Dạy viết sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực

Một phần của tài liệu Giao an tong hop (Trang 26 - 29)

3.1. Yêu cầu cần đạt

- Thuộc các chữ cái và viết đúng chữ cái;

- Viết câu văn đúng chính tả, biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ, mong muốn… của bản thân;

- Viết được đoạn văn (ngắn/dài) nêu đúng đặc điểm của đối tượng;

- Thuật lại được những sự việc xảy ra xung quanh và nêu suy nghĩ, nhận xét của bản thân…;

- Kể lại được những sự việc đã trải qua hoặc những việc để lại ấn tượng khó quên;

- Viết đoạn văn giải thích về một sự việc, hiện tượng…, giúp người khác hiểu; - Viết được đoạn văn, bài văn miêu tả hoặc kể chuyện về những điều chỉ có trong tưởng tượng, sử dụng những từ ngữ tạo hứng thú hoặc ngạc nhiên cho người đọc;

- Viết tin nhắn, thư từ, đơn từ đơn giản… trong những tình huống thiết thực của đời sống.

Các năng lực được hình thành và phát triển:

Năng lực tạo lập văn bản; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực giao tiếp; năng lực thẩm mĩ (cảm xúc, thẩm mĩ).

Dạy viết sáng tạo (Tập làm văn)

Bất kì điều gì chúng ta viết ra không phải là sao chép từ người khác đều được gọi là viết sáng tạo.

Viết sáng tạo đòi hỏi HS phải có ý tưởng, phác thảo ra ý tưởng và thể hiện ý tưởng trong bài viết. Viết sáng tạo là viết về những điều mới mẻ. Việc luyện viết sáng tạo khuyến khích HS có kiến thức/có ý thức về sự suy nghĩ/khả năng suy nghĩ trong suốt thời gian luyện viết, cho đến khi đưa ra được bài viết tinh tế nhất.

Viết sáng tạo giúp HS có được những trải nghiệm thực sự sâu xa trong thế giới của sự sáng tạo. Qua việc rèn kĩ năng tạo lập văn bản và viết sáng tạo, HS sẽ được phát huy khả năng sáng tạo tiềm tàng trong mỗi em.

Sự sáng tạo trong tạo lập văn bản được thể hiện ở 2 phương diện: nội dung và hình thức thể hiện. Về mặt nội dung, tùy theo mỗi kiểu loại văn bản mà xác định sự sáng tạo của người viết đến đâu, thể hiện qua những yếu tố nào. Về hình thức thể hiện, sự sáng tạo của người viết được bộc lộ qua thể loại văn bản, cách lựa chọn từ ngữ, cách đặt câu, lựa chọn kiểu câu, cách sử dụng dấu câu,...

- Một số biện pháp, kĩ thuật dạy viết sáng tạo:

+ Tạo được khoảng cách giữa mẫu với yêu cầu đối với học sinh, tức là bài viết của HS không lệ thuộc vào mẫu.

+ Chọn thời điểm thích hợp để đưa mẫu để tránh tâm lí dựa dẫm vào ý tưởng, cách viết của người khác. Không nên cho HS đọc câu mẫu, đoạn văn mẫu, bài văn mẫu trước khi các em chưa tự thân vận động thực hiện yêu cầu của bài học. Tức là khi đọc yêu cầu bài viết, HS phải động não, phát huy hết những trải nghiệm của bản thân, có cơ hội bộc lộ suy nghĩ độc lập, sáng tạo của bản thân để thực hiện yêu cầu đề bài.

+ Tăng cường sử dụng/ khai thác ưu thế của đồ dùng trực quan (tranh ảnh, đồ dùng, vật thật/ mô hình, Video,... khuyến khích HS sử dụng cả 5 giác quan khi cảm nhận và mô tả sự vật, hiện tượng.

+ Có biện pháp hướng dẫn HS xây dựng đoạn văn.

Một số biện pháp hỗ trợ:

+ Khuyến khích HS nói, viết theo chủ đề bằng cách hiểu, cách cảm, cách suy nghĩ, cách diễn đạt của chính bản thân HS.

+ Tạo cơ hội cho HS được nói viết về những vấn đề mình quan tâm, yêu thích, những vấn đề mới mẻ,...

+ Khuyến khích HS viết tự do, ghi lại những việc đã trải qua, phát biểu nhận xét, nêu quan điểm, cảm nhận của bản thân, làm thơ, viết nhật kí, sáng tác truyện,...

Dạy HS kĩ năng viết loại bài kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc, đã chứng kiến hoặc tham gia:

1. Cả lớp cùng chọn 1 câu chuyện thú vị, có ý nghĩa HS đã biết/ hoặc GV đọc/ kể cho HS nghe:

2. GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm ghi lại tất cả thông tin / chi tiết các em nhớ được về câu chuyện vào các mảnh giấy nhỏ, mỗi mảnh giấy ghi một thông tin.

3. GV hỏi để HS chia câu chuyện thành các đoạn logic: câu chuyện có thể chia thành mấy đoạn? Đoạn một nói về điều gì? Đoạn hai nói về điều gì? Đoạn ba nói về điều gì?

4. GV yêu cầu các nhóm: vẽ sơ đồ các đoạn của câu chuyện và đặt tên cho từng đoạn. GV theo dõi, hỗ trợ HS.

5. GV yêu cầu các nhóm HS lựa chọn, sắp xếp thông tin chi tiết vào các đoạn của câu chuyện cho phù hợp.

6. GV nhận xét sơ đồ các đoạn câu chuyện của các nhóm; xem xét việc lựa chọn và sắp xếp các chi tiết (về hành động, lời nói, suy nghĩ, cảm xúc, dáng vẻ của nhân vật chính và các nhân vật khác) phù hợp với từng đoạn của câu chuyện, bổ sung thông tin còn thiếu cho từng đoạn)

7. Chọn 1 sơ đồ để chỉnh sửa thành sơ đồ biểu diễn kết cấu của 1 câu chuyện. 8. HS làm việc theo nhóm: bốc thăm để viết một đoạn của câu chuyện, dựa theo

sơ đồ đã vẽ. GV hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn (gợi ý, nói một phần của câu hay cả câu khi các em khó khăn trong diễn đạt). Trong khi HS viết các đoạn, GV theo dõi các nhóm, phát hiện những điểm cần phân tích/chữa và dự kiến cách chữa các đoạn văn.

9. Các nhóm đọc đoạn truyện của mình. GV hướng dẫn HS sửa lỗi về thông tin, cấu trúc câu, sử dụng từ ngữ.

10.GV hướng dẫn HS viết phần mở bài và kết bài để tạo thành bài Tập làm văn Kể chuyện

11. Các nhóm viết phần mở bài và kết bài. 12.GV giới thiệu sơ đồ bài văn kể chuyện.

Dạy HS loại bài Kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo

1. HS làm việc theo nhóm:

- Xác định yêu cầu đề bài để chọn chủ đề truyện:

+ Truyện kể về ai? Nhân vật chính là người hay con vật. + Câu chuyện xảy ra ở đâu và khi nào?

+ Cái gì xảy ra trong câu chuyện?

2. HS làm việc cá nhân viết các đoạn câu chuyện của mình theo sơ đồ biểu diễn kết cấu bài văn kể chuyện.

3. HS viết tiếp mở bài và kết bài để tạo thành bài văn kể chuyện.

4. Đọc bài cho các bạn trong nhóm nghe và góp ý, bình chọn người viết hay nhất.

5. Đọc bài trước lớp.

6. GV hướng dẫn HS bí quyết để viết được câu chuyện hay/ hoặc tiêu chí đánh giá 1 câu chuyện hay:

(1) Truyện cần phù hợp với đối tượng người đọc, người nghe. Đối tượng người đọc, người nghe hiểu và thích.

(2) Truyện phải có hành động, ưu tiên những truyện có nhân vật, có lời thoại và có hành động hay, các tình tiết của câu chuyện hấp dẫn, tự nhiên. (3) Truyện rất cần có yếu tố bất ngờ; có tính hấp dẫn, tính logic của những

tình tiết khiến người đọc, người nghe thích thú và muốn nghe hoặc xem hết xem câu chuyện sẽ kết thúc thế nào.

(4) Nhân vật có cá tính hấp dẫn, phù hợp với kiến thức của HS. Mâu thuẫn của truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm.

(5) Các chi tiết trong truyện thực tế và hấp dẫn. Người đọc, người nghe cảm nhận được bằng các giác quan : nhìn, nghe, ngửi, …khi đọc hoặc nghe kể chuyện.

(6) Nên đưa ra những câu chuyện có kết thúc vui, tạo cảm giác thoải mái, phấn chấn cho người đọc, người nghe; Có thể kết thúc buồn nhưng vẫn rất thích vì nó không phải là buồn tẻ.

Một phần của tài liệu Giao an tong hop (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w