III. Một số phương pháp dạy học mới phát huy tính tích cực của học sinh tiểu học trong môn Tiếng Việt
1. Thế nào là vấn đề học tập hay?
4.2. PHÂN TÍCH GIỜ HỌC TIẾNG VIỆT THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC
CỰC
Các tiêu chí phân tích giờ học TV theo hướng dạy học tích cực Thành tố Các tiêu chí Mức độ (từ thấp đến cao) 0 1 2 3 HS (1).Tất cả HS thực hiện các tương tác học tập trong tất cả tiết học (2).Thực hiện các nhiệm vụ học tập phù hợp với năng lực khác nhau
(3).Tham gia các loại HĐ như nghe, nói- trả lời câu hỏi, đọc, viết, thực hành,… (4).Tham gia học tập trong các hình thức khác nhau: cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm 4, cả lớp.
(5).Có vai trò khác nhau: học với GV, học với bạn, nói với bạn, nghe bạn nói, chia sẻ, hỗ trợ, tự ĐG, ĐG bạn,…
(6). Học sâu (tập trung, thoải mái, tự tin, vui vẻ, không bị áp đặt) (7). Có thể vận dụng và thực hành những kiến thức và kĩ năng đã học (8). Đạt mục tiêu bài học Tổng
GV (1).Sử dụng PP, kĩ thuật, phương tiện dạy học phù hợp với bài học và hoàn cảnh thực tế của lớp
(2).Xây dựng môi trường học tập thân thiện và khuyến khích HS
(3).Có kĩ năng hỗ trợ để giúp HS tự phát huy khả năng học tập; hỗ trợ kịp thời khi HS có nhu cầu.
(4).Giọng nói, tác phong, cách diễn đạt rõ ràng trong sáng, giản dị.
(5). Cách xử lí thích hợp đối với các đối với các tình huống nảy sinh
Tổng
Thiết kế HĐ học tập
(1).Đảm bảo các kiến thức và kĩ năng chính của bài học
(2). Đảm bảo các kiến thức phù hợp với sự phát triển của HS
(2). Gắn bài học với cuộc sống và kinh nghiệm thực tế của HS,
(3). Đa dạng và hấp dẫn HS
(4). Tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm tương tác, trao đổi rút kinh nghiệm và áp dụng
(5). Phát triển tư duy, kích thích tư duy sáng tạo
Tổng
Một số kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Tiếng Việt nhằm phát triển năng lực học sinh tiểu học
Kĩ thuật dạy học cá nhân/ dạy học phân hóa
PPDHTC tạo điều kiện tối đa cho dạy học phân hóa, cá thể hóa. Nói cách khác, PPDHTC phát huy tính độc lập, tích cực của HS bằng cách ưu tiên HĐ học cá nhân và HĐ học tương tác theo nhóm. HĐ học cá nhân nhấn mạnh sự tương tác
giữa HS – Tài liệu học tập; giữa HS – HS. Đây thực sự là thách thức với GV lớp 1 vì thói quen dạy học đồng loạt đã ăn sâu trong tiềm thức của mỗi GV, mặt khác, do quan niệm HS lớp 1 quá nhỏ chưa có khả năng tự học cá nhân.
Hình thành và phát triển Năng lực tự học của HS là mục tiêu quan trọng số 1 của PPDHTC. Năng lực tự học giúp các em có phương pháp tự học, tự nghiên cứu trong xã hội học tập suốt đời.
Dạy học qua trải nghiệm chính là con đường hình thành năng lực tự học của học sinh, kích thích HS tìm tòi, khám phá kiến thức, làm chủ học tập và tin tưởng vào chính mình. Vì vậy, khi thiết kế kế hoạch bài học, trong các HĐ học tập, GV cần thiết kế theo hướng cho HS tự học, tự trải nghiệm bằng việc hướng dẫn HS tự thực hiện các thao tác, các kĩ
thuật để khám phá, chiếm lĩnh kiến thức bài học dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên. Trong mỗi hoạt động học tập, GV cần tập cho HS hình thành những kĩ năng làm việc độc lập như sau:
Tự xác định yêu cầu để hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện.
Tập trung sâu, độc lập suy nghĩ để phát hiện vấn đề và đặt ra những câu hỏi để học.
Tự đọc SGK, tài liệu, làm việc với các đồ dùng học tập; với các phiếu giao việc của GV để học.
Tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn, vướng mắc (từ SGK, sách tham khảo, công cụ hay sự trợ giúp từ các bạn, GV,…)
Chú ý về thời gian khi thực hiện nhiệm vụ.
Xem lại bài làm của mình để sửa chữa và hoàn thiện Cố gắng để tìm thêm những cách giải quyết khác. Tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của bản thân.
Điều quyết định sự thành công của những biện pháp kích thích tự học, từng bước hình thành năng lực tự học cho HS là khả năng GV lôi cuốn HS vào các hoạt động học tập, đẩy mạnh thực hành, trải nghiệm, khám phá,... HS học bằng cách làm chứ không phải bằng cách nghe GV giảng bài. Khi các em có những HĐ mang ý nghĩa tìm tòi, dù đạt kết quả nhỏ nhất, GV cần động viên và khích lệ kịp thời, thúc đẩy sự tự tin, chủ động, năng động, tích cực,... của từng HS, giảm bớt sự phụ thuộc vào giáo viên.
- Dạy học phân hóa tính tới sự phân hóa về nhịp độ học tập giữa các đối tượng học sinh khác nhau;
- Quan sát học sinh học tập để tìm ra phong cách và sở thích học tập của từng em.
Trên cơ sở đó, GV thiết kế các bài tập, nhiệm vụ phù hợp với từng học sinh/ nhóm HS trong lớp.
Kĩ thuật dạy học tương tác theo nhóm
Dạy học hợp tác theo nhóm có được xem xét trên 2 góc độ: là một phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả; là một kĩ thuật dạy học tương tác.
Dạy học theo nhóm là phương pháp dạy học trong đó GV sắp xếp HS thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên. Theo đó, HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm. Những người tham gia trong nhóm phải có mối quan hệ tương hỗ, giúp đỡ và phối hợp lẫn nhau. Nói cách khác là: tồn tại tương tác “mặt đối mặt” trong nhóm HS.
Vai trò của dạy học tương tác theo nhóm
Dạy học theo nhóm phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Khi học theo nhóm, vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của HS được phát huy tốt hơn, có cơ hội cho HS tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn.
Đặc biệt, khi HS học theo nhóm thì kết quả học thường cao hơn, hiệu quả làm việc tốt hơn, khả năng ghi nhớ lâu hơn, thời gian dành cho việc học, trình độ lập luận cao và tư duy phê phán được phát triển. Việc học theo nhóm còn cho phép HS thể hiện vai trò tích cực đối với việc học của mình nhờ cách đặt câu hỏi, cách biểu đạt, đánh giá công việc của bạn, thể hiện sự khuyến khích và giúp đỡ, tranh luận và giải thích,… Qua đó, những kĩ năng nhận thức được hình thành như: biết đưa ra ý tưởng của mình, có thể giải thích, học hỏi lẫn nhau thông qua ngôn ngữ và sự tác động qua lại, phát triển sự tự tin của HS. Nói cách khác, HS thực sự trở thành chủ thể hoạt động học tập của bản thân.
Việc học theo nhóm còn giúp HS hình thành các kĩ năng xã hội và các phẩm chất nhân cách cần thiết, như: kĩ năng tổ chức, quản lí, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, có trách nhiệm cao, tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết. Quá trình này còn giúp các em có những xúc cảm về trách nhiệm với nhóm và khuyến khích ý thức tự giác, kỉ luật,… Đó cũng chính là phương tiện rèn luyện và duy trì các mối quan hệ liên nhân cách.
Cách học này thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn. Dạy học theo nhóm tạo cơ hội cho mỗi cá nhân người học được khẳng định mình và được phát triển. Nhóm làm việc sẽ khuyến khích HS giao tiếp với nhau, giúp những HS còn nhút nhát, thiếu tự tin có nhiều cơ hội hòa nhập với tập thể lớp học.
Thêm vào đó, học theo nhóm còn tạo ra môi trường hoạt động trong không khí thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trên cơ sở mỗi HS đều cố gắng hết sức và có trách nhiệm cao. Học theo nhóm tạo điều kiện cho HS có cơ hội được tham gia tích cực vào các hoạt động. Mọi ý kiến của các em đều được tôn trọng và có giá trị như nhau, được xem xét, cân nhắc cẩn thận, từ đó khắc phục tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng,… giữa những người tham gia hoạt động, đặc biệt giữa GV và HS.
Vai trò của giáo viên:
Xác định đúng nội dung thích hợp của bài học cho HĐ hợp tác theo nhóm (các vấn đề, câu hỏi, bài tập,… đòi hỏi tư duy và sự đóng góp của nhiều người) như: đòi hỏi thảo luận, giải thích, chia sẻ, tập hợp ý tưởng…; Tìm hiểu 1 vấn đề hay tình huống nào đó và quyết định xem có thể làm gì; Thực hành, cùng làm ra 1 sản phẩm nào đó,…
Cân nhắc việc chia nhóm, thay đổi nhóm, tạo nhóm mới để đảm bảo 2 yếu tố: an toàn và thách thức trong HĐ nhóm. Tùy từng nội dung HĐ, năng lực của trẻ để quyết định thành phần, quy mô, thời gian HĐ nhóm.
Quản lí các HĐ nhóm (quan sát xem HS có thực sự tham gia hay không, những khó khăn của nhóm trong quá trình thực hiện, hỗ trợ khi cần thiết, động viên, khuyến khích và khen ngợi kịp thời)
Để hình thành và phát triển năng lực học tương tác theo nhóm, GV cần luyện cho HS những kĩ năng sau:
Trách nhiệm của cá nhân :
Nhận sự phân công nhiệm vụ của nhóm trưởng
Xác định yêu cầu để hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện. Đề xuất ý kiến riêng của cá nhân (nếu có)
Tập trung sâu, độc lập suy nghĩ để thực hiện nhiệm vụ được giao Đề nghị bạn trong nhóm hỗ trợ khi gặp khó khăn, vướng mắc Trao đổi, chia sẻ thông tin với các bạn trong nhóm
Báo cáo/ trình bày công việc đã làm làm trước nhóm Trách nhiệm chung với nhóm :
Tích cực tham gia thảo luận trong nhóm
Giúp bạn, hỗ trợ khi bạn gặp khó khăn, vướng mắc Động viên, nhắc nhở khi bạn chưa tích cực tham gia Lắng nghe ý kiến trao đổi, chia sẻ của bạn
Thừa nhận sự đóng góp của bạn Góp ý cho công việc/bài làm của bạn Tiếp nhận các ý kiến khác
Tham gia nhận xét kết quả thảo luận của nhóm
Luân phiên trách nhiệm làm nhóm trưởng/thư kí/báo cáo viên của nhóm
Kĩ thuật khăn trải bàn:
Kĩ thuật “Khăn trải bàn” là một kĩ thuật dạy học thể hiện quan điểm học hợp tác, trong đó có kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.