Định hướng đổi mới PPDH theo hướng hình thành và phát triển năng lực

Một phần của tài liệu Giao an tong hop (Trang 53 - 54)

III. Một số phương pháp dạy học mới phát huy tính tích cực của học sinh tiểu học trong môn Tiếng Việt

1. Định hướng đổi mới PPDH theo hướng hình thành và phát triển năng lực

lực

Dạy học nhằm hình thành năng lực là dạy học hướng đến mục tiêu phát triển những năng lực chung và những năng lực chuyên biệt để HS trở thành con người có tiềm lực phát triển, thích nghi với hoàn cảnh sống, học tập, làm việc luôn biến đổi trong cả cuộc đời.

a) Sự khác biệt giữa dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực với dạy học hiện hành ở Việt Nam (Dạy học theo hướng truyền đạt kiến thức, kỹ năng)

Chương trình hiện hành

- Mới chú trọng việc truyền đạt kiến thức, chưa đáp ứng tốt yêu cầu về hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người, chưa coi trọng hướng nghiệp.

- Quan điểm tích hợp và phân hoá chưa được quán triệt đầy đủ; các môn học được thiết kế chủ yếu theo kiến thức các lĩnh vực khoa học, chưa thật sự coi trọng yêu cầu về sư phạm; một số nội dung của một số môn học chưa đảm bảo tính hiện đại, cơ bản, còn nhiều kiến thức hàn lâm, nặng với học sinh.

- Nhìn chung, CT còn nghiêng về trang bị kiến thức lý thuyết, chưa thật sự thiết thực, chưa coi trọng kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng kiến thức; chưa đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống.

- Hình thức tổ chức giáo dục chủ yếu là dạy học trên lớp, chưa coi trọng việc tổ chức các hoạt động xã hội, hoạt động trải nghiệm. Phương pháp giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục nhìn chung còn lạc hậu, chưa chú trọng dạy cách học và phát huy tính chủ động, khả năng sáng tạo của học sinh.

Một phần của tài liệu Giao an tong hop (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w