Các kiểu xếp lá trên thân và cành

Một phần của tài liệu Sinh hoc 6 (Trang 45 - 49)

(Hình 19.5. Các kiểu xếp lá trên thân và cành:

Mọc cách (lá cây dâu); Mọc đối (lá cây dừa cạn); Mọc vòng (lá cây dây huỳnh))

Quan sát H.19.5 và 3 vật mẫu thật về các kiểu xếp lá trên thân và cành.

- Hãy điền vào bảng dưới đây những thông tin mà em biết:

Cột 1: Số thứ tự; Cột 2: Tên cây; Cột 3: Kiểu xếp lá trên cây: Có mấy lá mọc từ một mấu thân, Kiểu xếp lá

- Lần lượt cầm 3 cành đã quan sát lên, nhìn từ trên ngọn cành xuống, từ các phía khác nhau vào cành, có nhận xét gì về cách bố trí của các lá ở mấu thân trên so với các lá ở mấu thân dưới?

64

- Trả lời câu hỏi:

+ Có mấy kiểu xếp lá trên thân, cành? Là những kiểu nào?

+ Cách bố trí của lá ở các mấu thân có lợi gì cho việc nhận ánh sáng của các lá trên cây?

Ghi nhớ:

Lá gồm có phiến và cuống, trên phiến có nhiều gân. Phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp hứng được nhiều ánh sáng. Có ba kiểu gân lá: hình mạng, song song và hình cung. Có hai nhóm lá chính: lá đơn và lá kép.

Lá xếp trên cây theo ba kiểu: mọc cách, mọc đối, mọc vòng. Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.

Câu hỏi?

1 - Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng?

2 - Hãy cho ví dụ về ba kiểu xếp lá trên cây.

3* - Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng?

Bài tập

Lấy tất cả các lá đã mang đến lớp về nhà ép vào giữa những tờ báo cho đến khi lá héo tái đi. Dùng băng dính đính lá vào một tờ bìa rồi tiếp tục phơi cho khô để làm tập bách thảo. Nhớ ghi chú vào mỗi lá: tên lá, kiểu gân, thuộc loại lá đơn hay kép, kiểu xếp lá trên thân, cành.

Em có biết?

- Cây nong tằm (ở miền Nam nước ta đã nhập để làm cảnh) có lá rất lớn hình tròn, mép lá cong lên, nổi trên mặt nước, một em bé khoảng 2 - 3 tuổi có thể đứng lên trên mà không bị chìm.

- Cây bòng bong mọc dại ở các bụi rậm, lá rất dài mà người ta thường gọi là dây, có thể dài tới hàng chục mét. Bòng bong là cây không có hoa.

65

Bài 20 - CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ

Vì sao lá có thể tự chế tạo chất dinh dưỡng cho cây? Ta chỉ có thể giải đáp được điều này khi đã hiểu rõ cấu tạo bên trong của phiến lá.

(Hình 20.1. Sơ đồ cắt ngang phiến lá)

H.20.1 cho ta biết cấu tạo phiến lá gồm ba phần: biểu bì mọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.

1 - Biểu bì

Quan sát H.20.2 ta có thể thấy rõ biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp rất sát nhau, có vách phía ngoài dày. Trên biểu bì có những lỗ khí, thường tập trung nhiều ở mặt

dưới lá, mặt trên hầu như không có hoặc rất ít. Lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ở bên trong phiến lá.

H.20.3 cho thấy hoạt động của lỗ khí giúp lá trao đổi khí với môi trường và thoát hơi nước ra ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Hình 20.2. Lớp tế bào biểu bì đã được bóc ra và nhuộm màu) (Hình 20.3. Trạng thái của lỗ khí)

Trả lời các câu hỏi:

- Những đặc điểm nào của lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong? - Hoạt động nào của lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước? 66

2 - Thịt lá

Quan sát H.20.4 ta thấy: thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp (chứa chất diệp lục) ở bên trong. Lục lạp chính là bộ phận thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Lục lạp chỉ được tạo thành nhờ có ánh sáng, do vậy, nếu trồng cây ở chỗ thiếu ánh sáng, lá sẽ vàng dần, ít lâu sau cây có thể chết. Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.

Các tế bào thịt lá có thể chia thành nhiều lớp khác nhau về cấu tạo và chức năng.

So sánh lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt trên và lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt dưới, hãy trả lời những câu hỏi sau:

- Chúng giống nhau ở đặc điểm nào? Đặc điểm này phù hợp với chức năng nào?

- Hãy tìm những điểm khác nhau giữa chúng.

- Lớp tế bào thịt lá nào có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chế tạo chất hữu cơ? Lớp tế bào thịt lá nào có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chứa và trao đổi khí?

(Hình 20.4. Sơ đồ cấu tạo một phần phiến lá nhìn dưới kính hiển vi có độ phóng đại lớn)

3 - Gân lá

Xem lại H.20.4 ta biết được gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân.

Hãy cho biết gân lá có chức năng gì? 67

Ghi nhớ:

Phiến lá cấu tạo bởi:

Lớp tế bào biểu bì trong suốt, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ lá. Trên biểu bì (chủ yếu ở mặt dưới lá) có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước.

Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm một số có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để tạo chất hữu cơ cho cây.

Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm mạch gỗ và mạch rây, có chức năng vận chuyển các chất.

Câu hỏi?

1 - Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗi phần là gì?

2 - Cấu tạo của phần thịt lá có những đặc điểm gì giúp nó thực hiện được chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây?

3 - Lỗ khí có những chức năng gì? Những đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó?

4* - Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới? 5 - Hãy tìm ví dụ về vài loại lá có hai mặt lá màu không khác nhau, cách mọc của những lá đó có gì khác với cách mọc của đa số các loại lá?

Em có biết?

- Trên 1 cm2 diện tích mặt lá có khoảng 30.000 lỗ khí.

- Có những lá lỗ khí nằm ở cả hai mặt lá như lúa, ngô,… Còn những lá nổi trên mặt nước, lỗ khí chỉ có ở mặt trên như lá trang, súng,… - Các tế bào thịt lá có rất nhiều lục lạp chứa chất diệp lục làm cho lá có màu xanh, ví dụ ở lá thầu dầu cứ mỗi mm2 lá thì phần tế bào thịt lá

ở phía trên có khoảng 400.000 lục lạp, phần tế bào thịt lá ở phía dưới có khoảng 100.000 lục lạp.

68

Bài 21 - QUANG HỢP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ta đã biết, khác hẳn với động vật, cây xanh có khả năng chế tạo chất hữu cơ để tự nuôi sống mình, là do lá có nhiều lục lạp. Vậy lá cây chế tạo được chất gì và trong điều kiện nào? Để trả lời câu hỏi đó ta hãy tìm hiểu qua các thí nghiệm.

Điều cần biết trước khi tìm hiểu thí nghiệm: Nếu dùng dung dịch iốt nhỏ vào chỗ có tinh bột (ví dụ như củ khoai tây, củ khoai lang, cơm hoặc ruột bánh mì,…) thì chỗ đó bao giờ cũng có màu xanh tím đặc trưng. Vì vậy dung dịch iốt được dùng làm thuốc thử tinh bột.

Một phần của tài liệu Sinh hoc 6 (Trang 45 - 49)