XÁC ĐỊNH VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNHVIỆN

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Quận Thủ Đức (Trang 47 - 134)

Sau khi nhóm các mục tương ứng vào 12 yếu tố của văn hóa an toàn người bệnh, tỷ lệ trung bình của các câu trả lời tích cực, tiêu cực và trung bình được xác

định như trong bảng 4.10.

Bảng 4.10. cho thấy đa số đối tượng có những câu trả lời tích cực trong lĩnh

vực hoạt động nhóm trong khoa chiếm 90,95%, mọi người trong khoa luôn hỗ trợ

lẫn nhau (94,7%), tôn trọng lẫn nhau (92,0), công việc quá tải nhân viên luôn hỗ trợ

lẫn nhau (88,9%), luôn làm việc theo nhóm (88,2%). Nghiên cứu văn hóa an toàn

bệnh nhân của điều dưỡng nhi, cho thấy có 62% phản hồi tích cực về làm việc theo

nhóm, trong đó đạt 91% tích cực về công việc quá tải nhân viên luôn hỗ trợ lẫn nhau (Macedo, Rocha et al. 2016). Mục đích là để đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm có một sự hiểu biết chung vềtình hình và đang làm việc hướng tới cùng một mục tiêu trong chăm sóc bệnh nhân an toàn (Weller, Boyd et al. 2014).

Bảng 4.10. Hoạt động nhóm trong khoa (Y1)

Nội dung Không đồng ý (%) Không biết (%) Đồng ý (%) Trung bình ± Độ lệch chuẩn

Mọi người trong khoa luôn hỗ

trợ lẫn nhau (A1) 20 (2,3) 26 (3,0)

835

(94,7) 4,23 ± 0,379 Khi có nhiều việc cần phải hoàn

tất trong thời gian ngắn, nhân viên trong khoa luôn làm việc

theo nhóm để hoàn thành (A3)

22 (2,5) 82 (9,3) 777

(88,2) 3,99 ± 0,346

Mọi người trong khoa luôn tôn

trọng lẫn nhau (A4) 18 (2,0) 53 (6,0)

810

(92,0) 4,11 ± 0,352 Khi một đơn vị hoặc một bộ

phận trong khoa trở nên bận rộn thì nhân viên trong khoa luôn hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc (A11)

41 (4,6) 57 (6,5) 783

Bảng 4.11 cho thấy rằng, trong yếu tố vai trò lãnh đạo, phần lớn nhân viên (82,0%) đều nhận xét tốt về cấp lãnh đạo của họ trong cảquan điểm và hành động trong việc quản lý an toàn người bệnh, tương tự như báo cáo của Đài Loan là 83%

(Chen and Li 2010). Có đến 91,4% trả lời tích cực về Lãnh đạo khoa luôn nói lời

động viên khi nhân viên tuân thủcác qui trình đảm bảo an toàn người bệnh. Bên cạnh

đó, 90,1% nhận định đồng ý là Lãnh đạo khoa luôn xem xét nghiêm túc các đề xuất của nhân viên trong việc cải tiến an toàn người bệnh. Mặt khác, khi áp lực công việc

tăng cao, lãnh đạo khoa luôn muốn nhân viên làm việc nhanh hơn ngay cả khi không tuân thủđủcác bước của các qui trình, 68,8% nhân viên không đồng ý với quan điểm

này. Và hơn thế nữa có đến 77,7% ý kiến không đồng ý quan điểm Lãnh đạo khoa bỏ

qua các vấn đềan toàn người bệnh dù biết các lỗi cứ lập đi lập lại.

Bảng 4.11. Vai trò lãnh đạo (Y2)

Nội dung Không đồng ý (%) Không biết (%) Đồng ý (%) Trung bình ± Độ lệch chuẩn

Lãnh đạo khoa luôn nói lời

động viên khi nhân viên tuân thủ các qui trình đảm bảo an toàn người bệnh (B1)

19 (2,1) 57 (6,5) 805 (91,4) 4,05 ± 0,346

Lãnh đạo khoa luôn xem

xét nghiêm túc các đề xuất của nhân viên trong việc cải tiến an toàn người bệnh (B2)

26 (3,0) 61 (6,9) 794 (90,1) 4,05 ± 0,408

Khi áp lực công việc tăng cao, lãnh đạo khoa luôn muốn nhân viên làm việc

nhanh hơn ngay cả khi không tuân thủ đủcác bước của các qui trình (B3)

606 (68,8) 124 (12,4) 151 (17,1) 2,38 ± 0,846

vấn đề an toàn người bệnh dù biết các lỗi cứ lập đi lập lại (B4)

Bảng 4.12. cho thấy yếu tố cải thiện liên tục vềATNB đại diện cho một nền văn

hóa học tập trong đó từ những sai lầm dẫn đến những thay đổi tích cực và những thay

đổi được đánh giá hiệu quả. Trong nghiên cứu này, hầu hết (83,8%) những người được hỏi đều đồng ý rằng bệnh viện của họ có các hoạt động mang tính xây dựng để cải thiện văn hóa an toàn cho bệnh nhân. Thấp hơn so với nghiên cứu tại Trung Quốc là 88,0%, sự chênh lệch này có thểdo người tính cách của người Trung Quốc là đặt trọng

tâm hơn vào sự hợp tác và học tập (Nie, Mao et al. 2013).

Bảng 4.12. Sự cải thiện liên tục về ATNB (Y3)

Nội dung Không đồng ý (%) Không biết (%) Đồng ý (%) Trung bình ± Độ lệch chuẩn Khoa chủ động triển khai các hoạt động để đảm bảo an toàn người bệnh (A6)

28 (3,2) 69 (7,8) 884 (89,0) 4,04 ± 0,478

Các sai sót xảy ra đã

giúp khoa có những

thay đổi theo chiều

hướng tích cực hơn

(A9)

45 (5,1) 99 (11,2) 737 (83,7) 3,87 ± 0,463

Sau khi thực hiện các

thay đổi để cải tiến an

toàn người bệnh, khoa

có đánh giá hiệu quả

của các can thiệp thay

đổi (A13)

Trong bảng 4.13 yếu tố này cho thấy bệnh viện đã cung cấp một môi trường làm việc thuận lợi cho việc thúc đẩy an toàn bệnh nhân. Có đến 94,8% ý kiến tích cực về Hoạt động quản lý bệnh viên cho thấy an toàn người bệnh là ưu tiên hàng

đầu của bệnh viện, và 94,8% phản hồi tích cực đối với Lãnh đạo bệnh viện tạo bầu không khí làm việc hướng đến an toàn người bệnh. Tuy nhiên có đến 54,3% nhân

viên không đồng ý vềLãnh đạo bệnh viện chỉ quan tâm đến an toàn người bệnh khi có sự cố nghiêm trọng xảy ra. Tương tự một nghiên cứu ở Brazil, có 52% đã đồng ý rằng “Quản lý bệnh viện dường như chỉquan tâm đến sự an toàn của bệnh nhân khi sự kiện xảy ra” (Tomazoni, Rocha et al. 2015).

Bảng 4.13. Chính sách của bệnh viện về ATNB (Y4)

Nội dung Không đồng ý (%) Không biết (%) Đồng ý (%) Trung bình ± Độ lệch chuẩn Lãnh đạo bệnh viện tạo bầu không khí làm việc hướng đến an toàn người bệnh (F1) 26 (3,0) 109 (12,4) 746 (84,7) 3,94 ± 0,392 Hoạt động quản lý bệnh viên cho thấy an

toàn người bệnh là ưu tiên hàng đầu của bệnh viện (F8)

6 (0,7) 40 (4,5) 835 (94,8) 4,25 ± 0,319

Lãnh đạo bệnh viện chỉ quan tâm đến an

toàn người bệnh khi có sự cố nghiêm trọng xảy ra (F9)

Trong bảng 4.14 Nhận thức tổng quan về văn hóa an toàn người bệnh là một dấu hiệu về hệ thống chăm sóc tốt đểngăn ngừa các sai sót và lỗi về vấn đề an toàn

người bệnh. Tỷ lệ phản ứng tích cực đối với yếu tố này là 65,2%. Đồng nghĩa với việc có 54,1% không đồng ý khoa có một số vấn đề không đảm bảo an toàn người bệnh. Nghiên cứu tại bệnh viện Jordanian, gần 2/3 (63%) sốngười được báo cáo là tích cực (Al-Nawafleh, Abu-Helalah et al. 2016).

Bảng 4.14. Nhận thức chung về ATNB (Y5)

Nội dung Không đồng ý (%) Không biết (%) Đồng ý (%) Trung bình ± Độ lệch chuẩn

Khoa không bao giờ “hi sinh” sự an toàn của người bệnh để đánh đổi làm được nhiều hơn (A15)

278 (31,8) 79 (9,0) 522 (59,2) 3,31 ± 1,600 Khoa có những qui trình và biện pháp hiệu quả để phòng ngừa sai sót xảy ra (A18) 13 (1,5) 66 (7,5) 802 (91,0) 4,03 ± 0,295 Sai sót nghiêm trọng ở khoa không xảy ra là do may mắn (A10) 498 (56,5) 130 (14,8) 253 (28,7) 2,62 ± 1,189 Khoa có một số vấn đề không đảm bảo an toàn người bệnh (A17) 477 (54,1) 176 (20,0) 228 (25,9) 2,62 ± 1,050

Bảng 4.15 cho thấy có hơn 2/3 (70,4%) trả lời đồng ý về việc được thông báo về những sự cốhay sai sót trong khoa, trong đó 74,0% nhân viên được khoa tổ

chức để thảo luận để phòng ngừa các sai sót. Điều này cho thấy việc tập huấn trao

đổi trong khoa báo cáo về các sự cố được ghi nhận tích cực. Tại Saudi Arabia, hơn

một nữa (51%) trả lời tích cực, tuy nhiên chỉ có 14,2% ghi nhận được tập huấn sau khi sự cố xảy ra (Al Harbi, Cleland et al. 2018).

Bảng 4.15. Thông tin và phản hồi về sai sót (Y6)

Nội dung Không đồng ý (%) Không biết (%) Đồng ý (%) Trung bình ± Độ lệch chuẩn

Nhân viên trong khoa

được phản hồi về những biện pháp cải tiến đã được thực hiện dựa trên những báo cáo sự cố (C1) 71 (8,0) 226 (25,7) 584 (66,3) 3,67 ± 0,593

Nhân viên được thông tin về các sai sót xảy ra trong khoa (C3) 35 (4,0) 220 (25,0) 626 (71,0) 3,82 ± 0,571 Khoa có tổ chức thảo luận các biện pháp để phòng ngừa sai sót tái diễn (C5) 31 (3,5) 198 (22,5) 652 (74,0) 3,84 ± 0,522

Trong bảng 4.16 số liệu thống kê cho thấy có 42,5% đồng ý với ý kiến Nhân viên có thể thoải mái nói ra khi họ thấy có những vấn đề ảnh hưởng không tốt đến

chăm sóc người bệnh, và 45,1% đồng ý Nhân viên cảm thấy thoải mái trong việc chất vấn những quyết định hoặc hành động của lãnh đạo khoa/ lãnh đạo bệnh viện. Dẫn đến có tới 52,3% Nhân viên ngại hỏi khi thấy những việc dường như không

đúng. Nghiên cứu tại Romani thì trả lời tích cực cao hơn so với nghiên cứu của tôi là 75% (TEREANU, SMITH et al. 2018).

Bảng 4.16. Giao tiếp và cởi mở (Y7)

Nội dung Không đồng ý (%) Không biết (%) Đồng ý (%) Trung bình ± Độ lệch chuẩn Nhân viên có thể

thoải mái nói ra khi họ thấy có những vấn đề ảnh hưởng không tốt đến chăm sóc người bệnh (C2) 317 (35,9) 190 (21,6) 274 (42,5) 3,04 ± 1,697 Nhân viên cảm thấy thoải mái trong việc chất vấn những quyết định hoặc hành động của lãnh đạo khoa/ lãnh đạo bệnh viện (C4) 193 (21,9) 291 (33,0) 397 (45,1) 3,24 ± 0,889 Nhân viên ngại hỏi khi thấy những việc

dường như không đúng (C6)

170 (21,9) 250 (28,4) 461 (52,3) 3,54 ± 1,476

Kết quả nghiên cứu tại bảng 4.17. cho thấy có 65,4% trả lời đồng ý báo cáo sự

cố suýt xảy ra (là sai sót xảy ra nhưng đã được phát hiện và ngăn chặn trước khi

ảnh hưởng đến người bệnh), 57,8% nhân viên đồng ý báo cáo sai sót xảy ra nhưng

không có khả năng gây hại cho người bệnh và hơn 2/3 số nhân viên thực hiện báo cáo sai sót xảy ra, đáng lẽ gây hại cho người bệnh nhưng (may mắn) chưa gây hại.

Điều này cho thấy khả năng gây hại của sự cố trên người bệnh sẽ ảnh hưởng đến việc ghi nhận báo cáo. Nghiên cứu tại Đài Loan có 60% đồng ý có báo cáo về các sự cố xảy ra (Chen and Li 2010).

Bảng 4.17. Tần suất báo cáo sự cố (Y8)

Nội dung Không đồng ý (%) Không biết (%) Đồng ý (%) Trung bình ± Độ lệch chuẩn

Khi một sai sót xảy ra nhưng

đã được phát hiện và ngăn

chặn trước khi ảnh hưởng

đến người bệnh, sai sót loại

này có thường được báo cáo không? (D1)

40 (4,5) 265 (30,1) 576 (65,4) 3,76 ± 0,626

Khi một sai sót xảy ra nhưng

không có khả năng gây hại

cho người bệnh, loại sai sót

này có thường được báo cáo không? (D2)

61 (6,9) 311 (35,3) 509 (57,8) 3,59 ± 0,646

Khi một sai sót xảy ra, đáng

lẽ gây hại cho người bệnh

nhưng (may mắn) chưa gây

hại, loại sai sót này có

thường được báo cáo không? (D3)

43 (4,9) 210 (23,8) 628 (71,3) 3,89 ± 0,703

Bảng 4.18 số liệu thống kê cho thấy có 73,9% nhân viên trả lời tích cực về sự

phối hợp tốt giữa các khoa phòng liên đới và 84,6% về các khoa hợp tác tốt với nhau để đảm bảo chăm sóc người bệnh tốt nhất. Đồng nghĩa với việc có 45,5%

không đồng ý các khoa phòng trong bệnh viện không phối hợp tốt với nhau và 59,7% về không thoải mái khi làm việc với các nhân viên khoa khác. Bệnh viện đã

tập huấn và tổ chức các hoạt động có sự phối hợp giữa các khoa nên các ý kiến phản hồi trên mang tính tích cực. Trong trường hợp không có thông tin liên lạc giữa các

đơn vị bệnh viện khác nhau, an toàn của bệnh nhân có thể bị nguy hiểm. Kết quả

của tôi cho thấy rằng điểm số cao hơn về tinh thần đồng đội trên các đơn vị bệnh viện làm tăng tần suất các sự kiện được báo cáo (El-Jardali, Dimassi et al. 2011).

Bảng 4.18. Hoạt động nhóm liên khoa (Y9)

Nội dung Không đồng ý (%) Không biết (%) Đồng ý (%) Trung bình ± Độ lệch chuẩn Có sự phối hợp tốt giữa các khoa phòng liên đới (F4) 59 (6,7) 171 (19,4) 651 (73,9) 3,72 ± 0,460 Các khoa hợp tác tốt với nhau để đảm bảo chăm sóc người bệnh tốt nhất (F10) 34 (3,8) 102 (11,6) 745 (84,6) 3,91 ± 0,411 Các khoa phòng trong bệnh viện không phối hợp tốt với nhau (F2) 401 (45,5) 194 (22,0) 286 (32,5) 2,85 ± 0,956 Anh/chị cảm thấy không thoải mái khi làm việc với các nhân viên khoa khác (F6)

526 (59,7) 134 (15,2) 221 (25,1) 2,61 ± 0,881

Bảng 4.19 cho thấy có 72,4% đồng ý với Khoa có đủ nhân sựđể làm việc nhưng có đến 82,9% đồng ý về Nhân viên trong khoa phải làm việc nhiều thời gian hơn qui định để có thểchăm sóc người bệnh tốt nhất. Mặc khác gần ½(40,3%) đồng ý với việc Khoa phải sử dụng nhiều nhân viên thời vụ hơn để có thể chăm sóc người bệnh tốt nhất. Bên cạnh đó gần 2/3 ý kiến không đồng ý Nhân viên khoa thường làm việc

Bảng 4.19. Vai trò của nhân lực (Y10) Nội dung Không đồng ý (%) Không biết (%) Đồng ý (%) Trung bình ± Độ lệch chuẩn Khoa có đủ nhân sự để làm việc (A2) 170 (19,3) 73 (8,3) 638 (72,4) 3,63 ± 0,913 Nhân viên trong

khoa phải làm việc nhiều thời gian hơn qui định để có thể chăm sóc người bệnh tốt nhất (A5)

89 (10,1) 62 (70,0) 730 (82,9) 3,94 ± 0,726

Khoa phải sử dụng nhiều nhân viên thời vụ hơn để có thể chăm sóc người bệnh tốt nhất (A7)

283 (32,1) 243 (27,6) 355 (40,3) 3,09 ± 1,096

Nhân viên khoa

thường làm việc “cuống cả lên”, cố gắng làm thật nhiều và thật nhanh cho xong việc (A14) 577 (65,4) 95 (10,8) 209 (23,8) 2,47 ± 1,088

Theo kết quả bảng 4.20. cho thấy tại bệnh viện, việc giao ca và chuyển bệnh được thực hiện tương đối chiếm tỉ lệ46,9%. Trong đó, Các thông tin quan trọng trong chăm sóc người bệnh thường bị bỏ sót trong quá trình bàn giao ca trực chỉ chiếm 17,7%. Tuy nhiên Việc trao đổi thông tin chăm sóc người bệnh giữa các khoa thường có sai sót 42,6%. Và một vấn đềđáng lo đối với người bệnh trong khi thay đổi ca trực chỉ chiếm

16,1%. Việc trao đổi thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống y tế phức tạp thì việc chăm sóc người bệnh phụ thuộc rất nhiều vào thông tin và liên lạc; liên lạc với cộng đồng, bệnh nhân, thân nhân người bệnh và giữa các nhân viên y tế. Việc thất bại trong công tác liên lạc là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất an toàn

cho người bệnh (Trần Nguyễn Như Anh 2015).

Bảng 4.20. Giao ca và chuyển bệnh (Y11)

Nội dung Không đồng ý (%) Không biết (%) Đồng ý (%) Trung bình ± Độ lệch chuẩn Nhiều việc bị bỏ sót khi chuyển bệnh nhân từ khoa này sang khoa khác (F3)

322 (36,5) 295 (33,5) 264 (30,0) 2,92 ± 0,789

Các thông tin quan trọng

trong chăm sóc người bệnh

thường bị bỏ sót trong quá trình bàn giao ca trực (F5)

575 (65,3) 150 (17,0) 156 (17,7) 2,46 ± 0,783

Nhiều vấn đề thường xảy ra

trong quá trình trao đổi thông tin giữa các khoa phòng trong bệnh viện (F7) 223 (25,3) 283 (32,1) 375 (42,6) 3,16 ± 0,769 Thay đổi ca trực là một vấn đề đáng lo đối với người bệnh ở bệnh viện này (F11) 533 (60,5) 206 (23,4) 142 (16,1) 2,40 ± 0,979

Bảng 4.21 nghiên cứu cho thấy có 43,1% nhân viên không đồng ý về việc cảm thấy bị thành kiến khi có sai sót. Và 52,2% không đồng ý với quan điểm Khi có một sự

cố xảy ra, cứnhư là một cá nhân được nêu tên chứ không phải một vấn đềđược nêu ra

hồsơ cá nhân. Điều này cho thấy việc mạnh dạn ghi nhận báo cáo các sự cố, tập trung giải quyết các vấn đề chứ không tập trung về yếu tốcon người. Điều đó không đồng

nghĩa với việc nhân viên không lo lắng về các sai sót của mình. Có 43,2% nhân viên lo lắng vì nó ảnh hưởng đến thành tích thi đua trong năm của cá nhân. Theo các nhà nghiên cứu y khoa, 70% các sự cố y khoa không mong muốn có nguồn gốc từ các yếu tố của hệ thống và chỉcó 30% là do cá nhân người hành nghề. Trong thực tế vấn đề về

sự cố y khoa trở thành vấn đề cộng đồng, không thể thành công nếu không có sự phối hợp của hệ thống y tế, tất cả các nghềliên quan đến y tế. Và nếu như ngành y tế chúng ta cứ quy trách nhiệm cho cá nhân dẫn đến văn hóa giấu diếm sự thật và ảnh hưởng đến

an toàn người bệnh. Bằng chứng cho thấy trong hầu hết các sổ sai sót chuyên môn của các khoa việc theo dõi chỉ mang tính hình thức và ít hiệu quả (Lương Ngọc Khuê and Phạm Đức Mục 2014).

Hệ thống y tế ở nhiều quốc gia mặc dù đã nhận thức được vấn đềnày, nhưng

thực tế cho thấy con người vẫn chưa tách khỏi được cách tiếp cận con người – văn

hóa buộc tội hay văn hóa im lặng tập thể (che giấu sai sót/sự cố) để hướng tới một

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Quận Thủ Đức (Trang 47 - 134)