Những hạn chế trong tự chủ ngân sách địa phương từ năm 2011-2020:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân cấp ngân sách và sự tự chủ tài chính của ngân sách tỉnh Đồng Tháp (Trang 60 - 63)

Địa phương thiếu khả năng tự chủ về thu ngân sách nhà nước: Luật NSNN năm 2002 quy định, thẩm quyền ban hành sắc thuế mới, thay đổi cơ cấu của các sắc thuế hiện tại cũng như xác định thuế suất hoàn toàn thuộc về CQTW (Quốc hội). CQĐP chỉ được quyền quyết định đối với một số loại phí, lệ phí nhỏ theo khung của Trung ương hoặc mang tính chất địa phương đặc thù. Quy định như trên góp phần quản lý ngân sách tập trung, thống nhất nhưng không khuyến khích được các địa phương khai thác lợi thế của mình và chủ động nuôi dưỡng phát triển các nguồn thu tiềm năng của địa phương.

Phân cấp quản lý NSNN tác động đến hiệu quả sử dụng NSNN còn hạn chế; tính tự chủ của tỉnh Đồng Tháp tuy đã hơn trước nhưng còn chưa cao do còn phụ thuộc.

Tình trạng thiếu công bằng trầm trọng về thu chi NSĐP giữa các tỉnh đã kéo dài. Sự mất cân đối về điều kiện tự nhiên thể hiện rõ trong đóng góp vào thu NSNN, trong tỷ lệ chi NSNN và nhận bổ sung cân đối từ NSTW.

Địa phương mới chỉ được tăng quyền về tổ chức thực thi và quản lý NS, còn thẩm quyền quyết định vẫn thuộc về Trung ương. Điều đó dẫn đến những hạn chế như: Tính tự chủ của CQĐP đã hơn trước nhưng chưa cao;

Phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam từ trước đến nay luôn gắn liền với phương thức quản lý NS theo các khoản mục đầu vào. Tuy Luật NSNN 2015 đã quy định là chi NSNN phải gắn với kết quả công việc. Nhưng vẫn còn rất thiếu các biện pháp cần thiết để có thể đo lường được kết quả công việc của các cấp chính quyền. Do không gắn chi tiêu với kết quả công việc, không đo lường được hiệu quả

chi tiêu, nên các địa phương luôn tìm cách chi nhiều hơn, thậm chí không cần thiết để được Trung ương bổ sung NS nhiều hơn, tỷ lệ phân chia các khoản thu NS cho mình có lợi hơn. Trong điều kiện như vậy, việc phân cấp quản lý NSNN sẽ khó đạt được hiệu quả và công bằng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất cân đối và thiếu công bằng trong thu chi NSNN trong nhiều năm qua. Nguyên nhân khách quan là: Mức độ tập trung kinh tế quá lớn vào một số trung tâm và khoảng cách chênh lệch phát triển giữa các tỉnh thành, giữa các vùng miền quá lớn. Nguyên nhân chủ quan là cơ chế phân cấp quản lý NSNN giữa Trung ương và địa phương còn bất cập khi chưa thể khuyến khích tính chủ động của đại đa số tỉnh trong thu chi NSNN, giảm bớt sự phụ thuộc quá lớn vào NSTW, đồng thời lại làm suy giảm động lực và điều kiện tăng thu cũng như nuôi dưỡng nguồn thu cho một số ít tỉnh thành có khả năng tự cân đối NS.

Lập dự toán NSNN thiếu mối liên kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn với nguồn lực. Luật NSNN 2015 đã quy định về kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm, nhưng đây là vấn đề còn rất mới, nên triển khai trong thực tiễn còn rất khó khăn. Dự toán NSNN chất lượng không cao sẽ dẫn đến việc phân cấp quản lý NSNN kém chính xác và quy định về công khai NSNN đã có nhưng thực hiện chưa đạt được như mong muốn, làm cho công khai thiếu minh bạch.

Nếu nhìn sâu hơn vào bức tranh thu chi ngân sách thì thấy tồn tại một số vấn đề quan trọng. Thứ nhất, tỷ lệ thu ngân sách của địa phương tăng lên trong thời gian gần đây không thực sự xuất phát từ những thay đổi cơ bản trong thiết kế phân cấp ngân sách, mà xuất phát từ việc gia tăng một số nguồn thu được để lại 100% ở địa phương, mà cụ thể là thu từ đất (lớn nhất là thuế chuyển quyền sử dụng đất). Đây là khoản thu có tính nhất thời, không thể duy trì trong dài hạn.

Thứ hai, trong ngân sách chung của nhà nước, tỷ lệ thu của ngân sách địa phương vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ chi. Điều này có nghĩa là một phần rất lớn trong chi ngân sách của địa phương vẫn phụ thuộc vào các khoản chuyển giao từ chính quyền trung ương, và do vậy làm tăng sự phụ thuộc của địa phương

vào trung ương. Điều này đặc biệt đúng với hơn 50 tỉnh hiện đang nhận trợ cấp từ trung ương.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở lý luận về phân cấp quản lý NSNN, đánh giá về phân cấp ngân sách và sự tự chủ tài chính tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2019, tác giả đã đưa ra nguyên nhân ảnh hưởng nguồn thu, phân tích tình hình thu chi ngân sách giai đoạn 2011-2019, so sánh 6 tỉnh ĐBSCL về khả năng cân đối ngân sách.

Học tập kinh nghiệm của một số tỉnh có đà phát triển mạnh, số thu tăng nhanh đem lại tính tự chủ cho địa phương ngày càng cao.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân cấp ngân sách và sự tự chủ tài chính của ngân sách tỉnh Đồng Tháp (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)