Giải thích những hiện tượng thực tế

Một phần của tài liệu Sinh hoc 6 (Trang 34 - 37)

- Khi trồng đậu, bông, cà phê, trước khi cây ra hoa, tạo quả, người ta thường ngắt ngọn.

- Trồng cây lấy gỗ (bạch đàn, lim), lấy sợi (gai, đay), người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu mà không bấm ngọn.

Hãy giải thích vì sao người ta lại làm như thế?

Ghi nhớ:

Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

Để tăng năng suất cây trồng, tùy từng loại cây mà bấm ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp.

Câu hỏi?

2 - Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ.

Bài tập

Hãy chọn ý đúng nhất của câu sau: Thân dài ra do:

- Sự lớn lên và phân chia tế bào. - Chồi ngọn.

- Mô phân sinh ngọn.

- Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn. 48

Em có biết?

- Tre có thân rễ ngầm, thân trên mặt đất là thân cứng, rỗng ở các gióng, đặc ở các mấu. Cây tre có thể cao tới 10 mét, một số loài sống lâu tới 100 năm. Cây tre là nhà vô địch trong cuộc thi mọc nhanh, có loài chỉ qua một đêm măng tre đã cao lên đến 1 mét.

- Cây tre nếu bị gãy ngọn vẫn dài ra được vì ngoài mô phân sinh ngọn thì tại gốc của mỗi gióng còn có mô phân sinh gióng, giúp cây cao thêm bằng cách tăng độ dài của mỗi gióng.

Trò chơi giải ô chữ

Hãy đoán tên một loại cây gồm bảy chữ cái Cho biết

- Là loại thân leo, leo bằng thân quấn.

- Thân, lá màu xanh, mềm, nhớt. Ngắt ngọn khi thu hoạch. - Thường dùng nấu canh cua.

(Hình 14.2 trang 48) 49

Bài 15 - CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON

Thân non của tất cả các loại cây là phần ở ngọn thân và ngọn cành. Thân non thường có màu xanh lục.

- Cấu tạo trong của thân non như thế nào?

- Cấu tạo trong của thân non có những đặc điểm gì giống và khác cấu tạo của rễ?

- Quan sát H.15.1 để thấy được cấu tạo chung và cấu tạo chi tiết của thân non.

(Hình 15.1. Cấu tạo trong của thân non

A. Sơ đồ chung; B. Cấu tạo chi tiết một phần của thân (xem dưới kính hiển vi).

I. Vỏ; II. Trụ giữa.

1. Biểu bì; 2. Thịt vỏ; 3. Mạch rây; 4. Mạch gỗ; 5. Ruột.) - Điền vào bảng dưới đây:

CẤU TẠO TRONG VÀ CHỨC NĂNG CÁC BỘ PHẬN CỦA THÂN NON

Cột 1: Cấu tạo các bộ phận của thân non; Cột 2: Cấu tạo từng bộ phận; Cột 3: Chức năng chính của từng bộ phận.

Vỏ bao gồm biểu bì và thịt vỏ; Biểu bì cấu tạo từng bộ phận gồm một tế bào trong suốt, xếp sát nhau, Thịt vỏ cấu tạo từng bộ phận gồm nhiều lớp tế bào lớn hơn; Một số tế bào chứa chất diệp lục; Chức năng của từng bộ phận:…

Trụ bao gồm Một vòng bó mạch và ruột; Một vòng bó mạch cấu tạo từng bộ phận gồm Mạch rây và mạch gỗ; Mạch rây cấu tạo gồm

những tế bào có vách mỏng, mạch gỗ cấu tạo gồm tế bào có vách hóa gỗ dày, không có chất tế bào, Ruột gồm những tế bào có vách mỏng.

Thảo luận:

- So sánh cấu tạo trong của rễ (miền hút) và thân non, chúng có điểm gì giống nhau?

- Sự khác nhau về bó mạch của rễ và thân?

Ghi nhớ:

Cấu tạo trong của thân non gồm hai phần chính: vỏ và trụ giữa. Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ.

Trụ giữa gồm các bó mạch xếp thành vòng (mỗi bó mạch có mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong) và ruột.

Câu hỏi?

1 - Chỉ trên hình vẽ (H.15.1) các phần của thân non. Nêu chức năng của mỗi phần.

Em có biết?

- Khi cây trưởng thành, cấu tạo trong của thân thay đổi.

- Các bó mạch trong thân một số cây như ngô, mía, tre,… không xếp thành một vòng mà xếp lộn xộn.

51

Bài 16 - THÂN TO RA DO ĐÂU?

Trong quá trình sống, cây không những cao lên mà còn to ra. - Vậy thân to ra nhờ bộ phận nào?

- Thân cây gỗ trưởng thành có cấu tạo như thế nào?

Một phần của tài liệu Sinh hoc 6 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w