Kế hoạch sau khi đi vào hoạt động

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH QUÁN THE ROOM COFFEE (Trang 37 - 43)

Bảng 10: Kế hoạch khấu hao và phân bổ Bảng 11: Hoạch toán lãi lỗ

Bảng 12: Thời gian hoàn vốn không chiết khấu

Bảng 10: Kế hoạch khấu hao và phân bổ S

T T

Hạng mục Nguyên giá Thời gian khấu hao Khấu hao tháng Khấu hao năm 1 Ly thủy tinh 3.000.000 1 250.000 3.000.000 2 Đồng phục NV 2.000.000 0.5 333.000 4.000.000 3 Trang trí 6.000.000 1 500.000 6.000.000 4 Đồ pha chế 7.000.000 1 583.000 7.000.000

5 Chăn, drap, gối, nệm 6.000.000 1 1.000.000 12.000.000

6 Chi phí ẩn 7.000.000 1 583.000 7.000.000

Tổng cộng 33.000.000 3.249.000 33.000.000 Tổng chi phí khấu hao và phân bổ năm đầu tiên là 33.000.000 VNĐ

Bảng 11: Hoạch toán lãi lỗ S

T T

Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3

1 Tổng doanh thu 3.240.000.000 3.350.000.000 3.500.000.000 2 Chi phí hoạt động 2.200.200.000 2.100.000.000 2.000.000.000 3 Thuế TNDN 25% 251.700.000 245.000.000 230.000.000

4 Tổng lợi nhuận sau thuế 755.100.000 845.000.000 950.000.000 5 Thu nhập ròng 788,100.000 878.000.000 983.000.000

Bảng 12: Thời gian hoàn vốn không chiết khấu Năm Vốn đầu tư ban đầu Thu nhập ròng 1

năm

Lũy kế Vốn đầu tư còn lại

1 859.480.000 788.100.000 788.100.000 71.380.000

2 878.000.000 1.666.100.000 (806.620.000)

3 983.000.000 2.649.100.000 (1.789.620.000)

Tổng 2.649.100.000 5.103.300.000

CHƯƠNG 9: QUẢN TRỊ RỦI RO 9.1. Khái niệm quản trị rui ro:

- Quản trị rui ro là quá trình nhận dạng, phân tích, đo lường, đánh giá rủi ro, để từ đó tìm các biện pháp kiểm soát, khắc phục các hậu quả của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực.

- Rủi ro có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm sự không chắc chắn trong thị trường tài chính, các mối đe dọa từ thất bại của dự án (ở bất kỳ giai đoạn nào trong thiết kế, phát triển, sản xuất, hoặc vòng đời duy trì), trách nhiệm pháp lý, rủi ro tín dụng, tai nạn, nguyên nhân tự nhiên và thiên tai, tấn công từ đối thủ, các sự kiện có nguyên nhân gốc rễ không chắc chắn hoặc không thể đoán trước.

9.1.1. Vai trò cua quản trị rui ro trong tổ chức

- Giúp tổ chức hoạt động ổn định

- Giúp tổ chức thực hiện mục tiêu sứ mạng, chiến lược kinh doanh - Giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn

- Giúp tăng vị thế, uy tín của doanh nghiệp và nhà quản trị - Giúp tăng độ an toàn trong các hoạt động của tổ chức

- Giúp doanh nghiệp thực hiện thành công hoạt động kinh doanh mạo hiểm

9.1.2. Quá trình quản trị rui ro

- Nhận dạng rủi ro: Xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của doanh nghiệp để sắp xếp, phân nhóm.

- Phân tích và đo lường rủi ro: Phân tích các rủi ro, đánh giá mức độ thiệt hại do rủi ro xảy ra cũng như xác suất xảy ra rủi ro nhằm tìm cách đối phó hay tìm các giải pháp phòng ngừa, loại bỏ, hạn chế, giảm nhẹ thiệt hại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm soát rủi ro: là những hoạt động có liên quan đến việc né tránh, ngăn chặn giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất.

- Tài trợ rủi ro: là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù tổn thất xảy ra hoặc lập các quĩ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt tổn thất.

9.1.3. Những rui ro thường gặp khi kinh doanh quán cà phê và cách giải quyết 9.1.3.1. Rui ro về con người:

- Quản lý kém, chế độ đãi ngộ nhân viên chưa tốt: năng suất và chất lượng giảm, lãng phí thời gian, công sức, nhân viên dễ mất lòng tin.

- Thuê nhầm người: phong cách phục vụ tệ khiến khách hàng có ấn tượng xấu, đánh giá không tốt về quán.

Cách giải quyết:

- Đối với nhóm chủ sở hữu: cần có sự phân chia, cam kết rõ ràng giữa các thành viên trong nhóm để đảm bảo dự án hoàn thành đúng kế hoạch đề ra, đem lại lợi ích tốt nhất cho quán; người quản lý phải hiểu, biết cách quản lý nhân viên, tạo môi trường làm việc hiệu quả, đánh giá đúng năng lực nhân viên, đãi ngộ tốt đủ cho cuộc sống sinh hoạt.

- Đối với nhân viên của tiệm: ký kết hợp đồng lao động, có kế hoạch tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo cụ thể, minh bạch; thiết lập nội quy, quy trình làm việc rõ ràng; đánh giá, khen thưởng phù hợp với năng lực nhân viên.

9.1.3.2. Rui ro về tài chính giá cả:

- Không phân bố được nguồn tài chính: mất cơ hội phát triển, lợi nhuận thấp/âm, rơi

vào tình huống bị động.

- Không kiểm soát được dòng tiền lãi, lỗ: phát sinh chi phí tiềm ẩn, không quan tâm dòng tiền mà chỉ quan tâm đến lãi.

- Giá cả không hợp lý với đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng: giá quá cao, không đồng đều, tương xứng với chất lượng đồ uống. - Giá thị trường biến động: chi phí cho lương nhân viên, tiền nguyên liệu, tiền điện nước,...

Cách giải quyết

- Lập kế hoạch hợp lý; học hỏi kinh nghiệm; ghi chép rõ ràng - Kiểm soát chặt chẽ vấn đề tiền bạc, đặt biệt ở trong thời gian đầu

- Định giá hợp lý, phù hợp với đối tượng khách hàng quán hướng đến(học sinh, sinh viên), có biện pháp xử lý các tình huống xấu về giá thị trường.

9.1.3.3. Rui ro về chiến lược:

- Không khẳng định được thương hiệu, nét nổi bật đặc trưng của quán(thoải mái như đang ở nhà,….): dễ bị đối thủ chèn ép, không gây sức hút dù đã có yếu tố thu hút, đánh mất khách hàng nếu không giống như quảng cáo.

- Bỏ qua kế hoạch chiến lược marketing: hình ảnh nhạt nhòa trong tâm trí khách hàng, không biết tên tuổi, chất lượng ra sao,

- Có khả năng khách hàng không thích, không hứng thú với mô hình, định hướng hoạt động của quán

- Đối thủ cạnh tranh đang có hoặc có kế hoạch xây dựng mô hình, phong cách giống với quán.

Cách giải quyết:

- Tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, xây dựng thương hiệu trong tâm trí khách hàng, khiến khách hàng có ấn tượng tốt về mình, loại bỏ nguy cơ từ đối thủ cạnh tranh. - Xác định rõ mục tiêu kinh doanh, định hướng phát triển để xây dựng chiến lược marketing phù hợp.

- Làm khách hàng nổi lên hứng thú, tò mò về quán bằng các hình thức như rút thăm trúng thưởng, khuyến mãi, tuyên truyền qua mạng xã hội,..

9.1.3.4. Rui ro khác

- Mặt bằng của tiệm: Nằm ở vị trí khuất, ít dân cư sinh sống, giao thông không thuận lợi, không có khu vực đỗ xe

- Đồ uống chưa ngon, dịch vụ chưa thật sự mang tới trải nghiệm tốt cho khách hàng. - Thiết kế quán không hợp thị hiếu với đối tượng khách hàng, không tận dụng được diện tích, sắp xếp bàn ghế, vật dụng chưa hợp lý.

- Trang thiết bị không đủ đáp ứng, điều kiện sơ sài, dễ hư hỏng. - ………

Cách giải quyết:

- Lựa chọn mặt bằng ở vị trí thuận lợi như mặt đường, đông dân cư, gần với nơi đông học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, cần có bãi đỗ xe. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quan tâm nhiều hơn đến chất lượng đồ uống, sáng tạo những thức uống độc đáo, mới lạ hơn.

- Cải thiện dịch vụ, mang đến cho khách hàng lợi ích tốt nhất, lắng nghe ý kiến đóng góp của khách hàng để giúp quán phát triển hơn.

- Trang thiết bị, máy móc, đồ dùng phải đảm bảo an toàn, đầy đủ, an toàn vệ sinh; thiết kế phải gọn gàng, phù hợp với mô hình đã đặt ra.

PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo:

ThS Đinh Tiên Minh, Giáo trình Marketing căn bản, 2014, NXB Lao Động, Hà Nội Richard L.Daft, Kỷ nguyên mới của Quản trị, 2016,NXB Hồng Đức, Hà Nội

TS Trần Đăng Khoa-TS Hoàng Lâm Tịnh, Quản trị chiến lược, 2017, NXB Kinh tế TPHCM

Phụ lục

Diện tích: 150 �2 gồm 1 tầng trệt và 2 tầng lầu Số phòng kén: 20

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH QUÁN THE ROOM COFFEE (Trang 37 - 43)