PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Quận Thủ Đức (Trang 34 - 36)

Khảo sát được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2018 tại các khối phòng ban của bệnh viện Quận Thủ Đức. Trước tiên tác giả tuyển chọn nhóm 10 điều tra viên chuyên trách mạng lưới quản lý chất lượng trực thuộc các Khoa/phòng. Trong

đó, tác giả xây dựng một nhóm bao gồm hai nhân viên thuộc đơn vị nghiên cứu khoa học, một bác sĩ lâm sàng, một bác sĩ cận lâm sàng, một dược sĩ, một nữ hộ

sinh và một nhân viên hành chính dịch bộ câu hỏi HSOPSC từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Sau khi thống nhất về bản dịch, tác giả gởi bản dịch Anh – Việt đến hai nhân viên chuyên trách khác thuộc nhóm nghiên cứu để dịch ngược từ tiếng việt sang tiếng anh nhằm xác định sự việt hóa trong bộ câu hỏi vẫn tuân theo nội dung nguyên tác. Tiếp đến, tiến hành nghiên cứu pilot trên 50 đối tượng bất kì để đánh giá sơ khảo bộ câu hỏi về lỗi chính tả, ngữ nghĩa các câu có dễ hiểu, có nội dung gây hiểu lầm không, và các câu có phản ánh trung thực ý muốn chuyển tải về khảo

sát văn hóa an toàn người bệnh hay không.

Kết quả thử nghiệm cho thấy 90% số nhân viên tham gia thử nghiệm hiểu bộ câu hỏi nghiên cứu, tuy nhiên có một vài ý kiến từ nhân viên hành chính cho rằng cần làm rõ khái niệm không trừng phạt khi có sai sót. Thời gian việt hóa bộ

Tác giả cùng nhóm nghiên cứu tiến hành lập danh sách, số lượng nhân viên mỗi khoa/phòng, tập huấn điền phiếu câu hỏi, xây dựng kế hoạch hành động khảo sát từng khoa/phòng, mỗi thành viên nhóm nghiên cứu có trách nhiệm triển khai việc khảo sát bộ câu hỏi đến khoa/phòng mình phụ trách và chỉ tiến hành khảo sát sau khi đối tượng khảo sát ký kết đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Đối tượng

được phỏng vấn trong khoảng 30 phút để hoàn thành bộ công thu thập số liệu. Thời gian triển khai và thu thập bản câu hỏi hoàn thiện gởi về tác giả 8 tuần sau đó.

Tiếp đến, tác giả sử dụng kiểm định độ tin cậy của các câu hỏi bằng phép kiểm Cronbach’s Alpha, sau đó sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analyses - EFA) để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo nhằm xác định các câu hỏi được phân bổ vào từng lĩnh vực thuộc một khái niệm; Dữ liệu nghiên cứu sẽ được nhập liệu với phần mềm Epi-data 3.1 với tiêu chuẩn chọn như sau, phiếu câu hỏi được tham gia phân tích số liệu phải trả lời

đầy đủ 12 chuyên mục, trong mỗi chuyên mục phải trả lời tất cả số câu hỏi và không có hiện tượng trả lời đồng loạt 1 đáp án. Và để xử lý số liệu, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 16.0, và kết quả của mục tiêu 1 về khảo sát thực trạng văn hóa an

toàn người bệnh sẽ được trình bày theo hướng dẫn của Cơ quan nghiên cứu chất

lượng y tế - AHRQ để có thể so sánh cùng các nghiên cứu tương tự trên thế giới, hơn nữa điều quan trọng là cá nhân tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện và không tiết lộ danh tính.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Quận Thủ Đức (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)