) ngày 31/12/2020.
2.2.1.1. Nhóm chỉ số khả năng thanh toán
Bảng 2.1: chỉ số khả năng thanh toán
(Nguồn: báo cáo tài chính năm 2018-2019 – 2020)
Chỉ tiêu Đơn
vị
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Hệ số khả năng thanh toán ngắn
hạn= tài sản ngắn hạn/ nợ ngắn hạn
Lần 29,31 38,26 38,39
Hệ số khả năng thanh toán nhanh= (tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho)/ nợ ngắn hạn (Công ty không có hàng tồn kho)
Lần 29,31 38,26 38,39
Hệ số khả năng thanh toán tức thời= tiền và tương đương tiền/ nợ ngắn hạn
Lần 15,3 2,44 2,48
Cân bằng tài chính= tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn (NWC) VNĐ 122.433.565. 069 113.870.13 0.249 114.389.99 4.205
2.2.1.2. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh
Tỉ số khả năng thanh toán hiện hành (tiếng Anh: Current Ratio) là tỉ số tài chính đo lường khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỉ số khả năng thanh toán hiện hành còn có nhiều tên gọi khác như tỉ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán của vốn lưu động, hệ số thanh toán hiện thời.
Hệ số thanh toán nhanh là đơn vị thước đo nhằm định lượng chính xác tiềm năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn. Hoạt động bằng con đường thông qua chuyển hóa tài sản ngắn hạn sang tiền mặt mà không hao hụt đến lượng hàng tồn kho.
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh có tăng lên từ 29,311-> 38,26 (năm 2019) công ty vẫn rất đủ khả năng thanh toán
các khoản nợ ngắn hạn do công ty là công ty quản lý quỹ. Tuy nhiên hệ số khả năng thanh toán tức thời giảm mạnh trong năm 2019 (từ 15,386 -> 2,44) do công ty đầu tư vào mở chứng chỉ quỹ, và công ty vẫn đủ khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ.
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh có tăng lên từ 38,26 năm 2019 lên 38,39 năm 2020 công ty vẫn rất đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn do công ty là công ty quản lý quỹ. Hệ số khả năng thanh toán tức thời tăng nhẹ từ 2,44 năm 2019 lên 2,48 năm 2020.
2.2.1.3. Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số này phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tiền và tương đương tiền của DN. Tức là với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, DN có đảm bảo khả năng thanh toán tức thời (thanh toán ngay) các khoản nợ ngắn hạn hay không.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2019 là 2,44 đã tăng nhẹ lên 2,48 năm 2020. So với các chỉ số thanh khoản khác ngắn hạn khác như chỉ số thanh toán hiện thời (current ratio), hay chỉ số thanh toán nhanh (quick ratio), chỉ số thanh toán tiền mặt đòi hỏi khắt khe hơn về tính thanh khoản. Hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn bị loại khỏi công thức tính do không có gì bảo đảm là hai khoản này có thể chuyển nhanh chóng sang tiền để kịp đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn
Cân bằng tài chính > 0 rất nhiều cho thấy công ty sử dụng vốn kém linh hoạt, chi phí quản lý, tiền lương đang rất cao.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2018 2019 2020
hệ số thanh toán nhanh