Các nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế trực tiếp quyết toán thuế Trường hợp Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp (Trang 28 - 31)

Trên thế giới, chủ đề tuân thủ thuếđã được quan tâm, nghiên cứu. Qua tiếp cận từ nhiều quan điểm khác nhau, từ nhiều lĩnh vực như: tâm lý học hành vi, kinh tế

học, ... từ đó làm sáng tỏ nhiều khía cạnh khác nhau về hành vi tuân thủ thuế của NNT.

Một trong những nghiên cứu tổng hợp khá đầy đủ các kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước đó là Nghiên cứu của Jackson và Million (1986). Tại nghiên cứu này, trong mô hình mở rộng các nhân tốảnh hưởn đến hành vi tuân thủ thuếđược tổng hợp thành 4 nhóm bao gồm: quan điểm và nhận thức của NNT; các nhân tố tác

động đến cơ hội không tuân thủ; các nhân tốliên quan đến hệ thống thuế và các nhân tố nhân khẩu học. Mô hình này cung cấp cho người đọc một khuôn khổ để hiểu tác

động của những nhân tố kinh tế xã hội và tâm lý học đến quyết định tuân thủ thuế

của NNT (Fischer và cộng sự, 1986).

Nghiên cứu của Alan H. Plumley, phòng nghiên cứu Sở thuế vụ Hoa Kỳ (1996), “The Derterminants of Individual Income Tax Compliance” một nghiên cứu phân tích kinh tếlượng vềtác động của một loạt các các yếu tố quyết định tiềm năng

của việc tuân thủ tự nguyện với việc nộp và nghĩa vụ báo cáo thuế TNCN. Nghiên cứu kéo dài 8 năm để tổng hợp dữ liệu từ các tiểu bang trong 10 năm, từ năm 1982 đến năm 1991, bao gồm dữ liệu về hành vi của NNT, hoạt động của sở thuế vụ và các

yếu tố khác. Dựa trên kết quả mô hình kinh tếlượng với việc công nhận ba loại tuân thủ tự nguyện gồm: tuân thủ nộp đơn (kịp thời nộp bất kỳ yêu cầu nào của CQT), tuân thủ báo cáo (báo cáo chính xác thu nhập và đúng trách nhiệm theo luật) và tuân thủ thanh toán (thanh toán kịp thời tất cảcác nghĩa vu thuế). Xem xét đối với tuân thủ nộp đơn và tuân thủ báo cáo. Kết quả nghiên cứu xác định các nhân tố có ảnh

hưởng đến tuân thủ thuế TNCN là: chính sách thuế, gánh nặng về thời gian hoàn thành biểu mẫu về thuếvà cơ hội khác để hoàn thành mẫu biểu, hoạt động cưỡng chế

của CQT, phản hồi của CQT, nhân khẩu học và kinh tế,...

Bài viết của Mukhtar M. Ali, H. Wayne Cecil anh James A. Knoblett (2001):“The Effects of Tax Rates and Enforcement Policies on Taxpayer

Compliance: A study of SelfEmployed Taxpayers”, qua việc phân tích thực nghiệm dữ liệu các hình thức kiểm toán và hình thức xử phạt trích từbáo cáo thường niên của CQT liên bang. Sở Thuế Vụ (IRS) và sổ sách dữ liệu kế toán từnăm 1980 đến năm 1995, đã cho thấy hiệu quả của tốc độ kiểm toán, mức thuế suất, và tỷ lệ phạt khi không tuân thủ trong việc ngăn chặn việc không tuân thủđóng thuế.

Đề tài nghiên cứu “Kinh tế và hành vi quyết định đến việc tuân thủ thuế” của Christina M. Ritsema (2003), thông qua phương pháp phân tích hồi quy, đề tài đã chứng minh được mối quan hệ giữa tuân thủ thuế với 3 nhóm nhân tố chủ yếu: Nhóm nhân tốliên quan đến thuế, Nhóm nhân tố về xã hội, Nhóm nhân tố về hành vi.

Đề tài nghiên cứu “Quản lý rủi ro tuân thủ - Quản lý và nâng cao tuân thủ

thuế”, Ủy ban các vấn đề về thuế, OECD (2004), khi phân tích về hành vi tuân thủ

thuếđã xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên phương pháp tiếp cận tìm hiểu DN và bối cảnh hoạt động của các DN đểphân tích động cơ hành vi của NNT đối với tuân thủ thuế. Theo nghiên cứu này, vềcơ bản, nguyên tắc quản lý tuân thủđược thể hiện

trên hai phương diện chủ yếu dựa vào tính chất và mức độ tuân thủ thuế của NNT: - CQT sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa để NNT tuân thủthông qua các cơ chế

hỗ trợvà ưu đãi khác nhau đối với trường hợp NNT sẵn sàng tuân thủ.

- Nếu NNT không tuân thủ thì CQT sẽ áp dụng các cơ chế kiểm soát chặt chẽ

và các chếtài khác nhau để buộc NNT phải tuân thủ.

Hình 2.1: Sơ đồ mô hình các nhân tốtác động đến hành vi tuân thủ thuế

(Nguồn: Ủy ban các vấn đề về thuếOECD (2004) “Quản lý rủi ro tuân thủ - Quản lý và nâng cao tuân thủ thuế”)

Hình 2.1: Sơ đồ mô hình các nhân tốtác động đến hành vi tuân thủ thuế thể

hiện 4 mức độ thể hiện thái độ tuân thủ thuế của NNT và tương ứng với nó là 4 nguyên tắc xử lý của CQT.

Ernc Loo và Jatta (2009) đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Understanding the

compliance behaviour of Malaysian individual taxpayers using a mixed method

approach”. Đề tài trình bày những phát hiện từphương pháp nghiên cứu hỗn hợp đã được tiến hành đểđiều tra tác động của sựra đời việc tựđánh giá về hành vi tuân thủ

của NNT cá nhân tại Malaysia, dự kiến sẽ cung cấp cho Hội đồng quản trị Doanh thu nội địa Malaysia với một sự hiểu biết sâu sắc hơn về các hành vi tuân thủ của NNT

và xác định chiến lược có thể có hiệu quả trong việc cải thiện mức độ tuân thủ tự

nguyện. Nghiên cứu này sẽcó liên quan đến các nước khác, đặc biệt là khi sựra đời của việc tựđánh giá hành vi tuân thủ của NNT được xem xét. Phát hiện này cho thấy rằng sựra đời của việc tựđánh giá có ảnh hưởng tích cực đối với hành vi tuân thủ.

Đặc biệt, tiếp thu những hiểu biết về thuế có ảnh hưởng đáng kể hành vi tuân thủ.

NNT đã được tìm thấy là nhạy cảm với kiểm toán thuế và tiền phạt. Trong khi đó, khó khăn tài chính đã được tìm thấy có một ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽhơn trên

hành vi tuân thủ của NNT tự làm chủ, thái độ đối với nộp thuếdường như chỉ ảnh

hưởng đến tiền lương và thu nhập từ tiền lương của đối tượng nộp thuế.

Bayu Agatyan (2013) thực hiện nghiên cứu: “Examination factors Affected The Personal Income Compliance in Aceh province, Indonesia”. Mục đích của nghiên cứu này là thiết lập một phương pháp có thể tiếp cận được đểđánh giá mức

độ tuân thủ thuếở tỉnh Aceh, Indonesia; xác định các yếu tốảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế TNCN; tìm ra những cách ảnh hưởng lẫn nhau đểtăng hồ sơ thuế gửi lại từ đối tượng nộp thuế trong tỉnh Aceh và cuối cùng là gia tăng lượng thanh toán từđối

tượng nộp thuế. Và cuối cùng là xây dựng hệ thống thông tin về thuế tốt nhất cho phù hợp với tình hình khác biệt tại tỉnh Aceh, Indonesia. Cuộc nghiên cứu tìm kiếm cách giải quyết những câu dưới đây: CQT phải nên làm thế nào kiểm tra sự tuân thủ thuế

TNCN ở Aceh? CQT nên làm thếnào xác định được quyết định yếu tốảnh hưởng sự

tuân thủ thuế cá nhân ở Aceh? Những yếu tố chi phối nào ảnh hưởng đến sự tuân thủ

thuế cá nhân ở Aceh? Những giải pháp nào để tang cường sự tuân thủ thuếở Aceh? Kết quả cho thấy, một số yếu tốđã được xem là quan trọng để giải thích sự tuân thủ

thuế: mức thu nhập thực tế, thuế suất, thuế, thanh tra thuế, xác suất kiểm toán, tiền phạt và hình phạt.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế trực tiếp quyết toán thuế Trường hợp Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)