6. Kết cấu của luận vă n
4.2.5. Đẩy mạnh thực hiện công khai, minh bạch trong mua sắ m
Để“công khai, minh bạch, là nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng trong chi mua sắm tài sản, với vị trí, chức năng”của mình Cục Thuế tỉnh
Đồng Tháp cần nhận thức rỏ vai trò nhiệm vụ của mình để tiếp tục làm tốt những nội dung sau:
- Thứ nhất: Công“khai, minh bạch trong công tác đấu thầu mua sắm tại Cục Thuế cần phải tuân thủ thực hiện đúng qui định, quy trình hướng”dẫn về công tác
đấu thầu trong hoạt động mua sắm của Nhà nước. Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động công khai mua sắm, kịp thời phát hiện xử lý các biểu hiện thiếu công khai, minh bạch trong hoạt động mua sắm tài.
- Thứ hai: Thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và trong phạm vi dự toán ngân sách hằng năm được giao. Việc thực hiện tiêu chuẩn
định mức sử dụng tài sản phải đúng theo quy định chếđộ quản lý, sử dụng tài sản. Tiếp tục duy trì, tạo lập và thúc đẩy môi trường công khai, minh bạch, cạnh tranh làm mạnh trong mua sắm
- Thứ ba: Xây dựng“một đội ngũ công chức khung có chuyên môn về
nghiệp vụ đấu thầu, thường xuyên tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu cho các công chức trong đội ngũ mua”sắm; Khi phát hiện các hành vi thông
đồng của công chức trong đội ngũ tham gia đấu thầu và đơn vị dự thầu cần nghiêm khắc xử lý; công bố những hành vi tham nhũng của tổ chức, các nhân sau khi bị
phát hiện; công khai những vi phạm”của các nhà thầu trong quy định vềđấu thầu.
- Thứ tư: công khai tất cả mọi hoạt động công tác đấu thầu trong HĐMS của từng gói thầu như: Danh“mục mua sắm tài sản, lập kế hoạch, thông báo mời thầu, kết quảđấu thầu và tất cả các”dữ liệu khác.
4.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp
4.3.1. Sự quan tâm của cấp ủy Đảng và các cấp lãnh đạo
Để hoạt động mua sắm tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp ngày càng cải thiện và hiệu quả hơn thì đòi hỏi phải có sự chỉđạo thống nhất về tư tưởng và hành động, vì vậy sự chỉđạo chặt chẻ của cấp Đảng ủy, sự quan tâm của Lãnh đạo các cấp, cùng
với sự tích cực và chủđộng của đơn vị là điều kiện tiên quyết thực hiện thành công một trong những chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác đấu thầu trong hoạt
động mua sắm nhằm góp phần thực hiện thành công công cuộc cải cách hiện đại hóa trang thiết bị bước ta hiện nay.
4.3.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý hệ thống pháp luật vềđấu thầu mua sắm
Mặc dù hệ thống pháp luật về đấu thầu mua sắm ở Việt Nam đang dần trở nên hoàn thiện hơn, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập do các văn bản còn sự chồng chéo với nhau và thiếu sự đồng khiến cho quá trình triển khai thực hiện thực tế hoạt động mua sắm khi áp dụng pháp luật còn gặp nhiều khó khăn, do
đó trong hệ thống pháp luật cần có những sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với tình huống cụ thể.
Nhằm tạo ra một môi trường hành lang pháp lý rõ ràng, đầy đủ và phù hợp thì hệ thống văn bản pháp luật đấu thầu cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về
quản lý, sử dụng trong đó tập trung xây dựng về các quy định, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tài sản….và cả quy định về kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động đấu thầu, từđó tạo ra một hành lang pháp lý lành mạnh đầy đủ, rỏ
ràng và phù hợp.
Pháp luật là công cụ đóng vai trò quan trọng, Do đó pháp luật phải được xây dựng và hoàn thiện theo xu hướng chi tiết, cụ thề hóa và ổn định dần, tránh tình trạng các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành thoát ly khỏi luật, nhưng trên thực tế
dường như nó có pháp lý cao hơn luật. Đồng thời tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan lập pháp để sao cho các văn bản pháp luật được đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và sự phối hợp chặt chẻ tạo ra, từ đó tạo ra môi trường pháp lý minh bạch và làm căn cứ pháp lý có hiệu lực trong kiểm tra các luật lệ về
công tác đấu thầu trong hoạt động mua sắm tài sản.
Ngoài ra Nhà nước còn cũng cố và xây dựng một hệ thống pháp luật về đấu thầu qua mạng đồng bộ, bắt buộc tất cả các tổ chức, đơn vị, cơ quan nhà nước khi thực hiện triển khai công tác mua sắm đều phải áp dụng đấu thầu mua sắm qua mạng, vì hình thức đấu thầu qua mạng là một trong các công cụ hiệu quả trong việc
công khai, minh bạch mọi thông tin trong đấu thầu, nâng cao hiệu quả tiết kiệm ngân sách nhà nước.
4.3.3. Điều kiện về khả năng ngân sách
Một đất nước có nền kinh tế thị trường tăng trưởng, vững chắc ổn định, ngân sách nhà nước đảm bảo tốt thì việc cấp phát kinh phí hằng năm phải đúng chế độ, tiến độ và thời gian đã định trong kế hoạch, khả năng ngân sách là tiền đề quan trọng để kiếm soát mọi hoạt động chi ngân sách của đơn vị. Ngoài ra còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo thu ngân sách một cách tốt nhất cho nhà nước.
Do khả năng ngân sách có hạn, trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động mua sắm, Cục Thuế Đồng Tháp phải quán triệt và triệt để thực hiện chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động mua sắm tài sản; không trang bị, mua sắm những tài sản không thực sự cần thiết; mua sắm phải thực hiện đúng tiêu chuẩn, chế độ và tiết kiệm tối đa đảm bảo trong phạm vi ngân sách được giao. Khi thực hiện lập kế hoạch, triển khai mua sắm trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, thì việc mua sắm tài sản cần cân nhắc, ưu tiên thực hiện mua sắm đối với các loại tài sản thật sự
trong nhu cầu cần thiết.
4.3.4 Điều kiện về cơ sở vật chất và công nghệ thông tin
Hội“nhập kinh tế quốc tế và khu vực vừa đặt ra thời cơ vừa đặt ra thách thức
đổi mới, cải cách nền hành chính, phương thức điều”hành. Tin“học hoá quản lý hành chính trang bị cơ sở vật chất góp phần”vào thực hiện mục tiêu hiện“đại hoá nền hành chính tạo ra một phương thức làm việc mới có sử dụng công nghệ thông tin trong các đơn vịở cục Thuế nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của CBCC, xây dựng được cơ”sở hạ tầng thông tin phục vụ tin học hoá quản lý hành chính nhà nước.
Kết luận Chương 4
Từ kết quả nghiên cứu tại chương 3, để tìm ra những thành tựu, nguyên nhân và hạn chế, nên bài luận văn đã nắm được thực trạng trong hoạt động mua sắm tài sản của đơn vị. Từ đó, tại chương 4 có hướng đề ra những giải pháp cải tiến và cải thiện hoạt động đấu thầu trong mua sắm cho“phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực
tế và từđó xây dựng những kế hoạch sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế và khả
ngâng ngân sách, nhằm phát triển hoạt động kiểm soát quá trình mua sắm tài sản trong thời”kỳđất nước hội nhập kinh tế quốc tế trong tương lai.
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua nguồn kinh phí dành cho hoạt động mua sắm trang thiết bị
tài sản để phục vụ cho công tác chuyên môn trong các tổ chức, đơn vị hành chính là rất lớn. Ngân sách NN có được là do tiền thuế do nhân dân đóng góp vì vậy nguồn kinh phí dành cho hoạt động mua sắm tài sản cũng được trích ra từ đây. Do vậy“để đảm bảo sao cho việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí này sao cho tiết kiệm, hiệu quả là nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với đất nước và nhân dân. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu trong công tác mua sắm cần phải dựa vào các cơ sở”pháp lý của nhà nước để thực hiện sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước qua từng giai đoạn, từng thời kỳ cụ thể.
Thời gian qua, hoạt động mua sắm tài sản tại Cục Thuế Đồng Tháp đã có những chuyển biến và đóng góp tích cực trong việc sử dụng tiết kiệm nguồn vốn NSNN. Cục thuế đã trang bị được những tài sản, trang thiết bị tốt nhất, tối ưu nhất cho các đơn vị trực thuộc nhằm đáp ứng tối đa về nhu cầu làm việc cho công chức.
Điều quan trọng nhất là Cục Thuế Đồng Tháp đã thực hiện tốt về hoạt động kiểm tra, kiếm soát đối với công tác mua sắm tài sản.
Nhờ có một hệ thống chính sách tốt về hoạt động đấu thầu trong mua sắm, ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn cụ thể ngày càng thay đổi và hoàn thiện theo hướng phù hợp hơn, tạo điều kiện cho hoạt động mua sắm thuận lợi hơn, giúp cho các tổ chức, đơn vị thực hiện tốt hơn theo quy định của nhà nước về mua sắm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, do có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan trong công tác kiểm soát hoạt động mua sắm tài sản của đơn vị vẫn còn bộc lộ những khó khăn, hạn chế cần phải chấn chỉnh và khắc phục. Học viên mong rằng trong thời gian tới với sự“quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nổ lực của toàn thể cán bộ công chức ngành Thuế, quá trình hoạt động mua sắm tài sản tại Cục thuếĐồng Tháp ngày được cải thiện và đáp ứng tốt mục tiêu và chính sách yêu cầu đặt ra của ngành”Thuế trong thời kỳ mới.
Trên những cơ sở xác định các mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, học viên đã hết sức cố gắng tập trung làm rỏ các vấn đề về cơ sở lý luận, thực tiển trong việc chấp hành của hoạt động kiểm soát mua sắm tài sản tại cục Thuế tỉnh
Đồng Tháp, từ đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp giúp cải thiện và đổi mới nhằm cải thiện hơn hoạt động kiểm soát hoạt động mua sắm tài sản của đơn vị trong thời gian tới. Mặc“dù học viên đã rất nổ lực, cố gắng, do về mặt thời gian còn hạn chế, tính khó khăn và phức tạp của vấn đề nghiên cứu, học viên mong rằng luận văn
được ghi nhận như là kết quả của quá trình nghiên cứu nghiêm túc và mong nhận
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2011), Quyết định số 2162/QĐ-BTC v/v phê duyệt Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 và các đề án triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020;
2. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 35/2016/TT-BTC hướng dẫn việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung;
3. Chính phủ (1998), Nghị định số 14/1998/NĐ-CP về Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
4. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật NSNN;
5. Chính phủ (2009), Nghị định số 52/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Quản lý, sử dụng Tài sản nhà nước;
6. Chính phủ (2016), Nghị định số 04/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 52/2009/NĐ-CP, ngày 03/06/2009 của Chính Phủ quy định chi tiết và huớng dẫn thi hành một sốđiêu của luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
7. Chính phủ (2014), Nghịđịnh số 63/2014/NĐ-CP Quy định chi tết thi hành một sốđiều của Luật Đấu thầu;
8. Bộ Tài Chính (2018), Quyết định số 1836/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế;
9. TS Nguyễn Thị Thủy Chung (2016), đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ:“Mua sắm công ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp”, Viện chiến lược và chính sách tài chính;
10. Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB
công an nhân dân;
11. Phạm Trung Kiên (2014), luận văn thạc sĩ, Quản lý nhà nước về hoạt động
đấu thầu mua sắm hàng hóa trong khu vực công ở Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội;
12. TS.Nguyễn Ngọc Sơn (2006)“Cơ chế cạnh tranh và sự thông đồng trong
đấu thầu theo luật cạnh tranh”, Đại Học Luật TP Hồ Chí Minh (2006) 13. Quốc hội (2002), Luật NSNN số 01/2002/QH11;
14. Quốc hội (2008), Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số
09/2008/QH11;
15. Quốc hội (2013), Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13;
16. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/02/2016 Quy định việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung;
17. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2011 v/v phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020;
18. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg về việc Quy
định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước;
19. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg về việc Quy
định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị;
20. Cục Thuế Đồng Tháp (2016), Báo cáo quyết toán NSNN Cục Thuế tỉnh
Đồng Tháp năm 2016, Văn phòng Cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp;
21. Cục Thuế Đồng Tháp (2017), Báo cáo quyết toán NSNN Cục Thuế tỉnh
Đồng Tháp năm 2017, Văn phòng Cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp;
22. Cục Thuế Đồng Tháp (2018), Báo cáo quyết toán NSNN Cục Thuế tỉnh