Nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn thu theo phân cấp từ năm 2011-2019:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân cấp ngân sách và sự tự chủ tài chính của ngân sách tỉnh Đồng Tháp (Trang 42 - 54)

2019:

Thứ nhất: Địa hình tỉnh Đồng Tháp sông, gạch chằn chịch, đường giao thông không thuận lợi gây khó khăn trong công tác vận chuyển hàng hóa, hàng năm tỉnh chịu nhiều thiên tai như bão, lụt... gây những trở ngại nhất định cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai: Quy mô kinh tế tỉnh còn nhỏ, nhiều lĩnh vực còn lạc hậu; vẫn là tỉnh nhận hỗ trợ từ NSTW; thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Đồng Tháp chỉ đạt khoảng 36 triệu đồng, trong khi mức bình quân chung của cả nước khoảng 50 triệu đồng. Tỷ lệ dân số phụ thuộc vào nông nghiệp còn lớn, lao động trong lĩnh vực này vẫn chiếm 70%. Nông nghiệp công nghệ cao và các mô hình sản xuất hàng hóa của tỉnh còn ít. Tỉnh cũng chưa khai thác đầy đủ và hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch, đóng góp của du lịch vào GDP còn thấp.

Thứ ba: Có ít doanh nghiệp tư nhân mạnh về tài chính và quy mô sản xuất kinh doanh lớn, thiếu các nhà quản lý doanh nghiệp giỏi và công nhân kỹ thuật lành

nghề, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nền sản xuất tiên tiến, hiện đại.

Thứ tư: Nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường có dấu hiệu tăng, nhất là ở các dòng sông, môi trường nông thôn, nguồn rác thải trong sản xuất và sinh hoạt. Các công ty còn xả nước thải gây ô nhiểm môi trường.

Thứ năm: Chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội giữa đô thị và nông thôn, giữa vùng núi và đồng bằng còn lớn.

Những khó khăn nói trên cùng nhiều nguyên nhân khác đã dẫn đến trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp còn thấp so với nhiều tỉnh khác trong cả nước. Tích lũy đầu tư từ nội bộ nền kinh tế tỉnh còn thấp, sự phát triển giữa các huyện lại không đồng đều. Vì vậy, khi thực hiện phân cấp quản lý NSNN, tỉnh Đồng Tháp rất cần sự hỗ trợ của NSTW; còn NS cấp huyện, cấp xã của tỉnh rất cần sự hỗ trợ của NS cấp trên. Sự hỗ trợ này là cần thiết để đảm bảo cho các cấp CQĐP cân đối được NS và đảm bảo cho sự phát triển công bằng giữa các huyện, thành phố thuộc tỉnh; các xã, phường và thị trấn.

3.2.3 Phân tích chỉ số VFI của 07 tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL năm 2011-2016:

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, là khu vực có tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, luôn có chỉ số PCI đứng trong nhóm đầu cả nước (Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ...), môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính được cải thiện theo hướng minh bạch, thực chất. Tuy nhiên, thu hút FDI của nơi được coi là vựa lúa, trái cây và thủy sản của Việt Nam còn ở mức thấp cả về dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký, đứng thứ 4/6 vùng của cả nước; các chính sách cho nông nghiệp chưa đủ mạnh để hấp dẫn các doanh nghiệp; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58%, thấp hơn các vùng khác trong cả nước, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Qua đây đánh giá tình hình vùng ĐBSCL giai đoạn 2011- 2016 như sau:

Đánh giá tổng thể tình hình ngân sách nhà nước vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 – 2016:

Về thu ngân sách nhà nước: Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn là 248.830 tỷ đồng, chiếm 4,62% tổng thu NSNN cả nước, tốc độ tăng thu bình quân là 11,5%/năm, cao hơn bình quân chung của cả nước (7,5%/năm); trong đó: Thu nội địa đạt 225.425 tỷ đồng, chiếm 6,62% tổng thu nội địa cả nước và tốc độ tăng thu bình quân là 11,7%/năm, thấp hơn tốc độ tăng thu của cả nước (12,6%/năm); Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 23.405 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,65% thu xuất nhập khẩu của cả nước, tốc độ tăng bình quân 9,2%/năm, cao hơn mức tăng bình quân chung cả nước (4,64%/năm). Về chi ngân sách địa phương: Tổng chi NSĐP quản lý của vùng là 388.764 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,5% so với tổng chi NSĐP quản lý của cả nước, tốc độ tăng chi bình quân 11,6%/năm (cả nước 13,12%/năm). Trong đó: Chi đầu tư phát triển là 86.071 tỷ đồng, chiếm 10,6% chi đầu tư phát triển của cả nước, chiếm tỷ trọng 22,1% chi NSĐP quản lý (tính cả nguồn XSKT thì chiếm tỷ trọng 33%) và tăng bình quân 10,49%/năm (cả nước tăng bình quân 11,55%/năm). Chi thường xuyên là 302.693 tỷ đồng, chiếm 14,7% tổng chi thường xuyên của cả nước, tốc độ tăng bình quân 11,99%/năm (cả nước 13,82%/năm), chủ yếu tăng chi thực hiện cải cách tiền lương và an sinh xã hội. Với nhiệm vụ chi nêu trên, thì thu NSĐP trên địa bàn chỉ đáp ứng được khoảng 67,6% tổng chi cân đối NSĐP và chỉ có thành phố Cần Thơ là địa phương có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương.

Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện phát triển kinh tế bền vững vùng ĐBSCL: Cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi hiện nay tại khu vực ĐBSCL: Theo quy định của Luật NSNN năm 2015, có hiệu lực từ năm ngân sách 2017 thì nguồn thu của NSĐP bao gồm các khoản thu NSĐP hưởng 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa NSTW và NSĐP. Trong đó, phần lớn các khoản thu từ đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết (thu từ XSKT của ĐBSCL chiếm tỷ trọng 54% so với cả nước) NSĐP hưởng 100%. Thu từ XSKT của vùng được sử dụng để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục– đào tạo, dạy nghề và y tế; xây dựng nông thôn mới. Về phân cấp nhiệm vụ chi của NSĐP: các địa phương được phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển đối với các dự án do địa phương quản lý và chi thường

xuyên của các cơ quan, đơn vị của địa phương, chi thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn. Định mức phân bổ đã ưu tiên nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của Vùng; theo đó, định mức phân bổ chi đầu tư phát triển ưu tiên phân bổ vốn cho Vùng như: Dân số là người dân tộc thiểu số; tỷ lệ hộ nghèo; định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên đã thể hiện sự tăng cường về nguồn lực cho Vùng như: vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng được hưởng định mức như vùng miền núi; nâng mức phân bổ thêm 9% số chi tính theo định mức dân số. Với cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi như trên, năm 2017 tổng thu NSĐP chỉ đáp ứng được 63% nhiệm vụ chi của NSĐP (chỉ có thành phố Cần Thơ là địa phương có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương).

Về bố trí nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn:

Bố trí trực tiếp từ NSNN thông qua cân đối và các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình, dự án, Trái phiếu Chính phủ

Giai đoạn 2011-2015 NSTW đã bố trí 17.907 tỷ đồng để thực hiện các dự án đầu tư do Trung ương quản lý trên địa bàn. Giai đoạn 2016-2020 kế hoạch vốn đã bố trí là 26.970 tỷ đồng, trong đó năm 2016 là 13.396 tỷ đồng.

Vốn đầu tư phát triển phân bổ cho các địa phương trong vùng giai đoạn 2011- 2015 là 99.105 tỷ đồng, chiếm 13% vốn phân bổ cho các địa phương cả nước, trong đó vốn chương trình mục tiêu là 21.297 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ là 31.411 tỷ đồng, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia là 2.771 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 6.893 tỷ đồng, vốn cân đối NSĐP là 36.733 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 37% vốn đầu tư phát triển phân bổ cho địa phương). Giai đoạn 2016-2020 đã bố trí 187.417 tỷ đồng, trong đó vốn các chương trình mục tiêu là 30.509 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ là 15.712 tỷ đồng, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia là 8.967 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 15.644 tỷ đồng, vốn cân đối NSĐP là 114.061 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 61% vốn phân bổ cho các địa phương).

Bố trí gián tiếp thông qua các cơ chế chính sách của Nhà nước

Ưu đãi về thuế, phí: Vùng ĐBSCL có tiềm năng thế mạnh về phát triển nông nghiệp. Hiện nay, hệ thống thuế, phí và lệ phí đã quy định những chính sách ưu đãi

ở mức cao nhất đảm bảo khuyến khích đầu tư, phát triển lĩnh vực nông nghiệp như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản của hợp tác xã; miễn thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối...; miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; miễn lệ phí trước bạ đối với đất Nhà nước giao sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; miễn thu thủy lợi phí...Với các chính sách như trên, hàng năm khu vực ĐBSCL có thêm hàng nghìn tỷ đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất (riêng thủy lợi phí hàng năm, NSNN phải cấp bù là 1.554 tỷ đồng, chiếm 24,5% tổng số kinh phí cấp bù của cả nước).

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi Nhà nước: Từ năm 2011 đến hết năm 2016, các địa phương trong vùng đã được phân bổ 7.483 tỷ đồng để thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn; chiếm tỷ trọng 18,7% so với vốn thực hiện Chương trình của cả nước (40.000 tỷ đồng). Ngoài ra, Nhà nước còn thực hiện các chính sách tín dụng giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng mức dư nợ hiện nay khoảng 184.000 tỷ đồng, trong đó có nhiều chương trình thực hiện trên phạm vi ĐBSCL.

Nguồn lực khác: Nhà nước đã thực hiện Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong 3 năm (2011-2013) đối với cây lúa, vật nuôi và tôm, cá tại 20 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trong đó có 7 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL). Qua tổng kết giai đoạn thí điểm cho thấy: Đối với bảo hiểm cây lúa, bảo hiểm vật nuôi (theo đàn gia súc, gia cầm) có khả năng tiếp tục triển khai được. Riêng đối với bảo hiểm tôm, cá có nhiều khó khăn do không kiểm soát được bệnh dịch cũng như việc nuôi trồng. Hiện nay Bộ Tài chính đang phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan xây dựng Nghị định về bảo hiểm nông nghiệp để trình Chính phủ xem xét, ban hành trong tháng 10/2017, với 02 chính sách: (i) Khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm nông nghiệp trên nguyên tắc tự nguyện; (ii) NSNN hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp cho một số đối tượng mục tiêu trong từng thời kỳ.

Bảng 3.9: Chỉ số VFI thực từ năm 2011-2016 của 06 tỉnh ĐBSCL và tỉnh Đồng Tháp

STT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

A B 1 2 3 4 5 6 1 Đồng Tháp 0,51 0,45 0,47 0,47 0,4 0,31 2 Trà Vinh 0,72 0,82 0,81 0,80 0,76 0,73 3 Tiền Giang 0,59 0,59 0,60 0,61 0,56 0,46 4 Sóc trăng 0,79 0,79 0,82 0,83 0,77 0,69 5 Bạc Liêu 0,80 0,72 0,82 0,80 0,75 0,71 6 Hậu Giang 0,72 0,81 0,75 0,76 0,71 0,68 7 Kiên Giang 0,62 0,62 0,64 0,65 0,54 0,65

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính

Tác giả chọn mẫu 06 tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL để so sánh chỉ số VFI: giai đoạn năm 2011 đến 2016 chỉ số VFI của các Tỉnh giảm qua các năm như Kiên Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh có nghĩa là các Tỉnh cố gắng huy động các nguồn thu trên địa bàn tỉnh, nuôi dưỡng nguồn thu, tăng cường công tác thu hồi nợ đọng, chống thất thu ngân sách, tìm nguồn thu hợp pháp; một số Tỉnh có phát sinh nguồn thu đột biến trên địa bàn sau khi trung ương đã giao dự toán do thu hút được các nhà đầu tư mới, nên nguồn thu tăng đảm bảo các nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, khi nguồn thu tăng địa phương sẽ tăng khả năng tự chủ tài chính của NSĐP tăng và ngân sách trung ương sẽ giảm nguồn bổ sung cân đối ngân sách và bổ sung có mục tiêu. Các Tỉnh đã thực hiện các chính sách để tăng nguồn thu trên địa bàn Tỉnh như sau:

Tỉnh Tiền Giang: là tỉnh có chỉ số VFI giảm đáng kể, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua thu hút được nhiều dự án trong và ngoài nước đến đầu tư, đi vào hoạt động ổn định, góp phần làm cho công nghiệp của tỉnh nhà tăng cao. Tính riêng trong các khu công nghiệp, đến nay đã cấp phép được 77 dự án đầu tư, trong đó dự án có vốn đầu tư nước ngoài là 51 dự án. Đạt được những

kết quả như trên là do có sự tập trung tháo gỡ khó khăn của Lãnh đạo tỉnh, cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp ngày càng hoàn thiện, công tác khuyến công, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư được triển khai. Nguồn thu NSNN qua các năm tăng lên đáng kể. Nguồn thu chủ yếu tập trung ở khu vực đầu tư nước ngoài, cấp quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế bảo vệ môi trường, thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh đó, nhờ một số doanh nghiệp ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoạt động ổn định và phát triển.

Tỉnh Kiên Giang là tỉnh phát triển nhanh nhất tủy chỉ số VFI giảm không nhiều, nhưng trong thời gian qua Tỉnh ban hành chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, đẩy mạnh các hoạt động kêu gọi đầu tư và tạo những chuyển biến tích cực so với trước, như ngành dịch vụ ở Kiên Giang đã có bước phát triển tốt, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân và ngành này đã thu hút được một số dự án lớn đầu tư vào Phú Quốc nên đã phát triển khá tốt, tạo nhiều việc làm và chuyển đổi đất đai từ nông nghiệp sang phát triển du lịch, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định trong thời gian dài, cùng với việc không ngừng ứng dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động, tạo giá trị gia tăng cao, kết hợp với xu thế di dân cơ học từ tỉnh ra bên ngoài làm việc nên thu nhập bình quân đầu người ở Kiên Giang tăng nhanh từ 4,7 triệu đồng/người năm 2000 lên 9,8 triệu đồng/người năm 2005, khoảng 25,8 triệu đồng/người năm 2010 và đạt 51,4 triệu đồng/người năm 2015; cao hơn so với bình quân cả nước và hiện là tỉnh có thu nhập bình quân đầu người dẫn đầu trong các tỉnh vùng ĐBSCL, ngoại trừ Tp. Cần Thơ. Thời kỳ 2011-2015, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,4%; trong đó nông lâm thủy sản tăng 7,0%, công nghiệp – xây dựng tăng 10,8% và dịch vụ tăng 13,8%, nguồn thu NSĐP tăng qua các năm nên địa phương tự chủ tài chính ngày càng cao, giảm tính phụ thuộc vào trung ương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỉnh Bạc Liêu: những năm qua, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh luôn trên đà phát triển. Khi Bạc Liêu được tái lập (năm 1997) số thu ngân sách ở mức 124 tỷ đồng; đến năm 2013 số thu ngân sách đạt 1.286 tỷ đồng; và năm 2016 là 1.738 tỷ đồng, tăng gấp 14 lần so với năm đầu tái lập tỉnh, tốc độ tăng thu đạt

16%/năm. Tỉnh quan tâm đầu tư và kêu gọi đầu tư nhiều dự án khu du lịch ven biển, khu du lịch Nhà Mát, khu du lịch - dịch vụ Tắc Sậy, tuyến tàu cao tốc du lịch biển thành phố Bạc Liêu - Hòn Trứng - Côn Đảo, khu du lịch sinh thái kết nối với tham quan khu Điện gió. Phát triển công nghiệp, trong đó tập trung phát triển năng lượng tái tạo như Dự án Nhà máy Điện gió Bạc Liêu giai đoạn 1 và 2 tiếp tục khai thác có

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân cấp ngân sách và sự tự chủ tài chính của ngân sách tỉnh Đồng Tháp (Trang 42 - 54)