thế giới và ở Việt Nam
1.6.1. Trên thế giới
Theo nghiên cứu của Hakan Yeni và cộng sự tại Đức năm 2016 trên 620 BN can thiệp động mạch vành qua đường ĐM đùi được sử dụng 1 trong 3 phương pháp đóng ĐM cho kết quả: Không có biến chứng lớn cần truyền máu hoặc phẫu thuật mạch máu được quan sát. Ngoài ra, tỷ lệ chung của các biến chứng nhỏ trên lâm
sàng và cận lâm sàng là tương tự nhau giữa ba phương tiện đóng ĐM là Angioseal, Starclose và ép bằng tay. Biến chứng tụ máu nhỏ (≤ 3cm) ở nhóm được ép bằng tay chiếm 39% tổng số biến chứng tụ máu nhỏ của cả 3 nhóm [10].
Nghiên cứu của Mohamed A. Sadaka và cộng sự năm 2019 tại Ai Cập về tỷ lệ mắc và các yếu tố tiên lượng của tắc động mạch quay sau khi đặt can thiệp động mạch vành qua đường ống thông cho kết quả: tuổi trung bình là 57,7 ± 8,8 tuổi và đường kính ĐM quay trung bình là 2,8 ± 0,5 mm. Vào ngày đầu tiên, kiểm tra Doppler cho thấy tắc ĐM quay ở 54 bệnh nhân (32,9%). Sau 6 tháng, tắc ĐM quay được phát hiện ở 49 bệnh nhân (29,9%). Giới tính nữ, tuổi, ép thủ công và đường kính ĐM quay nổi lên như những yếu tố dự báo độc lập của tắc ĐM quay [8]. Nghiên cứu của Naveen Garg và cộng sự trên 520 bệnh nhân được chụp và can thiệp ĐMV qua da năm 2019 tại Ấn Độ cho kết quả: Tuổi trung bình là 55,2 ± 9,5 tuổi và 24% bệnh nhân là nữ. Tụ máu xảy ra ở 53 bệnh nhân, chiếm 10,2% [9].
1.6.2. Tại Việt Nam
Nghiên cứu của Đinh Anh Tuấn và cộng sự tại Viện Tim mạch Việt Nam từ năm 1997 - 2014 cho kết quả 19,5% số bệnh nhân được chụp và can thiệp động mạch vành xuất hiện biến chứng tại chỗ. Trong đó, biến chứng chảy máu chiếm 1,4%; khối máu tụ nhỏ chiếm 8% [6].
Một nghiên cứu của Trần Quốc Dũng và cộng sự tại Bệnh viện Tim mạch An Giang năm 2013 cho kết quả: Có 83 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu: khối máu tụ nhỏ ở 5 bệnh nhân (6%), giả phình mạch (0%), dò động tĩnh mạch (0%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê liên quan giữa biến chứng (mạch máu) tại chỗ với thời gian thủ thuật, thời gian ép mạch bằng tay, thời gian ép mạch bằng băng cuộn [2].
Nghiên cứu của Lý Thị Đào và cộng sự trên 40 bệnh nhân được chụp và can thiệp động mạch vành qua đường động mạch quay sử dụng dụng cụ Seal One để ép động mạch năm 2011 tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E cho kết quả: Thời gian tháo băng ép là 120 phút, biến chứng tụ máu tại vị trí ép chiếm 2,5%,.. [3].
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phú tại Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2011 trên 100 BN có mở đường vào ĐM cho kết quả: vị trí ĐM quay chiếm 29%, biến chứng tụ máu chiếm 5% [4].
Nghiên cứu của Phan Thanh Toàn tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2018 cho kết quả: Tỷ lệ chảy máu ở nhóm bệnh nhân có thời gian băng ép 6 giờ là 7,5%; tụ máu là 24,2%. Đối với nhóm băng ép 24 giờ không có trường hợp chảy máu, tắc mạch chiếm 5,8%; tụ máu chiếm 30% [5].