I.YÊU CẦU GIÁO DỤC:
1.Nhận thức:
-Phân tích nội dung của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, biết liên hệ với thực tế để hiểu rõ hơn nhiệm vụ của thiếu nhi.
-Nâng cao hiểu biết về cuộc đời trong sáng của Bác, về công lao to lớn của Bác đối với dân tộc
2.Kỹ năng:
-Có thói quen thực hiện 5 điều Bác dạy trong cuộc sống hàng ngày, ở gia đình, nhà trường và ở cộng đồng xã hội.
-Biết kể chuyện diễn cảm ,lôi cuốn được người nghe
3.Thái độ:
-Biết phê phán những thái độ, hành vi trái với lời dạy của Bác; ủng hộ và tán thành đối với những hành vi thực hiện tốt 5 điều Bác dạy
-Xúc động trước sự cống hiến và những tình cảm to lớn của Bác đối với nhân dân
II.NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1/Nội dung:
-Xuất xứ của 5 điều Bác dạy
-Những nội dung cơ bản trong 5 điều Bác dạy
-Những ví dụ thực tế về việc thực hiện 5 điều Bác dạy
-Tình cảm của Bác đối với nhân dân nhất là đối với thiếu nhi -Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác
-Những đức tính quí báu của Bác mà thiếu nhi học tập được 2/Hình thức hoạt động:
-Thi kể chuyện theo tổ
-Xen kẽ là những bài hát về Bác -Hái hoa dân chủ, trả lời câu hỏi
III.CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1/Về phương tiện hoạt động:
GVCN-Giúp cán bộ lớp xây dựng một số câu hỏi về 5 điều Bác dạy
-Phân công học sinh chuẩn bị : Ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn, cây hoa, làm những bông hoa để ghi câu hỏi lên đó
-Yêu cầu học sinh chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ như : hát, đọc thơ, kể chuyện.
a)Giúp học sinh hoặc gợi ý các em chuẩn bị một số câu chuyện, bài hát, bài thơ về Bác Hồ kính yêu
-Có thể sưu tầm một số câu chuyện về Bác Hồ trong cuốn sách "Kể chuyện Bác Hồ" tập II,nhà xuất bản giáo dục 2003 do các tác giả Trần ngọc Linh - Lương văn Phú - Nguyễn hữu Đảng sưu tầm và tuyển chọn
-Gợi ý một vài bài hát về Bác Hồ để trình bày xen kẽ với hoạt động kể chuyện như: +Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng (Nhạc và lời: Phong Nhã)
+Bác Hồ - Người cho em tất ca (Nhạc : Hoàng Long, Hoàng Lân ; Lời thơ: Phong Thu)
+Từ Radơlíp đến pắcbó (Nhạc và lời: Phan Long) +Tấm ảnh Bác Hồ (Nhạc và lời : Mộng Lân)
-Gợi ý để học sinh sưu tầm các bài thơ về Bác hoặc tự các em sáng tác b)Giao cho học sinh chuẩn bị trang trí lớp
2/Về tổ chức: a)GVCN:
-Yêu cầu mỗi học sinh tuỳ theo khả năng của mình chuẩn bị một câu chuyện, một bài hát hoặc một bài thơ ca ngợi Bác Hồ kính yêu
-Giao cho cán bộ lớp tập hợp và lựa chọn một số câu chuyện cho cuộc thi, sắp xếp thành chương trình thi kể chuyện
b)Học sinh:
-Cán bộ lớp có kế hoạch tổ chức cho các tổ và cá nhân chuẩn bị câu chuyện và tập luyện kể chuyện
-Phân công các tổ chuẩn bị trang trí lớp, mỗi tổ một công việc như: tổ sắp xếp lại bàn ghế theo yêu cầu của hoạt động, tổ trang trí và kẻ tiêu đề sinh hoạt trên bảng đen, tổ mang khăn bàn, lọ hoa, tổ mang hoa và các dụng cụ khác...
-Chuẩn bị phần thưởng -Thành lập Ban giám khảo -Cử người dẫn chuyện
-Học sinh học thuộc 5 điầu Bác dạy và tự liên hệ bản thân trong việc thực hiện 5 điều dạy của Bác để có thể sẵn sàng tham gia trả lời câu hỏi trong buổi hái hoa dân chủ +Xây dựng chương trình hoạt động
+Cử người điều khiển chương trình
+Thành lập ban giám khảo gồm: đại diện cán bộ lớp, đại diện ban chỉ huy chi đội và một đại diện học sinh tiêu biểu của lớp. Ban giám khảo xây dựng tiêu chuẩn chấm thi
+Phân công cán sự văn nghệ điều khiển chương trình vui văn nghệ của lớp
IV.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
LPVT
LT
LT
Cả lớp
Ban Giám khảo Học sinh cả lớp LPVT
Các học sinh
1: Khởi động
-Hát tập thể
Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ
-Người điều khiển chương trình tuyên bố lí do ngắn gọn, giới thiệu đại biểu tham dự, giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu ban giám khảo.
2/ Hái hoa dân chủ
-Người điều khiển phổ biến cách thức tiến hành hái hoa như sau: mỗi bạn sẽ hái một bông hoa tuỳ chọn, đọc to cho cả lớp biết câu hỏi trong bông hoa đó và trả lời. Nếu không trả lời được thì sẽ mời người khác giúp. Điểm số sẽ được tính cho người này
-Trước hết người điều khiển mời một đại diện Ban chỉ huy Đội lên hái hoa đầu tiên
-Sau đó lần lượt từng tổ học sinh cử đại diện lên hái hoa -Ban giám khảo cho điểm từng người một
-Cuộc vui tiếp tục diễn ra trong thời gian đã được ấn định -Kết thúc hái hoa, Ban giám khảo công bố điểm số cho từng tổ và cá nhân. Phần thưởng sẽ được trao cho tổ hoặc cá nhân có số điểm cao nhất
4/ Vui văn nghệ
-Cán sự văn nghệ điều khiển chương trình văn nghệ đã được sắp xếp
-Giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ
-Các học sinh lần lượt lên trình bày khi được giới thiệu
V.KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- Người điều khiển nhận xét về kết quả hoạt động đã đạt được