Cơ sở lý thuyết giữa Tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tham nhũng, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu ở các nước đang phát triển (Trang 25)

a) Cở sở lý thuyết chiết trung

Cơ sởđể nghiên cứu mối quan hệ giữa tham nhũng và dòng vốn FDI, tác giả sử dụng Lý thuyết chiết trung của Dunning (1977) để làm nền tảng nghiên cứu. Nội dung của Lý thuyết chiết trung cho rằng, một công ty thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài khi hội đủ các lợi thế sau: Lợi thế về sở hữu (Ownership), lợi thế vềđịa điểm (Location) và lợi thế về nội bộ hóa (Internalization). Lợi thế sở hữu của công ty là có những thứ nổi trội hơn so với công ty khác như: bằng sáng chế, thương hiệu, nhãn hiệu, khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý. Lợi thế sở hữu là một trong những tiền đề cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lợi thế địa điểm là lợi thế công ty có được khi công ty đầu tư tại một địa điểm tiềm năng, thuận tiện. Lợi thế địa điểm ởđây là vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, quy mô thị trường lớn, chi phí các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thấp, môi trường kinh doanh thông thoáng. Lợi thếđịa điểm là lý do giải thích cho câu hỏi tại sao lại đầu tưở quốc gia này lại hấp dẫn hơn các quốc gia khác hay công ty đồng ý đầu tư tại địa điểm này thay vì đầu tư địa điểm khác. Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư, các doanh nghiệp FDI không chỉ xem xét ở vị trí địa lý như tài nguyên thiên nhiên mà còn bao gồm con người, giáo dục, văn hóa, luật pháp, chính trị, thể chế, môi trường và cơ cấu thị trường..., trong đó một công ty hoạt động ở một quốc gia thì chính sách của Chính phủ của quốc gia đó cũng quan trọng bởi vì thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp, và các rào cản phi thuế quan, tình trạng tham nhũng ảnh hưởng đến quyết định của một công ty để xác định có nên đầu tư ở nước đó hay không ? Lợi thế nội bộ hóa là sự

tương tác giữa hai lợi thế với nhau. Nhờ nội bộ hóa hoạt động tại một địa điểm làm giảm các khoản chi phí giao dịch, cấp phép hoặc xuất khẩu công nghệ như chi phí ký kết và thực hiện hợp đồng. Theo lý thuyết chiết trung thì cả ba điều kiện nêu trên điều phải được thỏa mãn trước khi có đầu tư: Lý thuyết này cho rằng nhân tố “đẩy” bắt nguồn từ lợi thế sở hữu và lợi thế nội bộ hoá, còn lợi thếđịa điểm tạo ra nhân tố “kéo” đối với FDI. Những lợi thế này không cố định mà thay đổi theo thời gian và sự phát triển ở từng nước, từng khu vực, từng thời kỳ khác nhau. Sự khác biệt này còn bắt nguồn từ việc các nước này đang ở bước nào của quá trình phát triển và mức độ tham nhũng trong tình trạng như thế nào? Do vậy, những quốc gia có mức độ tham nhũng cao, thì tham nhũng là một loại thuế, phí bắt buộc đối với các các doanh nghiệp FDI. Điều này làm giảm động lực đầu tư tại các quốc gia đó vì các chi phí không nằm trong kế hoạch đầu tư. Thứ nhất, các nhà đầu tư nhận thấy, tham nhũng càng cao đồng nghĩa một phần lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư có thể phải chia sẻ lại bớt cho các quan chức của nước sở tại, vì thế mức độ rủi ro và sự không chắc chắn cho khoản đầu tư sẽ rất cao (Shleifer và Visny, 1993; Mauro, 1995). Ngoài ra, các khoản phí cho tham nhũng thường được thực hiện trước khi các giấy phép cần thiết phục vụ cho đầu tưđược tiến hành. Điều này dẫn đến tổng chi phí đầu tư tăng cao và lợi nhuận của việc đầu tư sẽ giảm (Kaufmann và Wei, 1999). Vì thế, tham nhũng được xem như một loại “thuế” đối với các nhà đầu FDI. Thứ hai, một quốc gia có mức độ tham nhũng cao thể hiện hệ thống pháp lý của quốc gia này còn yếu kém và chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển (Easterly và Levine, 1997). Đây là cơ hội để các hoạt động kinh tế “ngầm” sẽ diễn ra rất nhiều. Kết quả làm giảm động lực của cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp FDI tham gia vào hoạt động đầu tư, dẫn đến giảm giá trị tăng thêm không cao. Thứ ba, một nước có tham nhũng cao cũng có nghĩa là sự can thiệp của chính phủ vào hoạt động kinh tế thông qua các quy định, chính sách áp đặt lên hoạt động đầu tư sẽ tăng. Điều này hàm ý rằng sự tự do hóa hoạt động kinh tế cho các nhà đầu tư sẽ giảm. Khi tự do hóa giảm làm cho hoạt động đầu tư có ít đi cơ hội để lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu nhất, nên động lực đầu tư sẽ giảm (Tanzi, 1998; Van

Rijckeghem và Weder, 2001; Akçay, 2001).

b) Cơ sở lý thuyết chi phí giao dịch

Lý thuyết chi phí giao dịch (Transaction Cost Economic) của doanh nghiệp được Ronald Harry Coase đưa ra lần đầu tiên trong bài báo với tiêu đề “ Bản chất của các doanh nghiệp (Nature of Firms) được xuất bản vào năm 1937 và được O.E. Williamson cùng những người khác tiếp tục phát triển cho đến nay. Mục đích chính của lý thuyết này là giải thích mức độ hội nhập hàng dọc tối ưu; nghĩa là giải thích lý do tại sao một số hoạt động được để lại bên ngoài thị trường. yếu tố phân biệt là mức chi phí giao dịch.

Những bài nghiên cứu về FDI nhìn chung tập trung vào hiệu quả dựa trên việc phân tích chi phí giao dịch. Lý thuyết chi phí giao dịch sử dụng những giao dịch như là đơn vị phân tích cơ bản. Theo lý thuyết chi phí giao dịch của Williamson, một giao dịch” xảy ra khi một hàng hoá hoặc dịch vụ được chuyển giao qua một hàng rào phân tách kỹ thuật”. Do đó, các hoạt động kinh tế thì được hiểu như là số hạng chi phí giao dịch. Theo hướng này, Lý thuyết chi phí giao dịch sẽ quan tâm đến những chi phí hội nhập so với chi phí bỏ ra để mở rộng thị trường quốc tế của các công ty.

Qua phân tích Lý thuyết chi phí giao dịch, tham nhũng ở nước sở tại có thể được xem như một chi phí/ lợi ích. Điều này có thể cho thấy trong khi một số công ty không phải đối phó với tham nhũng ở nước có trụ sở chính có thể là một bất lợi khi hoạt động kinh doanh ở nước ngoài có tham nhũng cao và có thể không đảm bảo cho những doanh nghiệp FDI làm quen được với điều hành ở nước có tham nhũng cao do họ bị giới hạn phụ thuộc khoảng cách địa lý. Vì thế họ sẽ sẵn sàng đầu tư vào nước tương tự nhưng có mức độ tham nhũng thấp. Vì vậy, khi phân tích mối quan hệ giữa tham nhũng và FDI ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế, điều quan trọng là phải biết đến chiến lược đối phó và kiểm soát được việc kinh doanh trong môi trường tham nhũng. Bởi khi các doanh nghiệp FDI kiểm soát được chi phí khi triển khai trong môi trường tham nhũng ở nước ngoài sẽ góp một phần nào đó trong hoạt động gián tiếp làm tăng trưởng kinh tế.

2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động tiêu cực của tham nhũng đối với FDI FDI

Wei (2000) tiến hành sử dụng dữ liệu của 45 quốc gia và biến tham nhũng được khai thác bởi ba nguồn khác nhau. Với phương pháp ước lượng bằng mô hình Tobit, kết quả của nghiên cứu này cho thấy tham nhũng tác động tiêu cực đến FDI. Voyer & Beamish (2004) thì sử dụng dữ liệu đơn nhất cuả một quốc gia đầu tư là Nhật và 59 quốc gia nhận đầu tư là những quốc gia có nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu dành cho đơn vị chéo, họđã tìm thấy bằng chứng dòng dòng vốn FDI của Nhật có mối quan hệ nghịch với tham nhũng của các nước tiếp nhận.

Alesina và Weder (1999, trang 1-20) thì nhận thấy rằng các luồng vốn tư nhân bao gồm cả dòng vốn FDI thì có tác động tiêu cực bởi sự gia tăng mức độ tham nhũng, tuy nhiên viện trợ của chính phủ nước ngoài bắt nguồn từ Mỹ thì lại chuyển hướng sang các quốc gia tham nhũng hơn. Campos và Lien (1999, trang 1065) cho rằng tham nhũng làm giảm tỷ lệ tổng đầu tư trong nước lẫn nước ngoài đối với GDP. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng các tác động đề cập này đã giảm đi do tính dự báo của tham nhũng.. Wei và Smarzynska (2000, trang 4-5) nghiên cứu thấy rằng các nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp cận với các nền kinh tế có tham nhũng cao bằng cách tìm kiếm các đối tác trong nước và yếu tố tham nhũng là sợi dây liên kết giúp các công ty hình thành loại mô hình liên doanh. Abed và Davoodi (2000, trang 14-15) cho rằng tham nhũng là một yếu tố làm giảm chất lượng thể chế và làm cản trở dòng vốn FDI. Habib và Zurawicki (2001, trang 687-700) nghiên cứu phân tích các tác động của tham nhũng đối với đầu tư địa phương và toàn cầu, kết luận rằng ảnh hưởng của tham nhũng đối với đầu tư nước ngoài có ý nghĩa quan trọng hơn so với các tác động về đầu tưđịa phương. Mặt khác, Lambsdor ff (2003, trang 229-243) tìm thấy bằng chứng cho thấy tham nhũng tác động tiêu cực đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn dòng vốn đầu tư trong nước.

Murphy và cộng sự (1991), Shleifer và Vishny (1993) cho rằng tham nhũng làm tăng chi phí trong ngắn hạn. Việc hối lộ quan chức giống như là một khoản

thuế, phí ngầm và họ phải chịu rủi ro khá cao đối với các giao dịch đó vì không được pháp luật công nhận. Mauro (1995) đã sử dụng chỉ số tham nhũng được cung cấp với BI (Business Internationlal) tại 67 quốc gia. Bằng phương pháp OLS và 2SLS, tác giả chỉ ra răng mức độ tham nhũng cao thì tỷ số FDI/GDP sẽ thấp Ketkar et al. (2005) chỉ ra rằng chỉ số nhận thức tham nhũng tăng 1 điểm sẽ làm tăng dòng vốn FDI lên 0,5% GDP.

Mathur và Singh (2007, trang 14-16) nghiên cứu thấy rằng ngoài những tác động tiêu cực của tham nhũng đối với FDI, các quốc gia đang phát triển và các nước có mức độ dân chủ thấp thì dòng FDI nhận được thấp hơn dự kiến. Al Sadig (2009, trang 283) nhận định rằng tham nhũng có tác động tiêu cực đối với luồng vốn FDI trong phạm vi nhóm các nước đang phát triển. Đáng chú ý hơn là các tác động tiêu cực của tham nhũng đối với FDI biến mất khi các quy tắc luật pháp và các chỉ số dân chủ mà đại diện là chỉ số về chất lượng thể chếđược đưa thêm vào mô hình.

2.3.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động tích cực của tham nhũng đối với FDI FDI

Egger and Winner (2005, trang 932-952) chỉ ra rằng biến chất lượng thể chế, biến chất lượng nguồn nhân lực và biến GDP thực đã có những tác động tích cực đến thu hút FDI . Các tác động của tham nhũng đối với FDI xuất hiện trong thời gian dài và tham nhũng làm tăng dòng vốn FDI. Kết quả này được chứng minh là một bằng chứng thực nghiệm cho thấy tính hợp lý của phương pháp "ban tay giúp đỡ". Hines (1995) đi đến kết luận rằng các công ty Mỹđã bị mất đi khả năng cạnh tranh trong các hoạt động mà họ đầu tư ở thị trường nước ngoài sau năm 1977 khi có quy định về luật cấm cấm hối lộ trong quan hệ kinh doanh nước ngoài.

Lui (1985) cho rằng tham nhũng giúp các doanh nghiệp tránh được các quy định mà doanh nghiệp khó hoặc không thểđáp ứng theo tính pháp lý. Tham nhũng cũng có thể đóng vai trò như một bàn tay hỗ trợ bằng cách giúp bôi trơn bánh xe thương mại (Helping hand theory) trong khuôn khổ pháp lý yếu kém (Bardhan, 1977). Quazi và cộng sự (2014) sử dụng dữ liệu của 52 nước Châu Phi thời gian từ năm 1995 đến năm 2012 để nghiên cứ tác động của tham nhũng lên FDI. Kết quả

nghiên cứu thực nghiệm thấy rằng tham nhũng tác động tích cực lên dòng vốn FDI, tham nhũng giúp bôi trơn các hoạt động kinh tế cũng như thu hút FDI nhiều hơn.

Một số nghiên cứu khác lại cho rằng tham nhũng không hoàn toàn tác động tiêu cực đến FDI. Trong một số trường hợp, tham nhũng là có lợi vì nó giúp các nhà đầu tư tránh được các rào cản và tận dụng được các ưu đãi của nước tiếp nhận vốn. Abed & Davoodi (2002) sử dụng dữ liệu chéo và dữ liệu bảng để phân tích sự tác động của mức độ tham nhũng lên dòng vốn FDI bình quân đầu người tại các nền kinh tế chuyển đổi. Kết quả cho thấy các quốc gia có mức tham nhũng thấp sẽ thu hút dòng vốn FDI nhiều hơn. Tuy nhiên, khi họđưa biến kiểm soát cải cách thể chế vào mô hình thì biến tham nhũng trở nên không có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, nghiên cứu này kết luận cải cách thể chế quan trọng hơn so với giảm mức độ tham nhũng trong việc thu hút dòng vốn FDI tại các quốc gia này.

Tóm lại, các nghiên cứu về tác động của FDI và tham nhũng đã được khảo sát rất nhiều . Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn chưa có sựđồng nhất về kết quả thực nghiệm. Sự khác biệt đó đến từ việc chọn mẫu khảo sát, phương pháp ước lượng và các biến kiểm soát trong mô hình. Theo như nghiên cứu của tác giả, tác giả cho rằng các nghiên cứu trước đây tuy đã tiếp cận chủ đề này nhưng vẫn chưa chưa có một nghiên cứu định lượng nào tiến hành thực nghiệm đồng thời tác động của FDI và tham nhũng đến GDP, đặc biệt hơn là vấn đề này cũng chưa được thực hiện tại các nước đang phát triển.

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH , DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1Mô hình nghiên cứu

Đề tài đánh giá sự tác động của Tham nhũng và Đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu ở các nước đang phát triển được xây dựng dựa trên mô hình bài nghiên cứu của Michael S. Delgado et al (2014) có dạng:

GDP = 0 + 1FDI +2COR + 3Xit+ it i=1…,n t=1,…T (1)

Trong đó GDPit là biến phụ thuộc (tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia i tại thời điểm t), 0 là hệ số chặn của mô hình (giá trị của GDP khi tất cả giá trị FDI, CORR và X bằng 0), 1 là giá trị của biến độc lập Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), 2 là hệ sốước lượng của biến độc lập Chỉ số kiểm soát tham nhũng (CORR) , 3 làhệ số của các biến kiểm soát, X là biến kiểm soát trong mô hình về yếu tố kinh tế và yếu tố thể chế của các quốc gia đang phát triể, it là sai số của đối tượng i ở thời điểm t. N là các quốc gia đang phát triển (76 quốc gia), t là thời gian (giai đoạn 2000– 2014),

Các độ trễ của biến phụ thuộc có các tác động nhất định lên nó. Vì thế, độ trễđầu tiên của biến phụ thuộc được đưa vào mô hình (1) như sau:

GDPit = 0 + 1FDIit + 2CORit + 0GDPit-1 + 3TO + 4GE + 5 DI + 6INF +

it (2)

Sau đó , mô hình tuyến tính (2) được mở rộng để khảo sát sự tương tác giữa tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tốc độ tăng trưởng GDP bằng cách đưa vào mô hình biến tương tác FDI*CORR của hai yếu tố này. Khi đó phương trình (2) trở thành:

GDPit = 0 + 1FDIit + 2CORit + 0GDPit-1 + 1FDI*COR + 3TO + 4GE + 5

DI + 6INF + it (3) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số 1 thể hiện hiệu ứng của biến tương tác FDI*COR và cũng là mục tiêu quan trọng trong bài viết này.

Kỳ vọng dấu của biến tương tác

Mục tiêu chính của bài nghiên cứu này là xem xét vai trò của việc kiểm soát tham nhũng có ảnh hưởng tới sự tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, mô hình đã đưa vào biến tương tác giữa Đầu tư trực tiếp nước ngoài và Kiểm soát tham nhũng được ký hiệu là FDI*COR vào mô hình. Khi đó tác động của FDI đến GDP được thể hiện là: 1 + 1COR.

Khi chưa đưa biến tương tác vào mô hình, tác động của FDI lên tăng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tham nhũng, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu ở các nước đang phát triển (Trang 25)