Các nghiên cứu nước ngoài về sự tuân thủ thuếđa phần sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến để phân tích và chứng minh được mức độ tác động của các nhân tốảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế.
Dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước đó về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế. Thông qua phỏng vấn chuyên gia là cán bộ trực tiếp quản lý thuếTNCN, lãnh đạo phòng phụ trách quản lý thuếTNCN, lãnh đạo phòng phụ trách
hướng dẫn tuyên truyền chính sách thuếcho NNT, lãnh đạo phòng thanh tra – kiểm tra thuế 1. Tác giả lựa chọn các nhân tốđã được kiểm chứng thực nghiệm, được sự đồng tình của các chuyên gia để tiến hành khảo sát NNT thông qua bảng câu hỏi thu
được dựa trên ý kiến góp ý của các chuyên gia thực hiện phân tích các nhân tốảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế TNCN của NNT trực tiếp QTT ở CTĐT.
Khái quát những nhân tốảnh hưởng đến tính tuân thủ của NNT như sau:
2.2.5.1 Nhân tố về hệ thống chính sách pháp luật thuế
Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành
Tổ chức OECD (2004) cho rằng pháp luật thuế ở nhiều nước còn chưa chính xác và chưa rõ ràng, và đây chính là mảnh đất màu mỡ cho các công ty tích cực lợi dụng để trốn hoặc tránh thuế. Điều này đặc biệt đúng ở các nước đang phát triển với công tác quản lý và trách nhiệm giải trình yếu kém, thiếu văn hóa thuế, và chế độ thuế rất phức tạp. Christina M. Ritsema (2003) đưa biến sự phức tạp của hệ thống thuế vào mô hình nghiên cứu và có kết luận: sự phức tạp có liên hệ với việc tuân thủ, sự phức tạp của hệ thống thuế sẽngăn cản sự tuân thủ của NNT.
Việc tuân thủ tốt thường bắt nguồn từ chính sách thuế rõ ràng. Luật càng rõ và dễ hiểu và giải thích rõ được nội dung luật sẽlà căn cứ vững chắc để xây dựng các
chương trình quản lý tuân thủ. Cơ quan thu thuế nội địa Hoa Kỳ (IRS, 1994) đã tuyên
bố rằng hành vi không tuân thủ vô ý chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số NNT không tuân thủ. Luật phức tạp và không rõ ràng sẽlàm tăng cơ hội cho NNT có những hành vi lợi dụng kẽ hở của luật. Mặt khác, khi chính sách rõ ràng thì CQT có nhiều cách
để thực hiện quy trình quản lý công bằng. Khi cộng đồng nhận thấy luật không phù hợp với thực tế thì hiển nhiên các hành vi không tuân thủ sẽ ngày càng tăng thêm.
Hoặc những sựthay đổi của pháp luật về thuế sẽ gây ra những sự hiểu lầm về luật hoặc vẫn thực hiện theo luật cũ.
Quy trình thủ tục quyết toán thuế
Tính đơn giản, dễ hiểu, minh bạch của quy trình, thủ tục QTT như: các quy
trình đăng kýmã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế vào NSNN với sự ổn định và mức độ minh bạch cao sẽ làm sự phiền hà cho DN, từ đó giúp NNT nâng cao sự tuân thủ thuế.
Như vậy, việc không tuân thủ thuế có thể là bắt nguồn từ sự phức tạp của hệ thống thuế. Kiến thức bao gồm kiến thức giáo dục chung và kiến thức cụ thể về thuế. Kiến thức chung dường như được sử dụng để thực hiện trốn thuế hơn là tuân thủ. Ngược lại, kiến thức cụ thể về thuế có xu hướng dẫn họ đến việc gia tăng tính tuân thủ, bởi vì việc tìm hiểu kiến thức cụ thể về thuế cũng có nghĩa là tìm hiểu về sự cần thiết, tầm quan trọng của luật thuế trong xã hội cũng như biết cách làm thế nào để không vi phạm.
2.2.5.2 Nhóm nhân tố xuất phát từ bản thân NNT
Chi phí tuân thủ
Chi phí tuân thủ thuế là những một trong những nhân tố kinh tế ảnh hưởng
đến tuân thủ thuế. NNT phải đối diện một sốchi phí để tuân thủquy định luật thuế
ngoài số tiền thuế thực sự mà họ phải nộp.
Chi phí tuân thủ thuế thông qua hiệu ứng thu nhập tác động đến sự tuân thủ,
Các chi phí này bao gồm thời gian bỏra để hoàn tất thủ tục thuế, chi phí giao dịch
ngân hàng, chi phí thuê người kê khai.... và có thể bao gồm cả chi phí về mặt tâm lý (như căng thẳng thần kinh do NNT không biết họcó đáp ứng được các quy định của pháp luật thuế hay không). Các chi phí tuân thủ trên phát sinh sẽ làm chi phí thực tế
mà NNT phải bỏra để tuân thủ thuếcao hơn cao hơn số thuế NNT thực nộp.
Christina M.Ritsema (2003): chi phí tuân thủ thuế là một trong những yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của NNT, chi phí tuân thủ thấp sẽ dẫn đến mức độ tự
nguyện tuân thủ thuế của NNT tăng lên và ngược lại. Alan H. Plumley (1996): gánh nặng về thời gian hoàn thành biểu mẫu về thuế và cơ hội khác để hoàn thành mẫu biểu ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của NNT.
Hiểu biết về thuế
Theo Chen Loo và cộng sự (2009), những hiểu biết về thuếđặc biệt là sự hiểu biết của họ trong việc xử lý các vấn đề về thuếảnh hưởng đến việc tự kê khai thuế
của NNT, cuối cùng sẽảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của họ. Theo Ali và cộng sự (2013), hiểu biết thuếtác động tích cực đến hành vi tuân thủ thuế của NNT.
Sựhiểu biết chức năng thuế là khả năng NNT tự nộp tờ khai và tính toán nghĩa vụ thuế của mình bao gồm việc tìm hiểu một số thuật ngữ thuế và có kiến thức cơ bản về thu nhập chịu thuế, các khoản giảm trừ, các khoản không chịu thuế.
Dựa trên các bằng chứng thực nghiệm từ nghiên cứu về thái độ, nhận thức, kiến thức về thuế và các chính sách thuế của người dân ở Mỹ và Anh, Steinmo (1998)
đã phát hiện ra rằng người dân thực sự tiếp cận thông tin sai lệch hoặc thông tin bị
lẫn lộn.
Nhận thức về sự công bằng
Theo Song và Yarbrough (1978) nghiên cứu về thái độ của NNT thấy rằng nhận thức của NNT về sự công bằng của luật thuếcũng ảnh hưởng tới tâm lý và thái
độ của NNT, nếu NNT thấy hài lòng với chính phủ và công bằng trong vai trò đóng
góp thì tính tuân thủ thuế sẽđược nâng cao. Lý thuyết công bằng cho rằng mọi người
mong đợi một tỉ lệtương đương giữa số thuế phải nộp và phúc lợi mang lại cho họ. (VD: Công bằng lợi ích qua lại với nhau giữa NNT và chính phủ và công bằng theo
chiều ngang và chiều dọc giữa những NNT). Các NNT có ấn tượng hệ thống không công bằng và những NNT đã từng bị đối xử không công bằng có thể sẽ ít tuân thủ hơn;
Theo như Harris và Associates (1988), có một nhóm NNT nhưng việc kê khai thuế của họ bị tác động chủ yếu do nhận thức về sự công bằng của hệ thống thuế; Christina M.Titsema (2003) nghiên cứu kết luận: “những người trốn thuếở mức độ
lớn phát biểu rằng việc không tuân thủ thuế của họ là do hệ thống thuế không công bằng”.
Cảm nhận về rủi ro tối thiểu và chấp nhận rủi ro
Hindriks and Myles (2006) có viết, nếu NNT kê khai thu nhập thấp hơn so với thu nhập thực sự của họ (hoặc phóng đại các khoản khấu trừ), thì họ cũng có một cơ hội trốn thuế mà không bị phát hiện. Điều này mang đến một lợi ích rõ ràng hơn là
kê khai một cách trung thực. Nếu 1 NNT có cơ hội để không tuân thủ và NNT này
nghĩ rằng chỉ có rủi ro rất thấp, không đáng kể sẽ bị phát hiện thì NNT có thể đánh đổi việc chấp nhận rủi ro nàyvới khả năng bị phát hiện. Điều này có thể dẫn đến việc
kê khai không đầy đủmột số loại thu nhập nào đó.
Bao nhiêu thì đáng để trốn thuế là một quyết định mà NNT phải cân nhắc giữa lợi ích và thiệt hại, trong đó phải tính đến cảcác nguy cơ bị bắt và mức độ của hình phạt. Các nghiên cứu kinh tế của Fischer, Wartick và Mark (1992) đã tìm thấy rằng khi xác suất bị phát hiện gian lận gia tăng thì sẽcó tác động tích cực đối với việc tuân thủ thuế.
2.2.5.3 Nhóm nhân tố về hoạt động quản lý của cơ quan thuế
Thông tin phản hồi của cơ quan thuế và hoạt động tuyên truyền hỗ trợ NNT
Tuyên truyền hỗ trợ là nhân tốtác động rất lớn đến hành vi tâm lý xã hội của
NNT, nâng cao đạo đức, tinh thần thuế và kiến thức về thuế cho NNT từ đó tăng cường sự tuân thủ thuế tự nguyện và đầy đủ.
Tính sẵn có, phù hợp, đơn giản và dễ tiếp cận về thông tin cũng như các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn về thuế sẽ giúp NNT giảm gánh nặng khi phải tìm kiếm thông tin vềquy định của pháp luật thuế cũng như tìm kiếm thông tin về quy trình tuân thủ.
Những dịch vụ nghèo nàn, khó tiếp cận thường làm cho chi phí tuân thủ thuế cao, nhất là đối với NNT là các cá nhân và đây là một trong nhữnginguyêninhân cơ
bảnicủa trốn thuế.
Theo Alan H. Plumley (1996) thông tin phản hồi của CQT có hiệu quả sẽ có tác
động tích cực đến hành vi tuân thủ thuế của NNT. Hiệu quả của sự phản hồi thông
tin được tính bằng thời gian CQT hồi đáp lại thông tin tiếp nhận từ NNT.
Thông tin phản hồi từ CQT đối với các trường hợp NNT kê khai sai, kê khai không phù hợp, để NNT thực hiện điều chỉnh kịp thời cũng góp phần nâng cao tính tuân thủ của NNT.
Công tác giám sát tuân thủ thuế của cơ quan thuế:
Mức độ ngăn chặn được dựa trên khái niệm cho rằng nguy cơ phát hiện việc gian lận và các biện pháp trừng phạt sẽlàm tăng mức độ tuân thủ thuế của DN. Mục
đích của việc ngăn ngừa chủ yếu là đểngăn chặn việc trốn thuế, nhưng khái niệm này
cũng bao hàm ý tưởng rằng các hình phạt cũng làm giảm nạn trốn thuếtrong tương
lai.
Mối quan hệ giữa ngăn ngừa và tuân thủ thuế cũng đã được kiểm chứng trong các nghiên cứu trong vài thập kỷ qua. Các nghiên cứu kinh tế của Fischer, Wartick và Mark (1992) đã tìm thấy rằng khi xác suất bị phát hiện gian lận gia tăng thì sẽ có tác động tích cực đối với việc tuân thủ thuế.
Công tác giám sát tuân thủ của CQT bao gồm: giám sát kê khai QTT, đôn đốc nộp đúng hạn, kiểm tra phát hiện không tuân thủ và xử phạt đối với hành vi không tuân thủ.
Tóm tắt Chương 2
Trong chương 2 đã thể hiện khái quát khái niệm. Trong phần này đềtài cũng đề
cập đến lý thuyết các nhân tốảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế TNCN của NNT, các mô hình nghiên cứu trong nước và quốc tế có liên quan. Từđó, Chương 2 đề tài
cũng đã đề xuất các nhân tốảnh hưởng chủ yếu đến hành vi tuân thủ thuế TNCN của NNT. Gồm 03 nhóm nhân tốtác động chủ yếu:
1. Các nhân tố về hệ thống chính sách pháp luật thuế: luật thuế, quy trình, thủ
tục QTT
2. Các nhân tố xuất phát từ bản thân NNT: chi phí tuân thủ, hiểu biết về thuế, Nhận thức về sự công bằng, cảm nhận về rủi ro tối thiểu và chấp nhận rủi ro của NNT 3. Các nhân tố về hoạt động quản lý của CQT: Thông tin của CQT và hoạt động tuyên truyền hỗ trợ NNT, công tác giám sát tuân thủ của CQT.
CHƯƠNG 3_ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ TNCN CỦA NGƯỜI NỘP THUẾTRỰC TIẾP QUYẾT
TOÁN TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP