- Quảng cáo và thương hiệu:
5. CÁC QUYẾT ĐỊNH MARKETING TRỰC TIẾP 1 Xác định mục tiêu:
5.1 Xác định mục tiêu:
Thông thường mục tiêu của một chương trình marketing trực tiếp là các hành vi hưởng ứng nhanh chóng hay ngay lập tức của đối tượng. Ví dụ một câu lạc bộ thông báo về việc tặng thể hội viên ưu đãi cho khách hàng mới và yêu cầu các đối tượng nhanh chóng gửi phiếu đăng ký lịch trong thời gian sớm nhất có cơ hội tham gia.
Tuy nhiên, không phải mục tiêu của mọi chương trình marketing trực tiếp đều là một hành vi cụ thể của đối tượng, mục tiêu marketing có thể là xây dựng một hình ảnh tốt đẹp về công ty, duy trì sự thỏa mãn của khách hàng, duy trì mối quan hệ với khách hàng như: chương trình kiểm tra, bảo trì định kỳ xe máy của hàng Honda chẳng hạn.
5.2 Xây dựng cơ sỡ dữ liệu marketing:
Phân khúc thị trường và chọn đối tượng mục tiêu là hai yếu tố quan trọng của bất kỳ chương trình chiêu thị nào. Để phân khúc và chọn mục tiêu, các nhà tiếp thị trực tiếp sử dụng cơ sở dữ liệu, đó là một danh sách các khách hàng hay khách hàng tiềm năng.
5.3 Kế hoạch marketing trực tiếp và phương tiện:
Giống như các chương trình chiêu thị khác, kế hoạch marketing trực tiếp bao gồm các quyết định về thông điệp truyền đạt, ngân sách thực hiện, phương tiện sử dụng… Khác biệt cơ bản giữa marketing trực tiếp và các chương trình chiêu thị khác là việc sử dụng các phương tiện truyền thông. Marketing trực tiếp thường sử dụng các phương tiện như: thư trực tiếp, điện thoại, quảng cáo phát sóng đáp ứng nhanh va phương tiện in. Mỗi phương tiện có đặc điểm, chức năng khác nhau, và thường được sử dụng theo hai kế hoạch:
Kế hoạch một bước: phương tiện được dùng để nhận trực tiếp các yêu cầu. Ví dụ như các trang web giới thiệu sản phẩm trên Word Wide Web, nhận các yêu cầu cung cấp thông tin hay nhận yêu cầu đặt hàng bằng E-mail.
Kế hoạch hai bước: dùng nhiều phương tiện. Phương tiện thứ nhất đưa thông tin đến đối tượng, hay sàng lọc đối tượng. Phương tiện thứ nhì nhằm tạo ra mộ hưởng ứng từ đối tượng. Ví dụ như các công ty bảo kiểm nhân thọ dùng các phương tiện điện thoại, fax, e-mail để đưa thông tin đến đối tượng, sau đó dùng bán hàng trực tiếp đến gặp các đối tượng có quan tâm để tiến hành bán hàng.
Các phương tiện thực hiện
Thư trực tiếp
Thư trực tiếp có thể áp dụng cho kế hoạch marketing trực tiếp nhiều loại sản phẩm khác nhau của các công ty nhỏ đến các công ty rất lớn. Vấn đề quan trọng nhất quyết định sự thành công của thư trực tiếp là danh sách gửi thư. Danh sách càng được cập nhập, càng chọn lọc thì cáng tí lãng phí chi phí. Các công ty có thể phân khúc hay chọn lọc đối tượng thông qua các thông tin về nhân khẩu học, lối sống để gia tăng hiệu quả. Thông thường các công ty sử dụng danh sách các khách hàng cũ đã từng mua hàng qua thư, hay mua danh sách từ các công ty hay tổ chức khác.
Catalog
Catalog là những quyển sách in chi tiết các thông tin về sản phẩm, giá cả, mã số hàng hóa, cách thức đặt hàng. Catalog có thể do một công ty bán lẻ (như hệ thống siêu thị) lớn in, hay do những công ty chuyên về xuất bản các loại catalog thực hiện. Các catalog có thể được phát hay không, tặng, bán với giá ưu đãi cho các đối tượng nhất định. Các công ty có thể sử dụng catalog phối hợp với các hoạt động chiêu thị và kênh phân phối khác, hoặc chỉ sử dụng catalog như là hoạt động chiêu thị và kênh phân phối chủ yếu.
Phương tiện phát sóng
Có hai phương tiện phát sóng là truyền hình và truyền thanh, nhưng trong marketing trực tiếp thì truyền hình có hiệu quả cao và được sử dụng chủ yếu. Truyền hình sử dụng trong marketing trực tiếp để tạo ra các quảng cáo đáp ứng nhau.
Điện thoại
Cùng với sự bùng nổ của điện thoại, nhất là điện thoại di động, các nhà marketing nhận thấy đây là một loại phương tiện mới có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Phương tiện điện tử
Ngày nay phương tiện điện tử phát triển nhanh nhất về số lượng và tính năng, đó là máy vi tính và mạng máy tính. Máy tình và mạng máy tình giúp khách hàng tự chọn lọc loại thông tin cần thiết về các sản phẩm quan tâm một cách chủ động và nhanh chóng, hầu như không bị lệ thuộc vào công ty cung cấp thông tin. Mua sắm qua mạng máy tính và mua sắm qua truyền hình cáp được gọi là mua sắm trực tuyến.
Tuy nhiên, tiếp thị trực tiếp bằng phương tiện điện tử là máy tính và mạng máy tình còn nhiều vấn đề:
Số họ có máy tính và số người sử dụng mát tính và mạng máu tính chưa nhiều (nhất là thị trường nông thôn)
Nhiều người không an tâm khi sắm trên mạng vì họ không được trực tiếp nhìn, cầm nắm, và thử sản phẩm.
Mua sắm thực tế còn là một thú tiêu khiển hay thư giãn đối với nhiều người.
Nhiều người còn quen với việc thu thập thông tin qua các phương tiện truyền thống như báo, tạp chí, ti vi …
Cơ sở hạ tầng thông tin (mạng máy tính) còn yếu và thiếu, chi phí sử dụng còn cao. Mức độ sử dụng phương tiện điện tử có sự khác nhau tùy theo loại sản phẩm. Tuy nhiên nó có thể được sử dụng tốt nhất trong một số lĩnh vực sản phẩm có mức độ chuẩn hóa cao như hàng công nghiệp, sách báo, dịch vụ, quà tặng, đồ chơi, xe hơi, chứng khoán,…