QUÊ HƯƠNG, MIỀN THAO THỨC

Một phần của tài liệu De thi HSG (Trang 50 - 62)

chắc Nguyễn Du rất đau lòng khi không còn hy vọng về sự chứng tỏ tài năng của Kiều trước cuộc sống! Giá như Kiều biết cách ứng

QUÊ HƯƠNG, MIỀN THAO THỨC

(Đọc thơ chữ Hán của Nguyễn Du)

Vì nhiều lí do, thơ chữ Hán của Nguyễn Du chưa được sưu tập đầy đủ và giữa các tài liệu cũng chưa thống nhất về số bài. Theo nhóm biên soạn Lê Thước, Trương Chính thì thơ chữ Hán Nguyễn Du mới sưu tầm được 204 bài, còn Trịnh Nguyễn Đàm Giang đã sưu tầm 249 bài. Tuy thế, từ những tài liệu hiện hành của ba tập Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, ta cũng có cơ sở để tìm hiểu một cách sâu sắc về thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Ra đời trong bối cảnh xã hội Việt Nam vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, thơ chữ Hán Nguyễn Du đã nói lên được nỗi niềm của một nhà nho trước thời cuộc. Nhà nho ấy, với tư tưởng trung thần, giữa thời loạn lạc thay vua đổi chúa đã thể hiện thái độ độc lập nên bản thân chịu ảnh hưởng của biến động lịch sử. Trước hiện thực xã hội Việt Nam cũng như Trung Quốc, thơ chữ Hán của Nguyễn Du bao hàm nhiều vấn đề. Nhưng trong nỗi đau chung của con người, tác giả dành một góc riêng nói về bản thân mình khi chính trước thời cuộc ông đã mất đi gia đình đầy quyền uy danh giá của bậc danh gia vọng tộc ngay trên đất Hồng Lĩnh. Có phải vì thế mà ông đã viết nên trang nhật kí gửi gắm tâm tư trăn trở với cuộc đời? Có phải vì thế mà bóng dáng quê hương Hồng Lĩnh là miền thao thức của một cõi lòng?

Hình bóng quê hương Hồng Lĩnh được khắc họa rõ nét trên mỗi chặng đường thơ chữ Hán Nguyễn Du. Từ cách thể hiện cảm xúc của nhà thơ, ta cảm nhận được một cách nhìn về thời thế trong sự nuối tiếc đến khôn cùng của một tấm lòng phiền muộn, dằn vặt,ưu tư. Dù đi xa hay ở trên chính mảnh đất quê hương, dù thuở hàn vi hay lúc làm quan, trên mỗi trang viết của ông, đề tài quê hương được diễn tả bằng không gian cách trở - day dứt nỗi niềm và tính bằng thời gian suy tư - hằn trên mái đầu tóc bạc.

Không gian cách trở của chặng đường mười năm gió bụi thời loạn lạc (1786-1795), ta thấy trong sự cách xa Quỳnh Châu - Hồng Lĩnh, hình ảnh quê hương là cả sự ám ảnh tâm can nhà thơ:

Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán

(Quỳnh - Hải nguyên tiêu - Theo bản dịch cũ)

Trước vẻ đẹp thiên nhiên bất biến vĩnh hằng, giữa đêm rằm tháng giêng, lẽ ra tâm hồn nghệ sĩ bay bổng cùng trăng sao, vậy nhưng thú vui ngày xuân ấy không chiếm hữu được trái tim thi nhân khi mà cảnh người thân ly tán đang khuấy động dòng mạch ưu tư. Trong cảnh tan tác đó, ai bên nhà thơ chia sẻ cay đắng nếu như không có trăng từ xa đến thăm? Trước hiện thực phũ phàng, trong cảnh cùng đường, cảm động trước sự không thay đổi của thiên nhiên, Nguyễn Du ngộ ra sự đen bạc của tình người trong cảnh sa cơ.

Xa xôi cách trở, dù khi có công danh (làm quan ở Bắc Hà từ 1802đến 1804), nỗi niềm nhà thơ cũng lộ rõ từ ước muốn trở về nơi xóm cũ để chơi

với con vượn, con hạc. Có lẽ vì thế mà một dáng mây, một lớp sóng trong sự chiêm nghiệm biến động của thời gian, ông cũng thấm hiểu sự cô độc của mình. Giữa không gian vời vợi, tình cảm nhớ núi Hồng ngàn dặm, nhân vật trữ tình Cố rán mắt nhìn xem quê hương mình ở chỗ nào nhưng cũng chỉ nhận ra sự mờ nhạt của vài chấm nhỏ. Phải chăng đó là cách nhà thơ nói đến cái mất mát về sự lớn lao của quê hương trong tiềm thức? Một nhà nho mang tư tưởng trung quân nhưng trong thực tế làm quan, Nguyễn Du đã cảm nhận được về sự thay thời đổi thời thế nên ông đang sống trong tâm trạng : Anh hùng tâm sự hoang trì sính

Tâm sự anh hùng đã nguội lạnh, không nghĩ đến chuyện rong ruổi.

(Xuân tiêu lữ thứ - Nguyễn Văn Tú dịch)

Thế hùng tâm, chất tráng chí với hoài bão phục quốc của Nguyễn Du tan biến đâu mất mà giờ đây nguội lạnh cả nguồn cảm hứng xông pha? Sau mười năm phiêu bạt quê người (1786-1795) và bảy năm ẩn dật ở quê hương (1796-1802) những tưởng ra làm quan để giúp đời nhưng rồi mỗi bước chân Nguyễn Du đã đo được những nỗi buồn thế sự trong thất vọng nên giấc

mộng đẹp đã bị xóa nhòa, ông thay đổi quan niệm sống trong sự lự chọn cõi thực - cõi mộng Danh lợi cuối cùng rồi sẽ tiêu tan hết/ Sao bằng kịp thời theo đạo thần tiên.

Khoảng cách càng xa, nỗi niềm nhân vật trữ tình càng khắc khoải. Những tháng năm làm chánh sứ ở Trung Quốc, niềm tâm sự của Nguyễn Du qua

Bắc Hành tạp lục rất phức tạp, đa dạng. Dù thế, muôn dặm nhớ quê hương, quay đầu nhìn lại, Hồng Lĩnh vẫn đau đáu trang thơ. Những điều trông thấy

nơi đất người Mới ngày trước, đất Hà - nam, Hà - bắc còn giặc giã, lòng nhà thơ nhoi nhói:

Vu đồ thiên lý chính tư qui Ba ba bạch phát hồng trần lộ

Đường quanh nghìn dặm ngao ngán lòng nhớ quê Giữa đám bụi hồng, làn tóc trắng phau

(Tổ - sơn đạo trung - Phạm Khắc Hoan và Lê Thước dịch)

Mượn cảnh gửi tình, từ một không gian giặc giã, trong sự liên tưởng nhà thơ nghĩ đến vận mệnh quê hương, đất nước. Sự kình địch phe phái, tranh giành ngôi vị, nội chiến liên miên, con người sống trong đe dọa về mạng sống, tinh thần. Trước hiện thực xã hội như thế, dù trong không gian cách trở ở biên độ địa lí xa xôi nhất, nỗi niềm về quê hương vẫn canh cánh cõi lòng.

Xa quê trên bước đường lưu lạc hay làm quan, dòng tâm sự được gửi gắm trong thơ cũng thường dễ thấy trên diễn đàn thi ca. Nhưng trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du, không gian - nỗi niềm được thể hiện bằng một nét khác biệt, linh hoạt nhất. Đó là chỉ vừa bước ra khỏi dấu mốc đất quê, ranh giới chỉ là bước chân bên này, bên kia trong giây phút ngoảnh nhìn, vậy mà

người đất khách đã trong trạng thái nước mắt rơi: Tài qua Long - vĩ thủy

Bạch phát sa trung hiện.

Vừa sang sông Long - vĩ Đã là người đất khách.

Giữa bãi cát, càng trông rõ mái đầu tóc bạc.

(Độ Long- vĩ giang- Phạm Khắc Hoan và Lê Thước dịch)

Nếu như trong Bắc hành tạp lục, không gian địa lí - cách trở dài nhất thì trong Thanh Hiên thi tập, không gian ấy được tính bằng khoảng cách ngắn nhất. Nhớ quê đến mức vừa ra khỏi đất quê đã nước mắt rơi hay đau lòng vì một người con Hồng Lĩnh có một bề dày lịch sử gia tộc huy hoàng giờ đây đang trong cảnh ngộ ôm mối hận Bình- chương? Như thể chẳng cất nổi bước chân, tình cảm nhà thơ được thể hiện một cách tinh tế, sâu lắng để rồi ta cảm nhận được sự đồng vọng trong tâm hồn giữa nhà thơ và bạn bè thân thích. Con người Nguyễn Du thuộc về Hồng Lĩnh bằng một sự trao gửi tấm tình chứ không phải một nơi nào khác! Từ tình cảm dành cho quê hương, trên mọi điểm nhìn, Nguyễn Du gửi gắm vào trang thơ dòng tâm sự sâu thẳm của một nhà nho có tinh thần trách nhiệm với quê hương, đất nước. Như vậy, dù ở nơi đâu, vị trí nào, khoảng cách - nỗi niềm tâm sự của nhà thơ về nhân tình thế thái cũng được diễn tả một cách sâu sắc nhất.

Cũng trong đề tài quê hương, lấy quê hương để bộc lộ nỗi niềm, Lí Bạch thức dậy cả nguồn cảm hứng để làm nên Tĩnh dạ tứ nổi tiếng:

Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương.

(Tương Như dịch)

Trong buổi thịnh Đường, với khát vọng mang áng văn chương làm đẹp cho đời, Thi Tiên đi thăm thú mọi miền đất nước để làm nên những tác phẩm bất

hủ trên thi đàn nhân loại. Bởi thế, mạch nguồn sáng tác của Tĩnh dạ tứ được khơi dậy từ một đêm trăng ở đất khách trong dòng cảm xúc hồi tưởng khoáng đạt để ta cảm nhận được tình cảm quê hương luôn thường trực trong tâm hồn nhà thơ bằng tất cả sự khao khát trong tâm thức. Nhưng với Nguyễn Du, sống trong thời buổi suy mạt của chế độ phong kiến Lê - Nguyễn, từ bối cảnh lịch sử ấy ông có cách thể hiện hoàn toàn khác. Trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du, hình ảnh gia đình, quê hương đau đáu nỗi niềm trên mỗi bước đường của ông. Đứa con tinh thần ấy được thai nghén và sinh ra từ sự trăn trở, dằn vặt, khắc khoải, tù túng trước hiện thực thời đại ông đang sống nên bản thân nó không thoát ra được để rồi nỗi uất sầu đọng lại trên câu chữ. Như vậy, cùng viết về đề tài quê hương, nhưng theo từng khoảng cách không gian, bối cảnh lịch sử, cách thể hiện của thi nhân cũng có sự khác biệt.

Từ trang sách viết về quê hương cũng là cách thể hiện tinh tế nỗi niềm nhà thơ gửi gắm. Bằng sự diễn tả tâm trạng theo dòng mạch thời gian - tâm tưởng, suy tư, ta nhận ra trong sự biến đổi cơ thể in hằn dấu ấn thời gian lên mái tóc, đầu bạc, tóc bạc đã được Nguyễn Du nhắc rất nhiều lần trong thơ chữ Hán. Từ cảnh ở trọ lâu ngày nơi đất khách, nhân vật trữ tình cảm nhận về độ vận hành nhanh chóng của thời gian trong sự vô vị, ta thấy được tâm trạng bế tắc trước thời cuộc:

Trù trướng lưu quang thôi bạch phát, Nhất sinh u tử vị tăng khai.

Bùi ngùi nỗi thời giờ thấm thoát làm cho tóc chóng bạc, Suốt đời mối u sầu chưa hề gỡ ra.

(Thu chí - Phạm Khắc Hoan và Lê Thước dịch)

Mối u sầu đeo đẳng trong buổi loạn li, trên bước đường bế tắc chốn đoạn trường dâu bể, bất lực chẳng thể gỡ ra, nỗi lòng của nhà thơ uất tụ, dồn

nén để rồi vết thời gian nhuộm từng sợi tóc trong sự trơ trọi cùng cực. Tóc chóng bạc, sức trai ba mươi chẳng kháng cự nổi sự biến đổi cơ thể trong dấu hiệu suy sụp về tinh thần. Vì sao? Mối u sầu khi bản thân Suốt năm đau ốm,

còn Quê nhà trong cơn binh lửa, mình ở xa muôn dặm nước mắt tuôn rơi

cùng cảnh Em trai, em gái ở quê nhà bấy lâu bặt tin tức đã gieo vào tâm hồn nhà thơ bao nỗi ưu phiền. Nói về bản thân, về quê hương nhưng ta nhận thấy đó là cách nhà thơ bộc lộ một thái độ phản ánh hiện thực về bức tranh xã hội đương thời. Trong Mối u sầu, nhà thơ mượn tửu giải khuây nhưng càng uống càng tỉnh bởi Thế sự như mây nổi thật đáng buồn đã hằn sâu trong kí ức. Năm tháng ngầm thôi thúc đầu bạc, thời gian - thước đo lòng người. Bạc đầu lo nghĩ sự đời, buồn nỗi buồn thế sự, sống giữa đất quê, thương cảm trước số phận con người, nhân vật trữ tình khó cất được nỗi lòng:

Ngã vọng Lam Giang đầu Thốn tâm thường chủy chủy

Ta nhìn ra sông Lam Lòng thường lo ngay ngáy

(Lam Giang - Phạm Khắc Hoan và Lê Thước dịch)

Một biến động của thiên nhiên cũng tác động vào suy nghĩ của nhà thơ để rồi lo lắng về bờ sông lở hay con sóng dâng cũng thành nỗi niềm trăn trở trước sinh mạng con người của quê hương. Nếu không may sẩy chân sẽ chìm lỉm, không biết đâu là cùng, số phận con người mỏng manh đến thế. Có phải chỉ là nỗi lo lắng của nhà thơ hay tiếng kêu cứu của “dân đen” trước xã hội? Từ tấm lòng yêu thương về con người của quê hương, nhân vật trữ tình đã nói lên tiếng nói hiện thực về một xã hội đang mục ruỗng.

Những tưởng có công danh sẽ vơi nhẹ nỗi lòng, nhưng thời gian - suy tư không dấu nổi trên mái tóc:

Bồi hồi đối cảnh độc vô ngữ Bạch phát sổ hành thùy ngã khâm

Một mình bồi hồi ngắm bóng chẳng nói gì Mấy sợi tóc bạc phất phơ rủ xuống vạt áo.

(La- phù giang thủy các, độc tọa - Theo bản dịch cũ)

Lòng nhớ núi Hồng hiện hữu qua từng cử chỉ tựa lan can cùng trạng thái chẳng nói gì, ta đọc thấy nội tâm nhà thơ đang ngổn ngang nhớ - lo - nghĩ về quê hương, về thời cuộc mà bản thân mình đang trong cảnh bất lực. Nhớ quê hương, thôi thúc khát vọng trở về thật mãnh liệt:

Hồng Lĩnh hữu nhân lai tố chủ Bạch đầu vô lại bất hoàn gia.

Từ nay Hồng Lĩnh có người về làm chủ

(Còn ta) đầu bạc, không nên trò trống gì mà vẫn không về nhà.

(Tống Nguyễn Sĩ Hữu Nam qui - Nguyễn Văn Tú dịch)

Vẫn là cách dùng hình ảnh đầu bạc để diễn tả tâm trạng của mình, ta đọc được trong nỗi vui mừng khôn xiết khi bạn về quê hương là một sự ngậm ngùi trước hoàn cảnh bất lực, bế tắc của nhà thơ. Nguyễn Du cay đắng về số phận:

Sinh bình văn thái tàn lung phượng, Phù thế công danh tẩu hác xà.

Cái văn vẻ lúc bình sinh xơ xác như con phượng trong lồng Công danh trên cõi đời tuột mất như rắn chạy vào hang.

(Tống Nguyễn Sĩ Hữu Nam qui - Nguyễn Văn Tú dịch)

Một thời thế mà tài năng đang bị trói buộc, đi vào ngõ cụt, vậy nhưng Nguyễn Du không đầu hàng hoàn cảnh. Một mình khêu ngọn đèn trong đêm bắt đầu dài/ Vắt tóc vẫn lo cho cái chí nguyện trong những ngày chót. Như vậy, khoảng cách địa lý trở thành khoảng cách - thước đo nỗi niềm, độ dài năm tháng trở thành thời gian ưu phiền - tâm tưởng bám theo một quãng đời

đã phủ trùm lên mái tóc (mà đáng ra cái độ tuổi chưa đến mức phải bạc đầu). Qua cách thể hiện không gian, thời gian tâm trạng, Nguyễn Du - một tấm lòng, một nhân cách, một trí tuệ lấp lánh trên trang sách chữ Hán nói riêng và sự nghiệp văn chương của ông nói chung. Dù nhà thơ luôn sống trong tâm trạng day dứt, ưu tư, uất sầu đến cao độ về thời cuộc nhưng không bị hoàn cảnh chi phối. Điều ta nhận thấy trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du là bản lĩnh sống của một bậc nho gia trường trụ giữa thời gian. Cùng chung số phận nhà nho bất lực dưới chế độ phong kiến, nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng bộc lộ một nỗi niềm trăn trở Bảng lảng lòng quê không chợp được/ Mơ màng cuộc thế cũng cầm bằng (Đêm đông cảm hoài). Lo nghĩ về bản thân, quê hương đất nước đến mức Tóc bạc bao giờ không biết (Tự thuật). Những nhà nho bất lực, bế tắc trước thời cuộc, nhưng họ có khuất phục hoàn cảnh hay không? Nguyễn Khuyến từng nói: Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già (Ngày xuân răn con cháu); Nguyễn Du cũng bộc bạch trong Lưu biệt Nguyễn Đại Lang (Vũ Tam Tập dịch): Loạn thế nam nhi tu đối kiếm (Trai thời loạn nhìn thanh gươm mà thẹn). Cùng nói đến chữ thẹn, một cách nói khiêm nhường trong thời loạn của bậc nho gia hay biểu hiện thái độ phản ứng trước xã hội? Dù không cùng thời gian nhưng cả hai nhà thơ có những chỗ tương đồng trong cảnh ngộ. Vượt lên hoàn cảnh sống, họ đã để lại là cả một giá trị tinh thần trên trang sách, đem lại niềm tự hào cho quê hương, đất nước. Với Nguyễn Du, dù trong cảnh đói rét, phải lăn lộn trong đám bùn dơ nhưng văn tự của ông vẫn nảy nở. Nhà thơ mượn chuyện con bướm để thể hiện một thái độ - quan niệm sống của mình về giá trị đích thực của văn chương:

Vấn đạo dã ưng cam nhất tử Dâm thư do thắng vị hoa mang.

Được nghe đạo lý rồi chết cũng cam, Ham mê sách còn hơn mải miết vì hoa.

( Điệp tử thư trung - Phạm Khắc Hoan và Lê Thước dịch)

Trong thơ chữ Hán, rất nhiều bài thơ Nguyễn Du đề cập đến thơ phú, sách vở: Bất dung trần cấu tạp thanh hư/Không cho bụi bặm lẫn vào trang sách (Ngọa bệnh), Tứ bích đồ thư bất yếm đa/ Sách vở đầy bốn vách, bao nhiêu cũng vừa (Tạp ngâm I), Chẩm bạn thúc thư phù bệnh cốt / Cạnh gối có chồng sách đỡ tấm thân bệnh tật (Tạp ngâm II)...Rõ ràng, trước thăng trầm cuộc sống, văn chương, sách vở đã thuộc về đời sống tinh thần của Nguyễn Du, và chính ông đã biết trân trọng, phát huy giá trị tinh thần ấy. Dẫu biết rằng sáng tác của bản thân có thể chưa có giá trị trong thời hiện tại

Một phần của tài liệu De thi HSG (Trang 50 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w