Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây

Một phần của tài liệu Sinh hoc 6 (Trang 27 - 31)

muối khoáng của cây

a) Các loại đất trồng khác nhau Ví dụ

- Đất đá ong vùng đồi trọc (Hòa Bình, Nghệ An,…) do địa hình dốc, khả năng giữ nước kém, đất dễ bị xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu tới sự hút nước và muối khoáng của cây, làm cho năng suất cây trồng thấp.

- Đất đỏ bazan vùng Tây Nguyên thích hợp trồng cây công nghiệp. - Đất phù sa (đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long,…) được hình thành do sự bồi tụ phù sa của các con sông, tạo nên những đồng bằng

rộng lớn, mầu mỡ, thuận lợi cho sự hút nước và muối khoáng của cây. Các cây hoa mầu, lương thực trồng trên đất phù sa thường cho năng suất cao.

b) Thời tiết, khí hậu

- Trong mùa đông băng giá ở những vùng lạnh, sự hút nước và muối khoáng của cây bị ngừng trệ.

- Trời nắng, nhiệt độ cao, cây thoát nước nhiều, nhu cầu nước của cây tăng.

- Khi mưa nhiều đất ngập nước lâu ngày, rễ bị chết, cây mất khả năng hút nước và muối khoáng.

Trao đổi, thảo luận:

- Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây? Cho ví dụ.

Ghi nhớ:

Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan chủ yếu nhờ lông hút.

Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây.

Các yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu, các loại đất khác nhau,… có ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây.

Cần cung cấp đủ nước và muối khoáng thì cây trồng mới sinh trưởng và phát triển tốt.

39

Câu hỏi?

1 - Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng?

2 - Chỉ trên tranh vẽ con đường hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan từ đất vào cây.

3 - Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều?

Em có biết?

- Vì sao cây mọc cố định ở một chỗ lại tìm hút được nước và muối khoáng hòa tan ở trong đất? Cây mọc cố định ở một chỗ nên hệ rễ phát triển nhiều, đào sâu, lan rộng mới hút đủ nước và muối khoáng cần thiết để sống. Khi đầu rễ mọc dài ra, những lông hút mới xuất

hiện, những lông hút cũ rụng đi nên rễ mọc đến đâu, lông hút cũng mọc đến đó để hút nước và muối khoáng hòa tan.

- Một khóm lúa có tới 60000 – 70000 rễ, số lượng lông hút có thể lên đến hàng tỉ, nếu nối lông hút của rễ cây lại với nhau thì chiều dài có thể lên đến 20 km.

Trò chơi giải ô chữ Ô chữ gồm 28 chữ cái.

Cho biết: Tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất của ông cha ta gồm 4 câu, có 4 chữ cái mở đầu là: N, N, T, T.

40

Bài 12 - BIẾN DẠNG CỦA RỄ

Trong thực tế, rễ không chỉ có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan mà ở một số cây, rễ còn những chức năng khác nữa nên hình dạng, cấu tạo của rễ thay đổi, làm rễ biến dạng. Có những loại rễ biến dạng nào? Chúng có chức năng gì?

Một số loại rễ biến dạng

Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị vật mẫu (hoặc tranh ảnh): - Các loại củ như: củ sắn, củ cải, củ cà rốt,…

- Những cây có rễ mọc ra từ phần thân hoặc cành trên mặt đất: cây trầu không, vạn niên thanh, hồ tiêu,…

- Cây tầm gửi, dây tơ hồng,…

- Tranh ảnh rễ thở của: cây bụt mọc, bần, mắm. - Từng nhóm quan sát các vật mẫu của mình.

- Căn cứ vào những đặc điểm giống nhau, hãy phân chia chúng thành các nhóm riêng.

- Cho biết chức năng của từng nhóm rễ biến dạng đó. - Hoàn thiện bảng sau:

Cột 1: Số Thứ tự; Cột 2: Tên rễ biến dạng; Cột 3: Đặc điểm của rễ biến dạng; Cột 4: Chức năng đối với cây

1

- Tên rễ biến dạng Rễ củ;

- Tên cây: Cây cải củ, cây cà rốt;

- Đặc điểm của rễ biến dạng rễ phình to;

2

- Tên rễ biến dạng Rễ móc; - Tên cây: …;

- Đặc điểm của rễ biến dạng: Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám;

- Chức năng đối với cây: … 3

- Tên rễ biến dạng Rễ thở;

- Tên cây: …; Đặc điểm của rễ biến dạng;

- Sống trong điều kiện không khí. Rễ mọc ngược lên trên mặt đất; - Chức năng đối với cây: …

4

- Tên rễ biến dạng Giác mút: Tên rễ biến dạng; - Tên cây: ..;

- Đặc điểm của rễ biến dạng: Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác;

- Chức năng đối với cây: … 41

Quan sát H.12.1. Đọc những câu dưới đây, hãy điền tiếp: - Cây sắn có rễ…….

- Cây bụt mọc có rễ……. - Cây trầu không có rễ……. - Cây tầm gửi có rễ…….

(H.12.1. Một số loại cây có rễ biến dạng

1. Cây sắn; 2. Cây trầu không; 3. Cây tầm gửi; 4. Cây bụt mọc) 42

Ghi nhớ:

Một số loại rễ biến dạng để thực hiện các chức năng khác của cây như: rễ củ chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả; rễ móc bám vào trụ, giúp cây leo lên; rễ thô giúp cây hô hấp trong không khí; giác mút lấy thức ăn từ cây chủ.

Câu hỏi?

2* - Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa? Bài tập

Quan sát trong thiên nhiên, tìm một số loại rễ biến dạng, ghi vào vở theo mẫu sau:

Cột 1: STT; Cột 2: Tên cây; Cột 3: Loại rễ biến dạng; Cột 4: Chức năng đối với cây; Cột 5: Công dụng đối với con người

Ví dụ: 1. Tên cây: Củ đậu; Loại rễ biến dạng: Rễ củ; Chức năng đối với cây: Chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả; Công dụng đối với con người: Thức ăn

43

Chương III -THÂN

Bài 13 - CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN

Thân là một cơ quan sinh dưỡng của cây, có chức năng vận chuyển các chất trong cây và nâng đỡ tán lá.

Vậy thân gồm những bộ phận nào? Có thể chia thân thành mấy loại?

Một phần của tài liệu Sinh hoc 6 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w