theo kết quả đầu ra, với kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm (gọi chung là kế hoạch tài chính – NS trung hạn) ?
Luật NSNN 2015 đã quy định về quản lý NS theo kết quả thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm. Nhưng cách thức phân cấp quản lý NSNN trong thực tiễn vẫn như trong điều kiện quản lý NS theo đầu vào và lập dự toán NSNN từng năm một (thể hiện qua việc phân cấp quản lý NSNN cho thời kỳ ổn định NS bắt đầu từ năm 2017). Rõ ràng đây là một vấn đề cần xem xét.
Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra là việc lập, phân bổ, chấp hành, quyết toán NSNN trên cơ sở xác định rõ kinh phí NS gắn với nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm cần hoàn thành với khối lượng, số lượng và chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định. Với phương thức quản lý NSNN mới này, theo đánh giá của các chuyên gia chi tiêu NS sẽ hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn.
Kế hoạch tài chính 05 năm được lập cùng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về tài chính - NSNN; các định hướng lớn về tài chính, NSNN; số thu và cơ cấu thu nội địa, thu dầu thô, thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; số chi và cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi thường xuyên; định hướng về bội chi NS; giới hạn nợ nước ngoài của quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch. Kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm được lập hằng năm cho thời gian 03 năm, trên cơ sở kế hoạch tài chính 05 năm, được lập kể từ năm dự toán NS và 02 năm tiếp theo, theo phương thức cuốn chiếu.
Như vậy, khi áp dụng phương thức quản lý NS theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, cùng với kế hoạch tài chính – NS trung hạn, việc xác định như nhu cầu chi của các cấp chính quyền và từng cơ quan, đơn vị sẽ chuẩn xác hơn trước.
Điều đó dẫn đến việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp chính quyền sẽ phù hợp hơn. Ngược lại, phân cấp quản lý NSNN hợp lý sẽ làm cho quản lý NSNN theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, việc lập kế hoạch tài chính – NS trung hạn được tốt hơn. Chính vì vậy, cần phải gắn phân cấp quản lý NSNN với quản lý NSNN theo kết quả đầu ra và kế hoạch tài chính – NS trung hạn. Cách thức gắn phân cấp quản lý NSNN với quản lý NSNN theo kết quả đầu ra và kế hoạch tài chính – NS trung hạn như thế nào? Theo tác giả, các việc cần làm là: (1) Xác định rõ chính quyền mỗi cấp phải làm gì, trách nhiệm đến đâu trong việc quản lý NSNN theo kết quả đầu ra và kế hoạch tài chính – NS trung hạn. (2) Rà soát, xây dựng lại phương pháp xác định tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa các cấp NS, số bổ sung của NS cấp trên cho NS cấp dưới, v.v...cho phù hợp với việc áp dụng phương thức quản lý NSNN theo kết quả đầu ra và kế hoạch tài chính – NS trung hạn. Trong điều
kiện lập NS hàng năm theo phương pháp cuốn chiếu trong 3 năm, việc xác định số bổ sung cân đối NS có nên “khoán” như vậy nữa không hay sẽ xác định hàng năm trong quá trình cuốn chiếu? (3) Để gắn kết phân cấp quản lý NSNN với các phương thức quản lý mới nói trên nhằm tạo ra một cấp độ chất lượng cao hơn trong quản lý NSNN, trong thời gian tới cần phải bổ sung thêm các văn bản hướng dẫn cụ thể, tổ chức tập huấn triển khai, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, đội ngũ cán bộ quản lý với tư duy và trình độ đủ để tiếp cận với tình hình mới.